Vốn ngân sách Nhà nước là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương.
Vốn ngân sách nhà nước không còn là khái niệm xa lạ, đặc biệt là với các nhà đầu tư sử dụng vốn để đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy vốn ngân sách nhà nước là gì? Vì vậy, thông qua bài viết này, Luật LVN Group mong muốn cung cấp cho Quý vị những thông tin hữu ích về vấn đề trên.
Ngân sách nhà nước là gì?
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Ngân sách nhà nước bao gồm:
– Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
– Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Khái niệm vốn là gì?
Để có các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước, lượng tiền ứng trước này gọi là vốn của doanh nghiệp. Vậy Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của vật tư, tài sản được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận.
Vốn ngân sách nhà nước là gì?
Vốn ngân sách Nhà nước là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương.
Nguồn vốn này đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính mà trong đó nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thuế, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, nhận viện trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.
Các vốn nhà nước ngoài ngân là gì?
Theo quy định điểm 21, Điều 4 Luật Đầu tư công: Vốn đầu tư công gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002, ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Theo quy định nêu trên, vốn Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước là các nguồn vốn không nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định như vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,…
Vốn ngân sách nhà nước có gì khác với vốn nhà nước và vốn ngoài ngân sách nhà nước hay không?
Đây đều là các nguồn vốn thường được Nhà nước sử dụng để tiến hành các chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy, nó thường gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, chúng vẫn có những đặc điểm khác biệt sau đây:
Tiêu chí |
Vốn ngân sách nhà nước |
Vốn nhà nước |
Vốn ngoài ngân sách nhà nước |
Khái niệm |
là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước, trong đó bao gồm các nguồn từ ngân sách trung ương tới ngân sách địa phương.
Nguồn vốn này đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm tài chính mà trong đó nguồn vốn chỉ được bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. |
Hiện nay chưa có quy định mang tính khái quát về vốn nhà nước. Pháp luật Việt Nam chỉ định nghĩa vốn nhà nước dựa trên việc liệt kê các nguồn vốn được coi là vốn nhà nước | Vốn nhà nước ngoài ngân sách là vốn nhà nước theo quy định của pháp luật nhưng không bao gồm vốn ngân sách nhà nước. |
Căn cứ pháp lý |
Luật ngân sách nhà nước 2015 | Luật Đấu thầu 2013 | Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư |
Nguồn vốn |
Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu từ các khoản thuế, phát hành tiền, lệ phí, phát hành tiền, nhận viện trợ, bán tài sản và đóng góp tự nguyện.
|
– Công trái quốc gia,
– Trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương: là loại chứng khoán có thời hạn do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành để huy động vốn, trong đó Nhà nước có cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi và các nghĩa vụ khác đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này – Vốn hỗ trợ phát triển chính thức: đây là nguồn vốn mà Nhà nước đi vay từ Chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài khác để phục vụ cho các hoạt động của mình. – Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Đây là khoản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước với nhà tài trợ là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài về cho vay có ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại. – Vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: là nguồn vốn thu được từ quỹ phát triển hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. – Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; – Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; – Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; – Giá trị quyền sử dụng đất. |
– Nguồn vốn không được sử dụng, kể cả vốn đang trong dự toán ngân sách nhà nước.
– Nguồn vốn phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định |
Trong trường hợp dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì dự án đó được quản lý và sử dụng như thế nào?
Khoản 2 Điều 16 Thông tư 59/2015/NĐ-CP quy định “ Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 17 Nghị định này.
Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định”.
Trình tự, thủ tục để xây dựng, thực hiện dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Do dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, an ninh, chính trị,… của quốc gia nên trước khi dự án đó được thực hiện trên thực tiễn, nhà đầu tư phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải trải qua quá trình lực chọn, thẩm định như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin thẩm định đối với dự án có sử dụng ngân sách nhà nước
Hồ sơ gồm:
– Tờ trình thẩm định dự án (theo Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ);
– Hồ sơ dự án:
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;
+ Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán xây dựng công trình);
+ Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.
+ Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập dự án, thiết kế cơ sở; Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có); Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.
– Văn bản pháp lý:
+ Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình;
+ Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền;
+ Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;
+ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;
+ Văn bản cho ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy; báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); + Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có);
+ Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị (nếu có);
+ Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành hoặc cơ quan chuyên môn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt dự án và quyết định nghuồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng để thực hiện dự án đó.
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này (sau đây gọi chung là Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành) chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án sau đây: Dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án nhóm A; các dự án nhóm B, nhóm C (trừ các dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan ở trung ương) quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên;
– Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật xây dựng năm 2014 đối với các dự án nhóm B, dự án nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh;
– Sở quản lý xây dựng chuyên ngành trực thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức thẩm định các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;
– Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm định dự án là cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc người quyết định đầu tư thì cơ quan này có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt dự án; các trường hợp còn lại do người quyết định đầu tư xem xét, giao cơ quan chuyên môn trực thuộc tổng hợp kết quả thẩm định và trình phê duyệt.
Bước 3: Thời gian thực hiện
Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ có liên quan đến các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến dự án.
Khi thẩm định dự án có quy mô nhóm A được đầu tư xây dựng trong khu vực đô thị, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng về thiết kế cơ sở.
Bước 4: Nhà đầu tư nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Quý độc giả có thắc mắc liên quan đến bài viết vốn ngân sách nhà nước là gì? có thể gửi về luatlvn.vn để được hỗ trợ, trân trọng!