Luật LVN Group chúng tôi dựa vào Hướng dẫn 23/HD-VKSTC năm 2020 về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành và biên soạn nội dung xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 tương ứng với các mục dưới đây: 

I. Yêu cầu về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 được xây dựng theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán; đảm bảo phù hợp với hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Việc xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 phải theo đúng các quy định của pháp luật về thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. Quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

Căn cứ việc thực hiện dự toán năm 2020, đơn vị dự kiến đầy đủ và phân tích làm rõ nhu cầu kinh phí cho các nhiệm vụ đặc thù tăng thêm trong năm 2021 và các nhiệm vụ phát sinh đã được cấp có thẩm quyền quyết định, đòi hỏi phải có kinh phí để thực hiện. Trong đó, chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, khả năng triển khai các nhiệm vụ, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ, các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

II. Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021

1. Đối với kinh phí quản lý hành chính

– Số biên chế năm 2020 (số biên chế được giao tại Quyết định số 193/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao); số người làm việc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

– Chi thường xuyên theo định mức: Xây dựng dự toán trên cơ sở định mức phân bổ kinh phí năm 2020 của VKSND tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 159/QĐ-VKSTC ngày 30/12/2019 của Viện trưởng VKSND tối cao áp dụng trong toàn ngành Kiểm sát.

– Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ quy định mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do ngân sách nhà nước đảm bảo, bao gồm:

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm lập dự toán: Bảng lương tại thời điểm tháng 7/2020 đã cập nhật các quyết định nâng lương đợt 1/2020 (gửi kèm quyết định) và danh sách dự kiến nâng lương thường xuyên đợt 2/2020 (danh sách kèm theo), được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội (17,5%), bảo hiểm y tế (3%), kinh phí công đoàn (2%)). Riêng đối với công chức làm công tác cơ yếu mức đóng góp bảo hiểm y tế là 4,5% (Biểu mẫu 1a, 1b).

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp công vụ và các khoản đóng góp của số biên chế được giao nhưng chưa tuyển (nếu có), được dự kiến trên cơ sở mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, hệ số lương 2,34/biên chế và các khoản đóng góp theo chế độ quy định.

+ Quỹ tiền lương, phụ cấp của số hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (số HĐLĐ thực có mặt) được xác định tương tự như cách xác định quỹ tiền lương đối với số biên chế thực có mặt, các khoản đóng góp theo chế độ (bảo hiểm xã hội (17,5%), bảo hiểm y tế (3%), kinh phí công đoàn (2%), bảo hiểm thất nghiệp (1%). (Biểu mẫu 2a, 2b).

– Quỹ tiền lương tăng thêm của số biên chế, hợp đồng lao động do nâng ngạch, nâng bậc, bổ nhiệm trong năm 2021, tính chi tiết theo số tháng được tăng lương (Biểu mẫu số 03 đính kèm).

– Quỹ lương giảm của số biên chế nghỉ hưu trong năm 2021, số biên chế phải tinh giản năm 2021 (nếu có).

Lưu ý rằng:

– Đối với việc tăng mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng từ ngày 01/07/2020 theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 của Quốc hội, VKSND tối cao sẽ có hướng dẫn cụ thể sau khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

– Thủ trưởng các đơn vị dự toán phải chịu trách nhiệm về việc lập dự toán quỹ tiền lương của đơn vị mình đảm bảo đúng quy định, không lập dự toán thừa hoặc thiếu quỹ tiền lương.

Đối với các biểu mẫu về tiền lương, đề nghị đơn vị lập dự toán theo đúng mẫu biểu gửi kèm (xác nhận của phòng Tổ chức cán bộ) để đảm bảo việc lập dự toán theo quy định.

– Kinh phí đặc thù thuê Luật sư của LVN Group, trợ cấp nhân chứng, bồi dưỡng phiên tòa, kiểm sát trại giam… các đơn vị thuyết minh cơ sở tính toán (số lượng án, số lượng và loại trại giam, số tiền) trên cơ sở số thực hiện năm 2020 và dự kiến tăng năm 2021 (nếu có).

– Kinh phí bảo trì, sửa chữa trụ sở làm việc, thuê trụ sở, mua sắm tài sản cấp bách phục vụ nhiệm vụ tăng thêm, kinh phí thuê nhà ở công vụ (nếu có) và kinh phí khác đơn vị lập dự toán các nhiệm vụ không được bố trí kinh phí trong định mức chi thường xuyên, kèm theo thuyết minh chi tiết về cơ sở lập dự toán. Cụ thể:

+ Kinh phí bảo trì, sửa chữa: Đơn vị rà soát kỹ nhu cầu bảo trì, sửa chữa trụ sở năm 2021, sắp xếp các dự án sửa chữa, bảo trì theo thứ tự ưu tiên về tính cấp bách, kèm theo thuyết minh chi tiết các nội dung: Tên công trình, năm đưa vào sử dụng, hiện trạng, lý do (sự cần thiết) phải sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng và dự toán kinh phí thực hiện từng hạng mục, công trình.

+ Kinh phí mua sắm tài sản phục vụ nhiệm vụ tăng thêm: Đánh giá thực trạng hiện có, thuyết minh cụ thể và dự toán chi tiết đề xuất mua sắm tài sản phục vụ nhiệm vụ tăng thêm theo quy định mới của pháp luật (loại tài sản, số lượng, đơn vị đề nghị được trang bị).

– Kinh phí trang phục: Lập dự toán chi tiết theo hướng dẫn riêng của VKSND tối cao và tổng hợp chung vào báo cáo dự toán chi NSNN năm 2021.

2. Các đơn vị sự nghiệp

Các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 theo quy định:

Kinh phí chi đảm bảo hoạt động thường xuyên

Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ và dự toán năm 2020; kế hoạch, nhiệm vụ được giao năm 2021, các đơn vị xây dựng dự toán trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi của đơn vị trong năm 2021 kèm theo thuyết minh chi tiết về cơ sở xây dựng dự toán.

Kinh phí không thường xuyên

Đơn vị dự toán kinh phí cho nhiệm vụ không thường xuyên và nhiệm vụ được Viện trưởng VKSND tối cao giao năm 2021 để lập dự toán kinh phí thực hiện.

Đồng thời các đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính 03 năm (giai đoạn 2021-2023) theo quy định để trình Bộ Tài chính thẩm định.

Đối với Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cần thuyết minh thêm chi tiết cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập của sinh viên.

3. Xây dựng dự toán kinh phí

Xây dựng dự toán kinh phí nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, kinh phí chi bảo đảm xã hội thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia như sau: 

– Văn phòng VKSND tối cao chủ trì phối hợp với vụ 14 và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí nghiên cứu khoa học năm 2021 để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của VKSND tối cao.

– Dự toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu, vốn ODA (nếu có); dự toán chi bảo đảm xã hội năm 2021.

– Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Các đơn vị căn cứ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2021 để lập dự toán theo quy định (số lớp, số ngày, số công chức được cử đi đào tạo, mức chi).

4. Dự toán chi đầu tư phát triển

Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN được xây dựng trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025. Đơn vị báo cáo thuyết minh và lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2021 chi tiết phải đảm bảo các nội dung cụ thể dự kiến cho từng dự án:

– Quyết toán dự án đã được VKSND tối cao phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành: Tổng mức được phê duyệt quyết toán; số vốn đã được cấp; số vốn đề nghị giao dự toán năm 2021.

– Đối với các dự án chuyển tiếp: Tổng mức đầu tư được phê duyệt; số vốn đã cấp đến hết năm 2020; số vốn đề nghị cấp năm 2021.

– Đối với các dự án dự kiến khởi công năm 2021: Thuyết minh rõ lý do, sự cần thiết phải đầu tư, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. VKSND tối cao ưu tiên những dự án có vốn hỗ trợ của địa phương đưa vào kế hoạch khởi công sớm trong năm 2021. Báo cáo tiến độ và dự kiến tiến độ làm thủ tục phê duyệt dự án để kịp khởi công dự án vào năm 2021 và số vốn đề nghị.

– Đối với các dự án thuộc Đề án chống xuống cấp theo Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 17/4/2006 và các dự án được cấp ứng theo Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 01/7/2009, dự kiến năm 2021 VKSND tối cao sẽ hoàn thành và trả nợ hết số vốn ứng trước. Do vậy đơn vụ nào còn số vốn ứng trước chưa hoàn trả (cấp tỉnh và cấp huyện) thì tổng hợp báo cáo đồng thời ghi rõ mã dự án và mã Kho bạc nơi dự án ứng vốn để VKSND tối cấp vốn trên hệ thống Tabmis đúng dự án.

III. Biểu mẫu dự toán

Các đơn vị lập dự toán thu, chi ngân sách theo Mẫu biểu số 05, 06, 14, 23, 27 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 342/2016/TT-BTC và các biểu mẫu đính kèm Hướng dẫn này. Đối với các đơn vụ sự nghiệp lập thêm Mẫu biểu số 07, 12.1, 12.2, 12.3, 12.4, 12.5 theo quy định; Mẫu biểu số 13 và 20 theo Thông tư 03/2017/BKHĐT-TT ngày 25/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để đảm bảo công tác tổng hợp và lập dự toán ngân sách toàn ngành đạt chất lượng, phản ánh đầy đủ nhiệm vụ phát sinh và công tác thảo luật dự toán hiệu quả, yêu cầu các đơn vị thực hiện báo cáo đầy đủ nội dung và biểu mẫu theo quy định.

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).