Từ đồng nghĩa với đen là từ gì? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Từ đồng nghĩa với đen là từ gì? 2023

Từ đồng nghĩa với đen là từ gì? 2023

Từ đồng nghĩa với đen là những từ như đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen thủi, đen nghịt, đen ngòm, đen nhẻm, đen giòn, đen lánh, đen láng,…

Câu hỏi:

Từ đồng nghĩa với đen là từ gì?

Gợi ý trả lời

– Từ đồng nghĩa với đen là những từ như đen sì, đen kịt, đen sịt, đen thui, đen thủi, đen nghịt, đen ngòm, đen nhẻm, đen giòn, đen lánh, đen láng,…

– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau,  những từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ và sở biểu như bù và nhìn trong bù nhìn thì không có hiện tượng đồng nghĩa.

– Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở biểu và thuộc loại trợ nghĩa như lẽo trong lạnh lẽo hay đai trong đất đai thì cũng không có hiện tượng đồng nghĩa.

– Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở chỉ (thường là các hư từ) như sẽ, tuy, với… thường đóng vai trò công cụ diễn đạt quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu trong ngữ pháp, từ vựng học không chú ý đến các loại từ này.

– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có thể chia từ đồng nghĩa thành 2 loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

Bố = cha = tía = thầy: Đây là cách xưng hô người sinh ra mình, tùy theo từng vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau

Mẹ = má = u = bầm: giống như ba, mẹ là cách xưng hô chỉ người mẹ, người đã sinh ra mình

Hổ = cọp = hùm: đều chỉ con hổ

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái ): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này, ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

Đối với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, tuy các từ có nghĩa tương đương nhau nhưng lại mang sắc thái biểu thị khác nhau. Khi viết tập làm văn, học sinh hãy thật lưu ý khi lựa chọn từ nào cho phù hợp với văn cảnh, đối tượng 

Ví dụ: 

Chết, hy sinh, toi mạng, mất, ra đi, bị đâm đến chết, ngủm, tiêu, toi đời, lên đường, đi đứt, vào hòm, rũ xương, đi đời, đền tội, tan xương nát thịt, vong, đứt bóng, xuống mồ…. Từ nói về một người, mộ động vật mất khả năng sinh sống, không còn biểu hiện của sự sống nữa.

Ăn, xơi, chén, hốc, thưởng thức, dùng bữa, nốc, dộng, tớp, xực….Chỉ hành động ăn

– Từ đồng nghĩa có tác dụng chủ yếu của từ ghép chính là đóng vai trò xác định những từ ngữ cần sử dụng trong lời nói, trong mỗi câu văn, giúp hoàn chỉnh hơn nữa về mặt ngữ nghĩa.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com