Lập pháp là gì, Cơ quan lập pháp là gì? 2023

Lập pháp là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của nhà nước, lập pháp được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách, thực hiện nghiên cứu soạn thảo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với chủ trương hoạt động của nhà nước.

Một nhà nước để thực hiện được những chính sách mình đề ra, thực hiện duy trì trật tự xã hội theo khuôn mẫu định sẵn, thì cần có hệ thống luật pháp thống nhất, là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước.

Lập pháp là gì?

Lập pháp là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của nhà nước, lập pháp được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách, thực hiện nghiên cứu soạn thảo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với chủ trương hoạt động của nhà nước.

Lập pháp trong mối tương quan khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau, do vậy lập pháp sẽ được hiểu theo nghĩa như sau:

– Lập pháp được hiểu là việc các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, thực hiện nghiên cứu soạn thảo ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật và sửa đổi văn bản pháp luật.

Việc thực hiện soạn thảo và ban hành Hiến pháp và các văn bản pháp luật phải tuân theo trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ, đảm bảo các đạo luật trong Hiến pháp có thể thực thi trong thực tế.

Hiến pháp là đạo luật gốc của quốc gia, là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, là khuôn mẫu quy định những vấn đề cơ bản của đất nước như chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bản chất nhà nước,…

Các văn bản luật dưới Hiến pháp chỉ quy định cụ thể trong các lĩnh vực, tuân theo tinh thần của Hiến pháp không được trái với quy định của Hiến pháp.

Các nhà làm luật sẽ tuân theo tinh thần trên để thực hiện soạn thảo sao cho phù hợp với cơ chế hoạt động của nhà nước, mục tiêu nhà nước muốn hướng tới, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật.

– Lập pháp còn được hiểu theo nghĩa là việc các cơ quan thực hiện nghiên cứu soạn thảo và ban hành ra văn bản pháp luật, thực hiện sửa đổi luật.

Theo khái niệm này lập pháp được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, không  bao gồm việc soạn thảo ban hành ra Hiếp pháp mà chỉ thực hiện soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật dưới Hiến pháp.

Ví dụ điển hình các văn bản pháp luật: Bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, luật đất đai, luật hôn nhân và gia đình, bộ luật lao động…

Nhằm hiểu rõ hơn về lập pháp là gì? Cơ quan lập pháp là gì? quý khách hàng đừng bỏ lỡ những chia sẻ tiếp theo về cơ quan lập pháp của chúng tôi dưới đây.

Lập pháp tiếng anh là gì?

Lập pháp tiếng anh là Legislative

Quy định về quyền lập pháp

Khái niệm quyền lập pháp (quyền làm luật) cần được phân biệt với khái niệm quyền soạn thảo luật. Pháp luật cho phép một đạo luật có thể được rất nhiều chủ thể khác nhau soạn thảo và trình lên Quốc hội. Trong thực tế nước ta, đa số các đạo luật đều do Chính phủ soạn thảo, một số ít được thực hiện bởi các chủ thể khác như Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt Trận tổ quốc…Như vậy, chủ thể có quyền lập pháp không nhất thiết là chủ thể soạn thảo luật.

Khi bàn đến quyền lập pháp của Quốc hội thì cũng cần xem xét khái niệm lập pháp ủy quyền. Đây là trường hợp Quốc hội ủy quyền cho Chính Phủ và các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, Viện Kiểm sát hoặc trong một số trường hợp là các tổ chức chính trị – xã hội… ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trong đa số các trường hợp, các đạo luật đều có quy định về việc Quốc hội trao quyền cho các cơ quan nhà nước khác, đặc biệt là Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy hành chính để chi tiết hóa nội dung các đạo luật đó.

Cơ quan lập pháp là gì?

Cơ quan lập pháp là một trong ba cơ quan trọng yếu thực hiện quyền lực của nhà nước, cơ quan này được nhà nước giao nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện chức năng lập pháp của nhà nước.

Cơ quan lập pháp ở mỗi mô hình nhà nước thì cơ quan nắm giữ quyền lập pháp khác nhau, mang tên gọi khác nhau. Cơ quan lập pháp phổ biến với các quốc gia trên thế giới là nghị viện và quốc hội.

Nước ta hiện nay cơ quan lập pháp thuộc về quốc hội, thực hiện lập hiến và lập pháp. Do quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, thể hiện quyền lực nhà nước, nên việc quốc hội thực hiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sẽ có giá trị pháp lý cao và bắt buộc toàn dân phải thực hiện.

Việc thực hiện quyền lập pháp ban hành và sửa đối Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật dưới Hiến pháp phải được thực hiện tuân theo trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ theo từng công đoạn.

– Việc lập pháp thực hiện theo các công đoạn như sau:

+ Soạn thảo Hiến pháp, văn bản pháp luật.

+ Thực hiện thẩm tra văn bản đã soạn thảo.

+ Thực hiện lấy ý kiến của văn bản từ Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội, từ nhân dân…

+ Thực hiện thông qua Hiến pháp, văn bản pháp luật.

Công bố văn bản trên các phương tiện thông tin truyền thông, phổ biến rộng rãi đến mọi người.

Cơ quan lập pháp tiếng anh là gì?

Cơ quan lập pháp tiếng anh là Legislature

Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện đúng hay sai?

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng thực hiện quyền lập hiến, lập pháp. Hiến pháp không quy định cho Quốc hội có chức năng đại diện

Tuy nhiên, câu hỏi của bạn không chỉ ra rõ ràng đó là đại diện trong lĩnh vực nào, hình thức đại diện gì nên chúng tôi chỉ trả lời trên cơ sở quy định trong Hiến pháp.

Những chia sẻ trên đây về  lập pháp là gì? Cơ quan lập pháp là gì? mong rằng sẽ là thông tin hữu ích đối với quý vị. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ, giải đáp hãy liên hệ chúng tôi qua số điện thoại 1900.0191  để được thông tin cụ thể nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com