Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông và đến tay người tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào? Quý vị hãy cùng Luật LVN Group chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, được tính trên giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ quá trình sản xuất, lưu thông và đến tay người tiêu dùng.
Phần giá trị tăng thêm được hiểu là phần chênh lệch về giá bán ra và giá mua vào trong kỳ tính thuế, theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm cơ bản của thuế giá trị gia tăng
1/ Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng có phạm vi rộng từ hàng hóa, sản phẩm cũng như dịch vụ khi sản xuất, kinh doanh và được tiêu thụ thường sẽ bị đánh thuế giá trị gia tăng.
2/ Bản chất là thuế gián thu nên việc chịu thuế thể hiện thông qua việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Người mua không trả thuế trực tiếp như thuế thu nhập cá nhân mà bằng thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho người bán và người bán có trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
3/ Thuế giá trị gia tăng đánh sẽ đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa ở các khâu khác nhau.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp một số thông tin cơ bản về thuế giá trị gia tăng trước khi đi vào vấn đề chính vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Có thể thấy thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng mang lại vai trò, lợi ích to lớn cho sự phát triển của kinh tế- xã hội và là nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu hiện nay.
Một là: Thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước;
Hai là: Thuế giá trị gia tăng giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý các loại thuế trực thu, bởi vì không mất nhiều thời gian đánh giá, phân tích tính hợp lý của thuế;
Ba là: Với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị đánh thuế giá trị gia tăng tương đối cao, góp phần bảo hộ và thúc đẩy việc sản xuất trong nước cũng như kinh doanh hàng nội địa;
Bốn là: Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên việc người tiêu dùng không trực tiếp nộp thuế mà thông qua phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ sẽ tránh được thất thu tiền thuế nhưng vẫn đảm bảo được sự tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính;
Năm là: Trong kế toán việc xuất hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng làm nâng cao công tác hạch toán, rõ ràng trong mua bán giữa các bên;
Sáu là: Việc đánh thuế giá trị gia tăng có tác dụng lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức khi mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng;
Bảy là: Những mặt hàng đánh thuế giá trị giá tăng với mức thuế suất thấp tạo đòn bẩy để nhà sản xuất tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa. Qua đó kích cầu mua sắm, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đây là vai trò cơ bản của thuế giá trị gia tăng, chúng tôi chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích và giải đáp phần nào thắc mắc của Quý vị về vai trò thuế giá trị gia tăng như thế nào?
Nếu có bất kỳ băn khoăn, vướng mắc trong lĩnh vực thuế cũng như các lĩnh vực pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ Email sau: lienhe@luatlvn.vn
>>>>> Tham khảo thêm: Thuế trước bạ là gì?