An ninh kinh tế là gì? 2023

An ninh kinh tế là một bộ phận thuộc An ninh quốc gia trong đó gồm An ninh chính trị và An ninh quân sự, an ninh kinh tế là một bộ phận đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trên định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững, các ngành nghề kinh doanh đa dạng với nhiều loại và các hình thức sở hữu khác nhau.

Hiện nay chúng ta thường dùng các thuật ngữ như An ninh kinh tế, An ninh quốc gia. Tuy nhiên, An ninh kinh tế là gì còn nhiều người chưa được biết tới và hiểu chính xác. Trên thực tế thường nhầm lẫn An ninh kinh tế với việc xử lý các vụ án quan trọng liên quan đến Kinh tế, nhưng thực chất không phải vậy.

An ninh kinh tế là gì?

An ninh kinh tế là một bộ phận thuộc An ninh quốc gia trong đó gồm An ninh chính trị và An ninh quân sự, an ninh kinh tế là một bộ phận đóng vai trò quan trọng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển trên định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững, các ngành nghề kinh doanh đa dạng với nhiều loại và các hình thức sở hữu khác nhau.

Đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cần được xây dựng dựa trên định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, có những hướng đi đúng đắn dưới những chặng đường phát triển mà Đảng và nhà nước đặt ra.

Một nền kinh tế phát triển không chỉ tính đến chiều rộng mà đó còn là cả chiều sâu. Phải phát triển nền kinh tế bền vững có thể chịu được những tác động bên ngoài, Tránh trường hợp phát triển ảo gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Phần tiếp theo của bài viết An ninh kinh tế là gì?  sẽ chuyển sang phần quy định của pháp luật về An ninh kinh tế.

Quy định của Pháp Luật về An ninh kinh tế

– Cơ quan quản lý

An ninh kinh tế đặt dưới sự quản lý của Cục An ninh kinh tế,đây là cơ quan đầu ngành tham mưu cho Đảng. nhà nước về công  tác đảm bảo an ninh kinh tế. Hiện tại Cục An ninh kinh tế đang trực thuộc Bộ Công An.

– Pháp luật hiện hành

Hiện nay trong bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017   có hẳn một chương quy định về các tội phạm xâm phạm trật sự quản lý kinh tế gồm các tội danh như: Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại; các tội phạm trongn lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Bảo đảm an ninh kinh tế

Hiện nay trong điều kiên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, An ninh kinh tế là một trong những vấn đề hết sức quan trọng. Một đất nước thì cơ sở để phát triển bền vững đầu tiên phải kể đến Kinh tế, chính vì vậy trong tình hình hiện nay cần phải bảo đảm được an ninh kinh tế.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải  làm tốt các công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tăng cường giám sát kiểm tra xử lý những sai phạm nhất là những vụ án trọng điểm, vụ án lớn gây thất thoát ngân sách nhà nước và làm mất uy tín của nhân dân đối với nhà nước.

Việc bảo đảm an ninh kinh tế cũng là một trong những điều để lấy được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Khi những vấn đề an ninh được đảm bảo thì các nhà đầu tư nước ngoài mới an tâm và sẵn sàng đầu tư lớn vào đất nước.

Việc bảo đảm an ninh kinh tế là điều kiện, tiền đề quan trọng để nền kinh tế nước ta gia tăng sức mạnh nội lực, năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, có những bước phát triển vững chắc, nhất là khi bước vào giai đoạn thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng trong thời gian tới. Do đó, để công tác bảo đảm an ninh kinh tế được coi trọng và triển khai hiệu quả, cần tập trung thực hiện:

Thứ nhất: Tăng cường lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt hơn trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về bảo đảm an ninh kinh tế theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TWcủa Bộ Chính trị, góp phần đưa Chỉ thị thực sự đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến rõ nét, mang lại hiệu quả thiết thực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các cấp, các ngành, cùng với lực lượng công an phải quán triệt triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm chỉ đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước về về công tác bảo đảm an ninh kinh tế thành các chương trình, kế hoạch và trách nhiệm của từng cấp, ngành để thực hiện có hiệu quả. Quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương trong công tác bảo đảm an ninh kinh tế; những chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế, đầu tư nước ngoài vào địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh chỉ được phê duyệt khi có ý kiến đồng thuận của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Thứ hai: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các biện pháp công tác công an góp phần bảo vệ kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ ba: Làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên lĩnh vực kinh tế, bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, không để xảy ra các sơ hở, thiếu sót.

Thứ tư: Kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế.

Thứ năm: Đổi mới phương thức và đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới các cấp, ngành, từ Trung ương đến địa phương, về trách nhiệm bảo đảm an ninh kinh tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, để tạo những chuyển biến tích cực, rõ nét hơn từ nhận thức đến hành động, đưa công tác bảo đảm an ninh kinh tế trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị./.

Từ những phân tích trên chúng tôi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết về An ninh kinh tế là gì? Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900.0191.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com