Định Nghĩa Về LOD Trong Kiểm Nghiệm Là Gì?

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về định nghĩa của LOD trong kiểm nghiệm là gì? Mời bạn đọc cùng cân nhắc.

Định Nghĩa Về LOD Trong Kiểm Nghiệm Là Gì?

1. Giới hạn phát hiện (Limit of detection-LOD):

LOD được định nghĩa là: Nghiên cứu giá trị nhỏ nhất khoảng phát hiện của một phương pháp nhưng không cần định lượng nồng độ chính xác.

Hiểu một cách đơn giản thì đây là nồng độ thấp nhất mà máy (phương pháp) xét nghiệm có thể phát hiện ra nhưng không cần định lượng chính xác nồng độ. Ví dụ giới hạn phát hiện xét nghiệm Glucose trên máy hóa sinh là 0,01 mmol/L. Tức là ở nồng độ 0,01 mmol/L, máy có thể phát hiện ra nhưng không chắc chắn con số chính xác là 0,01 mà có thể là 0,015 hoặc 0,02…

Để thực hiện xác nhận giới hạn phát hiện này có thể có nhiều phương pháp. Ở đây tôi đưa ra 2 phương pháp phổ biến là thực hiện trên mẫu trắng và thực hiện trên mẫu thử có nồng độ thấp.

2. Thử nghiệm LOD trên mẫu trắng.

2.1. Chuẩn bị vật liệu

Mẫu trắng là mẫu có thành phần tương tự mẫu thử nhưng không có chất cần phân tích. Ví dụ mẫu trắng Glucose là mẫu huyết thanh nhưng không có Glucose ở trong đó. Nói chung trong xét nghiệm Y học rất khó để tìm mẫu trắng. Một số nơi dùng nước cất hay dung dịch diluent để thay thế. Tuy nhiên xét về bản chất thì những mẫu đó không được coi là mẫu trắng vì thành phần không giống huyết thanh (huyết tương). Có thể bạn phải mua mẫu này. Khi đã có mẫu trắng bạn làm như sau:

2.2. Bố trí thí nghiệm

Chạy lặp 20 lần mẫu trắng ở trên trong cùng 1 ngày trong điều kiện cùng trang thiết bị và người thực hiện.

2.3. Tính kết quả

– Giá trị trung bình của 20 dữ liệu dùng hàm AVERAGE .

– SD của 20 dữ liệu dùng hàm STDEV.

– Giới hạn phát hiện: LOD = Giá trị trung bình + 3 SD.

2.4. Xác nhận lại LOD thực tiễn

LOD xác định ở trên là LOD lý thuyết, giờ ta cần xác nhận lại LOD đó để xem nó có phải là LOD thực tiễn không?

Bạn pha loãng mẫu QC1 về nồng độ xung quanh LOD lý thuyết (đã tính ở trên) sau đó chạy lặp lại 20 lần trong cùng 1 ngày. Nếu có ít nhất 19/20 kết quả đó ra > 0 thì LOD được xác nhận.

3. Thử nghiệm LOD trên mẫu thử (mẫu QC thấp)

3.1. Nhà sản xuất đã công bố LOD

Nếu nhà sản xuất đã khảo sát và công bố LOD thì ta chỉ cần pha mẫu QC nồng độ thấp đó về xung quanh LOD của nhà sản xuất đã công bố. Chạy lặp lại 20 lần. Nếu có ít nhất 19/20 kết quả đó ra > 0 thì LOD được xác nhận.

3.2. Nhà sản xuất chưa hoặc không công bố LOD

Trong trường hợp nhà sản xuất chưa công bố LOD thì ta làm như sau:

3.2.1. Vật liệu:

Sử dụng mẫu QC có nồng độ thấp hoặc mẫu bệnh nhân có mức bệnh lý thấp. Pha loãng mẫu với tỉ lệ thích hợp cho từng xét nghiệm.

3.2.2. Bố trí thí nghiệm

– Chạy lặp 20 lần mẫu ở trên trong cùng 1 ngày.

+ Với huyết học tế bào (RBC, WBC, PLT, HGB): Chạy 20 lần mẫu đã pha loãng ở trên.

+ Với Hóa sinh: Chạy 20 lần mẫu đã pha loãng ở trên.

3.2.3. Tính kết quả

Tính LOD:  Tính giá trị trung bình, và độ lệch chuẩn SD

LOD = 3 x SD

3.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá:

– Nếu 4 < R < 10   thì  nồng độ dung dịch thử là phù hợp và LOD  tính được là đáng tin cậy.

– Nếu R < 4  thì phải dùng dung dịch thử đậm đặc hơn, hoặc thêm một ít chất chuẩn vào dung dịch thử đã dùng và làm lại thí nghiệm và tính lại R.

– Nếu R > 10 thì phải dùng dung dịch thử loãng hơn, hoặc pha loãng dung thử đã dùng và làm lại thí nghiệm và tính lại R.

4. Chú ý

Tuy nhiên trong thực tiễn với các xét nghiệm Hóa sinh và Huyết học hiện nay thì LOD không có ý nghĩa về mặt lâm sàng do kết quả xét nghiệm thực của bệnh nhân không bao giờ thấp đến nồng độ như vậy. Do vậy việc khảo sát LOD là dư thừa và chính các nhà sản xuất thiết bị (hóa chất) cũng không công bố LOD và sẽ coi LOD chính bằng LOQ luôn. Do vậy, chúng ta cũng chỉ cần khảo sát LOQ là đủ.

Trên đây là nội dung mà chúng tôi đề cập đến quý bạn đọc liên quan đến định nghĩa LOD trong kiểm nghiệm là gì? Hy vọng nội dung trình bày sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com