Yêu cầu trong việc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội là gì? 2023

Quá trình giải quyết tranh chấp có thể ngăn ngừa, đề phòng các tranh chấp mới nảy sinh, an sinh xã hội là lĩnh vực khá rộng lớn, liên quan đến nhiều chế độ, nhiều đối tượng.

Tranh chấp an sinh xã hội là gì?

Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội 

Việc giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội có các vai trò cơ bản sau đây: 

– Giải quyết ổn thoả các xung đột, các bất đồng giữa các bên tranh chấp bao gồm người thụ hướng và cơ quan giải quyết các chế độ, chính sách an sinh xã hội đó.

Mục tiêu căn bản của mọi quá trình giải quyết là hướng tới việc dàn xếp, phân định quyền lợi của các bên, nếu các bên thoả mãn hoặc chấp nhận với kết quả giải quyết thì giữa bên tranh chấp và người có thẩm quyền sẽ dừng việc giải quyết tranh chấp đó để thực hiện kết quả giải quyết đã được xác định, cùng nhau hoá giải các tranh chấp.

Mặt khác, nếu quá trình giải quyết đó thông qua các phương thức tài phán, quyết định có hiệu lực của các cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ có tác dụng giúp các bên nhận thức được mặt tiêu cực của các xung đột hoặc giác ngộ các bên về quyền lợi từ đó họ sẽ tuân thủ, thi hành các phán quyết của các cơ quan tài phán có thẩm quyền, dừng lại những xung đột vốn làm xấu đi tình trạng của các bên.

– Quá trình giải quyết tranh chấp có thể ngăn ngừa, đề phòng các tranh chấp mới nảy sinh. An sinh xã hội là lĩnh vực khá rộng lớn, liên quan đến nhiều chế độ, nhiều đối tượng.

Thậm chí một người có thể cùng lúc hưởng một số chế độ an sinh xã hội. Do đó, tranh chấp của cá nhân người này có thể làm nảy sinh các tranh chấp của các đối tượng khác, tranh chấp về chế độ này có thể kéo theo tranh chấp liên quan đến các chế độ khác.

Trong thực tiễn, một số người có xung đột thường “án binh” chờ đợi kết quả khiếu nại, kiện tụng của người khác sau đó mới quyết định có đưa xung đột của họ ra giải quyết chính thức hay không.

Do đó, việc giải quyết dứt điểm tranh chấp hiện thời sẽ tạo cơ sở để những người ngoài cuộc (và thậm chí người trong cuộc) cân nhắc về tính đúng đắn và triển vọng của việc đưa các xung đột thành các tranh chấp và yêu cầu giải quyết tranh chấp đó. 

– Giúp Nhà nước nhận biết và điều chỉnh hệ thống chính sách xã hội cho phù hợp. Về mặt logic, với tư cách là người quản lý xã hội, Nhà nước phải thường xuyên nhìn nhận, xem xét, đánh giá các hiện tượng kinh tế, xã hội để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội.

Trong quá trình quản lý, các hiện tượng tích cực và tiêu cực của các tranh chấp an sinh xã hội đều có giá trị thông tin. Các mặt tích cực của tranh chấp an sinh xã hội sẽ được nghiên cứu để thúc đẩy tiếp tục thành những nhân tố phát triển.

Các khía cạnh tiêu cực sẽ được nghiên cứu để đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm hạn chế, kìm hãm hoặc triệt tiêu. Nói tóm lại, thông qua việc xem xét, đánh giá ảnh hưởng của các tranh chấp an sinh xã hội mà Nhà nước có biện pháp điều chỉnh chính sách, pháp luật nhằm ổn định tình hình. 

– Kịp thời phát hiện các vi phạm trong lĩnh vực an sinh xã hội để có những biện pháp xử lý kịp thời. Như trên đã đề cập, Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý xã hội sẽ phải tiến hành các biện pháp cần thiết để kiểm soát và chấn chỉnh các hoạt động theo khuôn khổ và trật tự, kỷ cương, trong đó có công tác an sinh xã hội.

Quá trình kiểm tra, giám sát sẽ giúp nhà nước kịp thời phát hiện các sai pham, các hiện tượng tiêu cực để từ đó áp dụng các biện pháp xử lý hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình. 

– Đảm bảo sự công bằng trong việc xây dựng và thực thi các chính sách xã hội, động viên các lực lượng, tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần lao động sáng tạo cống hiển công sức vào sự nghiệp xây dựng nền kinh tế, xã hội.

Bên cạnh đó, thông qua việc giải quyết tốt các tranh chấp an sinh xã hội nhà nước còn khẳng định uy tín của mình trước xã hội, tăng cường lòng tin của các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội và lòng tin của nhân dân. 

Các yêu cầu cơ bản của việc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội

– Quá trình giải quyết phải bám sát đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện các chính sách xã hội 

Chính sách an sinh xã hội là loại chính sách xã hội đặc biệt. Hệ thống chính sách này luôn thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng cũng như các chính sách khác của Nhà nước về các vấn đề xã hội.

Việc nảy sinh các tranh chấp an sinh xã hội là vấn đề không mong muốn của Nhà nước. Do đó, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các tranh chấp an sinh xã hội là điều mà Nhà nước luôn đề cao và tìm mọi biện pháp để khắc phục. 

Chính vì điều đó mà nảy sinh một trong những yêu cầu trong quá trình giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội. Và một trong những đòi hỏi có tính nguyên tắc là các cơ quan, tổ chức cá nhân không thể thoát ly các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ dàn xếp các tranh chấp an sinh xã hội.

Biểu hiện của yêu cầu này là ở chỗ, khi tiếp cận, thụ lý, tiến hành giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội, các cá nhân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đặt mục tiêu xã hội, mục tiêu ổn định xã hội, ổn định chính trị, ổn định nhân tâm lên hàng đầu.

Việc giải quyết đó phải coi là một trong những nhiệm vụ xã hội. Tuyệt đối không được vì nội dung kinh tế của tranh chấp mà xem nhẹ vấn đề xã hội. 

– Sử dụng tốt cơ chế mang tính xã hội vào việc giải quyết các tranh chấp 

Các tranh chấp an sinh xã hội luôn mang tính xã hội nhân văn nên cần triệt để sử dụng cơ chế mang tính xã hội vào quá trình giải quyết.

Các cơ chế xã hội vừa mang tính mềm dẻo, dễ thuyết phục, vừa gần gũi với đời sống của các đối tượng thụ hưởng chính sách, chế độ an sinh xã hội.

Mặt khác, cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội cần được xã hội hoá nhằm giảm bớt các công việc thường ngày của Nhà nước, để giúp Nhà nước tập trung vào việc hoạch định các chính sách kinh tế xã hội phát triển nền kinh tế. 

Vừa khắc phục hậu quả, vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo định hướng phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững 

– Không thể cầu toàn trong việc xây dựng vận hành hệ xã hội và vì thế cũng không thể chờ đợi sự hoàn thiện của cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.

Sau một thời gian rất dài vấn đề giải quyết tranh chấp an sinh xã hội mới được đặt ra. Hiện nay, cơ chế này mới được bước đầu đề cập ở khía cạnh khoa học.

Theo hệ thống quy định của Nhà nước, cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội mới mang tính sơ khai và còn chịu sự bảo trợ của cơ chế giải quyết các tranh chấp lao động.

Một số vấn đề còn được gắn với quan hệ quản lý nhà nước (quản lý hành chính) mà chưa được tách hẳn ra. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hiện tượng chưa có sự nhận thức cần thiết về lĩnh vực này, do đó, chưa có cách tư duy chuẩn xác về một hệ thống an sinh xã hội, luật an sinh xã hội, cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.

Vì thế, cùng với việc kịp thời giải quyết, khắc phục những vấn đề nảy sinh bằng những phương thức hiện có, cần rút kinh nghiệm và nghiên cứu để xác lập cơ chế giải quyết hoàn chỉnh, có chất lượng cao hơn. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com