Trường hợp người lao động có quyền đình công? 2023

Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

Trường hợp nào người lao động có quyền đình công?

Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:

1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải,

2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động. 

Bình luận về Trường hợp người lao động có quyền đình công 

Nhằm cụ thể hóa quyền của các bên trong quan hệ lao động, Bộ luật bổ sung quy định về các trường hợp người lao động có quyền đình công nhằm bảo đảm tính minh bạch, cũng như thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật lao động khi phát sinh tranh chấp lao động trong thực tiễn. 

Thứ nhất: Bộ luật xác định tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành các thủ tục để đình công. Trong bối cảnh một doanh nghiệp có thể có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và các tổ chức này phải kết hợp với nhau để có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, thì quy định này cần được hiểu là các tổ chức đã thực hiện việc kết hợp trên đều có quyền tiến hành các thủ tục để đình công khi phát sinh tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. 

Thứ hai: Bộ luật cũng quy định rõ hai trường hợp phát sinh quyền đình công của tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Cụ thể: (i) Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; (ii) Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động. Và quy định này đang không bao gồm trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 196 và khoản 4 Điều 197 BLLĐ. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com