Ví dụ về tư duy phản biện 2023

Tư duy phản biện là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta rèn luyện bản thân, thu thập thêm những kiến thức mới, từ đó không ngừng phát triển năng lực của bản thân trong học tập cũng như trong công việc của mình.

Tư duy phản biện là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Người có tư duy phản biện tốt thường có cơ hội phát triển nhanh trong học tập và công việc của mình. Vậy tư duy phản biện là gì? Làm cách nào để rèn luyện tư duy phản biện?

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho chúng ta rèn luyện bản thân, thu thập thêm những kiến thức mới, từ đó không ngừng phát triển năng lực của bản thân trong học tập cũng như trong công việc của mình. Vậy tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện hay còn được gọi là tư duy phân tích là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá thông tin đã được tiếp nhận theo các cách nhìn khác đối với vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề bằng cách chất vấn giả thiết của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Theo khái niệm triết học, tư duy phản biện đề cập đến 2 khả năng của con người bao gồm: Khả năng suy nghĩ, tư duy rõ ràng; Khả năng giao tiếp, diễn đạt và lập luận vấn đề đúng đắn.

Tư duy phản biện bên cạnh việc thúc đẩy quá trình suy nghĩ chủ động của bản thân. Còn tác động, làm nâng cao khả năng phản biện ở người khác. Nó như một chiếc kim chỉ nam, hướng bạn vào những tư duy và mục đích đúng đắn.

Chúng ta cũng cần phân biệt rõ tư duy phản biện hoàn toàn không phải là tranh cãi, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. Bởi vì trong phản biện, chúng ta sẽ dùng lý lẽ, lập luận để bảo vệ niềm tin, ý kiến hay quan điểm nào đó. Để có thể phản biện một cách khoa học, hợp lý, chúng ta phải vận dụng nhiều kiến thức hiểu biết và kỹ năng khác nhau. Ngược lại, tranh cãi là sử dụng lý luận để bảo vệ cái tôi, nâng cao bản ngã của bản thân mình.

Các cách rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một kỹ năng mà chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện được. Việc rèn luyện sẽ làm cho kỹ năng này của chúng ta ngày càng cải thiện hơn, dần dần sẽ hình thành như một thói quen của chúng ta. Vậy việc rèn luyện kỹ năng phản biện được thực hiện bằng những cách nào, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý bạn đọc những cách để rèn luyện tư duy phản biện của mình.

+ Luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản thân mình

Như đã trình bày trên kỹ năng phản biện là việc chúng ta tiếp nhận những thông tin từ đó đánh giá, phân tích và đưa ra những phản biện về thông tin nhận được. Do đó, để tiếp nhận, phân tích thông tin và lập luận phản biện tốt thì chúng ta cần phải có kiến thức. Do đó, việc không ngừng trau dồi kiến thức trong những lĩnh vực khác nhau vấn đề quan trọng nhất để rèn luyện kỹ năng phản biện. Để đưa ra lập luận thuyết phục, chúng ta phải hiểu biết sâu rộng về tất cả các lĩnh vực có liên quan hoặc không liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc.

Khi đưa ra những lý lẽ được xây dựng trên sự hiểu biết toàn diện, bạn sẽ khiến người khác cảm thấy thuyết phục hơn, từ đó câu chuyện thêm hấp dẫn và chúng ta có thể trao đổi thêm được nhiều thông tin hơn và hiểu vấn đề sâu hơn.

+ Rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh

Tư duy nhanh là một yếu tố cần thiết để rèn luyện tư duy phản biện. Hãy rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh chóng. Khi phản biện một vấn đề nào đó, bạn cần phải tiếp nhận, xử lý thông tin và phản biện lại ngay lập tức. Cho nên, quá trình xử lý thông tin, tư duy gần như phải được thực hiện cùng lúc.Có nhiều cách để luyện tập khả năng tư duy nhanh, chẳng hạn như đọc sách, làm các bài toán đố, thường xuyên tham gia vào các hoạt động thi đua, cạnh tranh.

+ Luôn có cái nhìn khách quan về các vấn đề nào đó.

Muốn có tư duy phản biện tốt, cần phải có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó. Nếu như chỉ nhìn phiến diện, bạn sẽ rất khó đưa ra lý lẽ thuyết phục.

Nếu chúng ta cố giữ cho mình cái nhìn chủ quan thì rất khó để có thể rèn luyện tư duy phản biện và thay vào đó là suy nghĩ khách quan theo nhiều chiều. Như vậy, bạn không chỉ đưa ra được những lập luận có sức nặng, mà còn nhận ra được điểm chưa hợp lý trong lập luận của đối phương.

+ Luôn tự đặt câu hỏi

Việc luôn đặt ra các câu hỏi cho các vấn đề và nguồn thông tin mà bạn nhận được là một cách để rèn luyện kỹ năng phản biện của mình.Khi tiếp nhận một vấn đề, bạn có thể đặt ra những câu hỏi xoay quanh. Đây là mấu chốt giúp nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ. Việc đặt ra những câu hỏi và tự tìm ra câu trả lời hoặc có thể trao đổi với những người hiểu vấn đề đó thì giúp cho chúng ta hiểu sâu vấn đề hơn, từ đó có thể giải quyết vấn đề nhanh và khi có người khác phản biện lại mình thì ta có thể có những lập luận thuyết phục.

Ví dụ về tư duy phản biện

Ví dụ: Anh A đưa ra ý kiến rằng Công ty X là một công ty có phúc lợi tốt cho nhân viên. Anh B là nhân viên từng làm việc ở công ty X phản biện, công ty X không có phúc lợi tốt, các bằng chứng anh đưa ra như công ty có mức lương thấp hơn các công ty khác trong cùng lĩnh vực, thường tăng giờ làm việc của nhân viên mà không hỗ trợ lương, công ty không thưởng cho nhân viên vào các dịp lễ tết, công ty luôn tìm cách để hạn chế đóng bảo hiểm cho nhân viên.

Trên đây là nội dung bài viết về Ví dụ về tư duy phản biện. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com