Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ là một trong những cơ quan trọng yếu trong bộ máy nhà nước, được hình thành và phát triển với nhiều tên gọi khác nhau, là cơ quan nắm quyền hành chính cao nhất.
Chính phủ là gì?
Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của đất nước được quy định cụ thể tại Hiến pháp Việt Nam, được tổ chức và thành lập nhằm thực hiện quyền hành pháp, thi hành quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương nhiệm vụ mà Quốc hội đề ra.
Trước khi mang tên gọi chính phủ như hiện nay, chính phủ từ khi mới thành lập mang tên Hội đồng chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng cho đến khi Hiến pháp năm 1992 có hiệu lực đã được đổi tên thành Chính phủ, được giữa nguyên cho đến nay.
Hiện nay trên nhiều quốc gia trên thế giới cũng có các cơ quan chính phủ, tuy nhiên tùy thuộc vào từng mô hình hoạt động của các quốc gia mà chính phủ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác nhau phù hợp với mục đích, định hướng thể chế hoạt động của đất nước.
Để hiểu rõ hơn Chính phủ là gì? Quý khách hàng đừng bỏ lỡ những nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Cơ quan chính phủ là gì?
Cơ quan chính phủ là cơ quan thi hành quyền hành chính cao nhất, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và có cơ cấu, tổ chức do Quốc hội quyết định.
Cơ quan chính phủ hiện nay của nước ta bao gồm:
– Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu chính phủ.
– Phó thủ tướng Chính phủ nước ta hiện nay bao gồm bốn Phó thủ tướng Chính phủ.
– Bộ trưởng bao gồm 18 bộ trưởng trong các lĩnh vực:
+ Bộ ngoại giao.
+ Bộ quốc phòng.
+ Bộ công an.
+ Bộ nội vụ.
+ Bộ Tài chính.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bộ Công Thương.
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Bộ Tài nguyên và Mội trường.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
+ Bộ Tư pháp.
+ Bộ Xây dựng.
+ Bộ Lao động – Thương binh và xa hội.
+ Bộ Giao thông vận tải.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Bộ y tế.
– Các cơ quan ngang bộ bao gồm:
+ Văn phòng chính phủ.
+ Thanh tra chính phủ.
+ Ủy ban dân tộc.
+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm, do vậy nhiệm kỳ của chính phủ cũng là năm năm, khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chính phủ sẽ thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được thành lập mới.
Nhiệm vụ và quyền hạn của chính phủ?
Chính phủ sẽ thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Chính phủ sẽ tổ chức để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội ban hành, các nghị quyết, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Ủy ban thưởng vụ quốc hội.
– Thực hiện xây dựng và đề xuất các chính sách, trình các dự án luật, ngân sách nhà nước, dự án pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, thực hiện các vấn đề nằm trong quyền hạn của mình.
– Thực hiện quản lý các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, môi trường, công nghệ,… thực hiện các biện pháp cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
– Trình Quốc hội về các quyết định bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ, các vấn đề địa giới hành chính.
– Quản lý hệ thống hành chính của quốc gia: cán bộ, công chức, viên chức, công vụ, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại.
– Thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, các quyền con người, quyền công dân, đảm bảo vấn đề trật tự và an toàn xã hội.
– Nhân danh nhà nước thực hiện đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, quyết định việc tham gia, phê duyệt, chấm dứt các điều ước quốc tế.
– Chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ tổ chức và công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
– Phối hợp với các cơ quan nhà nước để thực hiện các công việc nằm trong nhiệm vụ.
Nhiệm kỳ của chính phủ?
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ.
Cơ quan nào bầu ra Thủ tướng chính phủ?
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng chính phủ?
Thủ tướng chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật;
– Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;
– Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
– Quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Những chia sẻ trên đây về Chính phủ là gì? Với mong muốn rằng sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với quý vị. Khi cần giải đáp thắc mắc hãy liên hệ chúng tôi để được hộ trợ.