Chi phí đăng ký nhượng quyền thương hiệu? 2023

Chi phí là khoản tiền mà bên được nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền. Chi phí đăng ký nhượng quyền thương hiệu hết bao nhiêu?

Nhượng quyền thương hiệu – Một hình thức kinh doanh khá phổ biến và được áp dụng nhiều trên thị trường hiện nay. Tuy hình thức này mang lại nhiều lợi ích nhưng chủ đầu tư cần phải hiểu rõ về nó để có thể kinh doanh một cách hiệu quả nhất và có sự cân đối tài chính trước khi thực hiện. Vậy chi phí đăng ký nhượng quyền thương hiệu hết bao nhiêu?

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hình thức kinh doanh của một cá nhân/tổ chức, theo đó bên nhượng quyền (bên bán) sẽ cho phép bên được nhượng quyền (bên mua) sử dụng thương hiệu của một sản phẩm/dịch vụ; quy trình sản xuất; phương thức kinh doanh,… của mình để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Và chi phí nhượng quyền thương hiệu là những chi phí mà bên được nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền theo thỏa thuận để được sử dụng những quyền và lợi ích nêu trên.

>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Đăng ký thương hiệu

Chi phí nhượng quyền thương hiệu

Mỗi thương hiệu sẽ có quy định về chi phí nhượng quyền khác nhau, vì thế chi phí nhượng quyền thương hiệu sẽ không có một có số cụ thể nào. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian nhận nhượng quyền, mức độ nổi tiếng và sự uy tín của thương hiệu đó; khả năng sinh lợi nhuận từ việc kinh doanh, quy mô sản xuất,… Thông thường, những chi phí nhượng quyền thương hiệu thường dao động từ khoảng vài trăm triệu đồng.

Các loại phí có thể nói đến khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu bao gồm: Phí nhượng quyền (quyền sử dụng tên thương hiệu, hệ thống sản xuất, phí đào tạo, tài liệu hướng dẫn;…); phí thành viên; phí quảng cáo; phí tư vấn, giám sát;…Những khoản phí này sẽ được quy định trong hợp đồng nhượng quyền.

Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

a) Ưu điểm

– Không mất thời gian phát triển thương hiệu: Đây là điều không thể không nhắc tới khi nói về ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu. Bên được nhượng quyền sẽ được sử dụng một thương hiệu đã được chủ sở hữu đăng ký bảo hộ độc quyền, đã có mặt khá lâu trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng biết tới. Vì vậy bên được nhượng quyền không mất thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu, không mất thời gian thực hiện những chiến lược quảng cáo để phát triển thương hiệu, từ đó tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí.

– Đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu: Bên được nhượng quyền sẽ sử dụng những nguyên liệu do bên nhượng quyền cung cấp/phân phối, những nguyên liệu này đã được tính toán và đảm bảo cả về số lượng và chất lượng nên bên mua không cần phải tìm nguồn nguyên liệu đầu vào. Các cửa hàng của bên nhận nhượng quyền sẽ được giám sát từ khâu chuẩn bị đến khi đi vào hoạt động chính thức để đảm bảo về chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

– Được bên nhượng quyền đào tạo bài bản: Việc nhượng quyền thương hiệu cho một cá nhân/tổ chức khác có ảnh hưởng lớn tới cả chuỗi hệ thống của thương hiệu đó, vì chỉ cần một “mắt xích” làm không tốt sẽ tác động xấu tới những “mắt xích” khác, làm giảm niềm tin của người tiêu dùng với thương hiệu đó. Do đó, bên được nhượng quyền sẽ được hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết để cửa hàng được hoạt động một cách tốt nhất, chuyên nghiệp nhất. Không chỉ được đào tạo, hướng dẫn về quy trình sản xuất, bên mua còn được bên bán hỗ trợ các vấn đề khác từ các vấn đề pháp lý đến việc thiết kế cửa hàng, chiến lược quảng cáo,…mọi thứ đều nhận được sự giúp đỡ tối đa.

b) Nhược điểm

– Không thể toàn quyền điều hành và phát triển thương hiệu: Bên được nhượng quyền sẽ chỉ được kinh doanh dưới tên thương hiệu của cá nhân/tổ chức khác, do đó nếu không đáp ứng được những quy định do bên nhượng quyền đưa ra thì hợp đồng nhượng quyền có thể sẽ bị chấm dứt.

– Không có tính sáng tạo trong kinh doanh: bên nhận nhượng quyền sẽ phải làm theo các quy định, kế hoạch kinh doanh do bên nhượng quyền đưa ra, bên nhận nhượng quyền phải thực hiện theo đó nên họ sẽ không được sáng tạo theo ý riêng của mình dù ý tưởng đó có tốt tới đâu.

– Áp lực về doanh thu và cạnh tranh gay gắt: Với những chuỗi hệ thống càng lớn thì việc cạnh tranh trong các cửa hàng càng gay gắt hơn, ngoài ra bên nhượng quyền cũng sẽ có áp lực về việc phải đạt được doanh thu mà bên chuyển nhượng đưa ra.

Dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương hiệu tại Luật LVN Group

Trên đây, Luật LVN Group đã gửi tới Quý khách hàng những thông tin về việc nhượng quyền thương hiệu, thông tin về chi phí cần thanh toán và những ưu khuyết điểm của hình thức kinh doanh này, chúng tôi mong rằng Qúy khách hàng đã chọn cho mình sự lựa chọn phù hợp để phát triển hơn trong hoạt động kinh doanh.

Khi cần biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Luật LVN Group theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.

Hotline: 1900.0191 – 0981.059.868

Email: lienhe@luatlvn.vn

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com