Có thể thấy, trong nước có không ít vụ án lớn nhỏ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đối với mỗi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án sẽ áp dụng các điều luật khác nhau để giải quyết.
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không còn là dạng vi phạm xa lạ đối với nước ta. Tòa án hiện nay phải thụ lý không ít các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Căn cứ vào các vụ án mà nhà nước cũng ngày càng hoàn thiện hơn về Luật sở hữu trí tuệ. Cùng Luật LVN Group xem qua một số Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nhé.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Trước khi xem qua Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cần tìm hiểu đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay theo Luật sở hữu trí tuệ thì có các đối tượng sau:
– Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả: Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
– Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Căn cứ vào đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà sẽ có các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
– Hành vi xâm phạm quyền tác giả;
– Hành vi xâm phạm quyền liên quan;
– Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
– Hành vi xâm phạm đối với bí mật kinh doanh;
– Hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Có thể thấy, trong nước có không ít vụ án lớn nhỏ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đối với mỗi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án sẽ áp dụng các điều luật khác nhau để giải quyết. Chẳng hạn như:
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
Điển hình của Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan là tranh chấp Thần đồng Đất Việt. Đây là vụ tranh chấp giữa tác giả Lê Phong Linh với Công ty Phan Thị. Đối tượng được tranh chấp là 4 nhân vật của truyện do Lê Phong Linh vẽ.
Công ty Phan Thị đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi tự tạo ra và sử dụng các biến thể của các nhân vật truyện. Điều này đã vi phạm quyền nhân thân vì đã xâm phạm toàn vẹn của tác phẩm. Kết quả, công nhận quyền tác giả của ông Lê Phong Linh, buộc công ty Phan Thị phải công khai xin lỗi và dừng sử dụng bốn nhân vật.
Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp
– Nhãn hiệu:
Đây là vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa Công ty Đông Phương và Công ty CP Tập đoàn Asan nhãn hiệu. Nguyên đơn được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn đối với nhãn hiệu “Asano, hình”. Còn Công ty Asan được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 221067 đối với nhãn hiệu “Asanzo ”.
Tuy nhiên, Công ty lại sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” trên giao diện Website công ty và các sản phẩm điện tử do mình cung cấp. Theo Điều 129 Luật SHTT thì đây là dấu hiệu trùng hoặc tương tự. Vì vậy, công ty Asan được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Asano, hình” của nguyên đơn.
Kết quả, Tòa án buộc bị đơn chấm dứt sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình”. Ngoài ra, bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn 100 triệu đồng.
– Kiểu dáng công nghiệp:
Vụ án tranh chấp sở hữu trí tuệ giữa công ty P & C.S.P.A và Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech. Đối tượng tranh chấp là về kiểu dáng công nghiệp của xe hai bánh – Piaggio.
Detech vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được bảo hộ – kiểu dáng công nghiệp. Theo đó, kiểu dáng sản phẩm “Piaggio” là kiểu dáng được bảo hộ theo Văn bằng số 20652. Nguyên đơn có độc quyền sử dụng và ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp theo Luật SHTT.
Bị đơn lại có hành vi sử dụng trái phép kiểu dáng công nghiệp “XE MÁY” được bảo hộ. Đây là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ. Vì vậy, công ty Detech đang vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty P & C.S.P.A.
Kết quả là công ty Detech phải chấp nhận một số yêu cầu của nguyên đơn theo phán quyết của Tòa án. Trong đó có buộc chấm dứt sử dụng kiểu dáng công nghiệp và bồi thường thiệt hại.
– Sáng chế:
Đây là cuộc tranh chấp giữa công ty Công ty Merck Sharp & Dohme và công ty Công ty cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú.
Nguyên đơn là sở hữu nhiều bằng độc quyền sáng chế và hoạt chất Sitagliptin là một trong những sáng chế đó. Nguyên đơn phát hiện các sản phẩm thuốc của bị đơn có hợp chất chính là Sitagliptin Phosphate Monohydrat. Hợp chất này thuộc phạm vi bảo hộ của bằng độc quyền sáng chế của nguyên đơn.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có kết luận cho vụ tranh chấp này do vi phạm thủ tục tố tụng. Ngoài ra, kết luận giám định mà nguyên đơn cung cấp có trước khi việc khởi kiện xảy ra. VKS cho rằng không đảm bảo tính khách quan. Hủy bản án sơ thẩm và Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giải quyết lại từ đầu.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho khách hàng của Luật LVN Group về một số Ví dụ về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Qua đó, khách hàng có cái nhìn rõ hơn về các vi phạm. Nếu bạn có thắc mắc về sở hữu trí tuệ hoặc vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ số điện thoại: 1900.0191 hoặc gọi tới Hotline: 1900.0191 – 1900.0191 – 1900.0191 nhé.
>>>>>> Tìm hiểu thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ