Việc tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, nhắc lại nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch, làm cho kháng thể trong cơ thể lại được tăng lên nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là rất cần thiết. Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân và là trách nhiệm đối với cộng đồng, với người thân của mình. Mọi người hãy chủ động, tự giác đi tiêm chủng khi đến lượt, khi có tin nhắn hẹn tiêm. Sau đây, LVN Group muốn gửi tới quý bạn đọc nội dung trình bày “Công văn 6030/BYT-DP 2021 hướng dẫn tiêm hai liều vacxin COVID” và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:
1. Lợi ích của tiêm vắc xin COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại
Hiện nay, vắc xin COVID-19 được xem là “hộ chiếu” an toàn giúp cơ thể được bảo vệ bởi kháng thể được tao ra khi tiêm văc xin COVID-19, giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt giảm triệu chứng nặng, giảm nguy cơ tử vong khi mắc bệnh COVID-19. Các bằng chứng khoa học cho thấy hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm theo thời gian và các loại vắc xin COVID-19 hiện đang sử dụng có thể kém hiệu quả hơn đối với biến thể của virus SASR-CoV-2. Vì vậy, việc tiêm mũi vắc xin bổ sung và nhắc lại là hết sức cần thiết nhằm duy trì hiệu quả kháng thể để bảo vệ trước COVID-19, nhất là các đối tượng cao tuổi hoặc người công tác trong môi trường có nguy cơ cao. Thực tế cho thấy, đa số trường hợp bệnh trở nặng và tử vong do COVID-19 là người không tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19.
Bộ Y tế đã chỉ đạo tiêm mũi 4 cho những đối tượng nguy cơ như: Người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến nặng; người thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 (cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu phòng chống dịch…)
“Vlvnine phòng COVID-19 không phải là vlvnine có miễn dịch bền vững, hiệu quả bảo vệ lâu dài và dần dần mất khả năng bảo vệ. Vì vậy, việc tiêm vlvnine COVID-19 mũi 4 là cần thiết, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và nguy cơ mắc bệnh dễ chuyển nặng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mũi nhắc lại của vlvnine COVID-19 có thể giúp tăng cường sự bảo vệ hoặc khôi phục khả năng bảo vệ có thể đã giảm theo thời gian sau khi tiêm liều cơ bản.
Hiện, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai mũi tiêm 4 vlvnine COVID-19 để tăng cường khả năng bảo vệ người dân trước nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới.
2. Nội dung Công văn 6030/BYT-DP 2021
Thực hiện chiến lược tiêm chủng của Chính phủ, từ tháng 3/2021 đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 4,6 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó khoảng 3,8 triệu người tiêm mũi 1 (một liều) và hơn 400.000 người tiêm đủ 2 mũi (hai liều) vắc xin. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau (vắc xin do AstraZeneca, Pfizer, Moderna… sản xuất).
Qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vắc xin do AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin do Pfizer sản xuất, cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt, tuy nhiên có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin từ các nguồn khác nhau, theo kinh nghiệm sử dụng vắc xin của một số quốc gia, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới; Bộ Y tế hướng dẫn như sau:
1. Những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó.
2. Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.
3. Những người đã tiêm vắc xin do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất mũi thứ 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Dự án TCMR Quốc gia – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xây dựng hướng dẫn tiêm chủng đối với từng loại vắc xin; tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hành tiêm chủng và giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng khi triển khai tiêm chủng.
5. Các Bệnh viện và đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế cấp huyện, các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với số vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ rộng.
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin và hướng dẫn triển khai tiêm chủng khi cần thiết.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện./.
Trên đây là toàn bộ nội dung của chúng tôi về vấn đề Công văn 6030/BYT-DP 2021 hướng dẫn tiêm hai liều vacxin COVID cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình nghiên cứu nếu như quý bạn đọc còn câu hỏi và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của LVN Group vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và trả lời một cách cụ thể nhất.