1. Sinh vật biến đổi gen là gì?

Theo giải thích tại Nghị định 118/2020/NĐ-CP, Sinh vật biến đổi gen là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đồng thời tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thì được phóng thích vào môi trường, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là gì?

Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là quá trình theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen với môi trường và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

3. Yêu cầu đối với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 69/2010/NĐ-CP hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

– Sinh vật biến đổi gen khi sử dụng để phóng thích, bao gồm nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường phải được khảo nghiệm.

– Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải được thực hiện từng bước, từ khảo nghiệm hạn chế đến khảo nghiệm diện rộng. Khu vực khảo nghiệm phải cách xa khu bảo tồn và khu vực đông dân cư theo quy định.

+ Khảo nghiệm hạn chế được thực hiện trong điều kiện cách ly theo quy định.

+ Khảo nghiệm diện rộng được triển khai ở các vùng sinh thái, không cần phải cách ly nhưng phải có các biện pháp quản lý, giám sát phù hợp.

– Khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm và cơ sở khảo nghiệm phải chấm dứt khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rủi ro, đồng thời tiêu hủy sinh vật biến đổi gen.

4. Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 118/2020/NĐ-CP). Cụ thể:

Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại;

b) Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích;

c) Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh;

d) Các tác động bất lợi khác.

4. Điều kiện công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 69/2010/NĐ-CP điều kiện công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đó là:

a) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

b) Có cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

c) Có quy trình khảo nghiệm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học.

5. Thủ tục công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 118/2020/NĐ-CP), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bước 1: Tổ chức đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải nộp 01 bộ hồ sơ tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

b) Thuyết minh về năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp không công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức đăng ký biết.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hoạt động của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp vi phạm một trong các yêu cầu quy định tại Điều 16 của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định công nhận hoặc thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và công bố quyết định trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 118/2020/NĐ-CP) việc coogn nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức đăng ký gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo một trong các cách sau: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng.

Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm hạn chế, 45 ngày đối với việc công nhận kết quả khảo nghiệm diện rộng, kể từ ngày nhận báo cáo hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận hoặc từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen. Trường hợp từ chối công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức đăng ký bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi 01 bản chính quyết định đến Bộ Tài 

7. Mẫu đơn đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

>>> Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 118/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN
(Áp dụng đối với thực vật biến đổi gen)

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tên tổ chức:

Tên người đứng đầu tổ chức:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại:                                                                    Fax:

Thư điện tử:                                                                  Website:

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày … tháng … năm … của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, chúng tôi đăng ký là cơ sở khảo nghiệm của thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học như sau:

1. Hình thức đăng ký:

– Đăng ký lần đầu                      □

– Đăng ký bổ sung                     □

– Tái đăng ký                             □

2. Đối tượng thực vật biến đổi gen khảo nghiệm:

3. Hình thức khảo nghiệm:

– Khảo nghiệm đánh giá rủi ro hạn chế                □

– Khảo nghiệm đánh giá rủi ro diện rộng             □

Hồ sơ đăng ký cơ sở khảo nghiệm thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học nộp kèm theo thuyết minh năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen./.

 

 

…, ngày… tháng… năm …
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

8. Mẫu thuyết minh về năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen

>>> Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 118/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

THUYẾT MINH VỀ NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN
(Áp dụng đối với thực vật biến đổi gen)

Tên tổ chức:

Tên người đứng đầu tổ chức:

Địa chỉ liên hệ:

Điện thoại: Fax:

Thư điện tử: Website:

1. Điều kiện đất đai cho khảo nghiệm đánh giá rủi ro hạn chế

– Địa điểm:

– Diện tích:

– Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê…):

– Địa hình (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển…):

– Loại đất, thành phần cơ giới:

– Lịch sử sử dụng cho đến thời điểm đăng ký:

– Hệ thống tưới tiêu nước và xử lý nước thải, nước mưa:

– Lịch sử úng ngập trong 5 năm gần đây:

– Tình trạng cách ly với các vùng xung quanh:

– Hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý phế thải thực vật:

– Hệ thống bảo đảm an toàn:

2. Điều kiện nhà lưới, nhà kính

– Địa điểm:

– Diện tích:

– Năm đưa vào sử dụng:

– Lịch sử sử dụng cho đến thời điểm đăng ký:

– Tình trạng cách ly vật lý với môi trường bên ngoài:

– Hệ thống tưới và xử lý nước thải, nước mưa:

– Hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý phế thải thực vật:

– Hệ thống bảo đảm an toàn:

3. Điều kiện bảo quản lưu giữ thực vật biến đổi gen và vật liệu từ thực vật biến đổi gen

– Địa điểm:

– Diện tích:

– Năm đưa vào sử dụng:

– Lịch sử sử dụng cho đến thời điểm đăng ký:

– Tình trạng cách ly vật lý với môi trường bên ngoài:

– Hệ thống bảo đảm an toàn:

4. Điều kiện trang thiết bị

– Thiết bị chung:

– Thiết bị chuyên ngành:

5. Lực lượng cán bộ (nêu rõ danh sách cán bộ của cơ sở với các thông tin chi tiết gồm: tên, năm sinh, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực, công việc cụ thể được giao và các trách nhiệm có liên quan khác).

6. Quy trình khảo nghiệm (mô tả quy trình khảo nghiệm nhằm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học).

7. Cam kết

– Các thông tin nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về các thông tin đã cung cấp.

– Chấp hành các quy định về khảo nghiệm thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học./.

 

 

…, ngày… tháng… năm …
TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group