Vật đồng bộ là gì? Quy định pháp luật về vật động bộ? 2023

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút theo Điều 114 Bộ luật dân sự năm 2015.

Vật động bộ là gì?

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định pháp luật về vật đồng bộ?

Điều 114 Bộ luật dân sự 2015 quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự có đối tượng là vật. Trong một quan hệ hợp đồng chuyển giao tài sản, gia công đặt hàng, thuê tài sản, mua bán tài sản… thì việc chuyển giao đúng đối tượng là nghĩa vụ của bên chuyển giao, nếu vi phạm đối tượng của hợp đồng, thì bên có quyền có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chuyển giao đúng đối tượng của hợp đồng.

Điều 114 BLDS quy định về vật đồng bộ, là vật bao gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp nhau, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị hạn chế.

Quan hệ tài sản trong xã hội ngày một đa dạng, phong phú. Các sản phẩm xã hội ngày càng được tạo ra nhiều hơn, đáp ứng các nhu cầu sống, lao động, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ của các chủ thể. Các quan hệ về tài sản theo đó cũng phát triển theo.

Pháp luật quy định về vật đồng bộ nhằm điều chỉnh các quan hệ giao dịch có đối tượng là vật, để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể tham gia giao dịch. Đồng thời là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đối tượng của quan hệ là vật đồng bộ.

Vật đồng bộ, theo quy định tại Điều 104 BLDS là vật gồm các phần hoặc các | bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể của vật.

Vật đồng bộ được xác định theo các tiêu chí về cơ cấu cơ học là các phần hoặc các bộ phận ăn khớp với nhau, liên hệ với nhau để hợp thành một vật có giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của chủ thể trong sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của con người như các phương tiện giao thông, các phương tiện nghe, nhìn, các sản phẩm khác thiết yếu khác.

Vật đồng bộ được hiểu là một dây chuyền trong sản xuất công nghiệp. Việc áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ ngày càng được quan tâm trong xã hội. Một dây chuyền sản xuất là vật đồng bộ, gồm nhiều bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành một hệ thống chỉnh thể sản xuất theo dây chuyền để tạo ra sản phẩm.

Các doanh nghiệp, công ty trong sản xuất mua bán, thuê một dây chuyền sản xuất, thì bên bán, bên cho thuê có nghĩa vụ chuyển giao một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh cho bên mua, bên thuê. Vật đồng bộ trong trường hợp này là cả một hệ thống các vật là bộ phân ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể là dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp, công ty.

Vật đồng bộ là vật riêng lẻ, độc lập như ôtô, xe máy, ti vi, máy lạnh…

Được cấu tạo từ các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể một vật là ôtô, xe máy, ti vi, máy lạnh… Các bộ phận linh kiện, các chi tiết cơ khí, cơ – điện, bán dẫn, điện tử được lắp ráp, ăn khớp nhau, liên hệ với nhau để tạo thành ôtô, xe máy, ti vi, máy lạnh.

Vật đồng bộ được hiểu theo quy định tại Điều 104 BLDS, đồng thời là căn cứ để xác định vật không đồng bộ.

Vật không đồng bộ hay phá vỡ tính đồng bộ được hiểu là vật có phần hoặc các phần, các bộ phận không ăn khớp nhau, không liên hệ hoặc liên hệ kém với nhau hợp thành một vật không chỉnh thể, có giá trị sử dụng kém hoặc không sử dụng được. Xác định vật thiếu tính đồng bộ căn cứ vào cơ cấu của các bộ phận, các phần không ăn khớp nhau hợp thành vật.

Vật không đồng bộ còn là vật có cơ cấu hoàn chỉnh do các phần, các bộ phận vẫn ăn khớp với nhau, nhưng các phần hoặc bộ phận không cùng chủng loại, mà do chắp vá, lắp ráp cố ý để tạo thành vật. Vật không đồng bộ thuộc trường hợp này khá phổ biến trên thị trường. Thị trường tự do, nhiều cơ sở kinh doanh không tuân thủ những quy định của pháp luật về kinh doanh, đã vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Trường hợp này thường diễn ra trong mua bán các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ như các phương tiện nghe nhìn: Ti vi, radio-catsette, xe máy, máy lạnh… linh kiện, phụ tùng của nhiều hãng có chất lượng rất khác nhau, được lắp ráp, liên kết để tạo thành một sản phẩm có chất lượng kém bán ra thị trường. Ví dụ vỏ tivi gắn nhãn hiệu Nhật Bản, nhưng các linh kiện, phụ tùng, các mảng tích hợp bán dẫn lại là của Trung Quốc…

Quy định vật đồng bộ để có căn cứ viện dẫn khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến các quan hệ chuyển giao vật là thật sự cần thiết. Vì vậy, Điều 104 BLDS năm 2015 đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống lao động, sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường ở Việt Nam.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com