Mẫu bản kiểm điểm học sinh trốn tiết, trốn học, ra khỏi chỗ ngồi

Bản kiểm điểm học sinh thường được các bạn học sinh viết vào thời gian sau khi có sự việc, hành vi vi phạm nội quy, quy định nhà trường. Các em học sinh viết bản kiểm điểm để tường trình sự việc xảy ra, nhận lỗi về hành vi của mình và tự kiểm điểm bản thân.

1. Bản kiểm điểm là gì? 

– Bản kiểm điểm là văn bản do một cá nhân viết để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một khoảng thời gian để làm gì và làm được gì hay đưa, để từ đó có thể rút ra được kinh nghiệm và đưa ra định hướng kế hoạch cho thời gian sắp tới. 

– Đối tượng viết bản kiểm điểm có thể bao gồm hầu hết mọi tuổi, giới tính, nghề nghiệp,.. đều có thể tự viết bản kiểm điểm bản thân hoặc viết theo yêu cầu của người khác kiểm điểm về lỗi, hành vi của mình gây ra. Đặc biệt, bản kiểm điểm thường được áp dụng đối với đối tượng học sinh. 

– Bản kiểm điểm học sinh là mẫu đơn do học sinh tự viết, không theo khuôn mẫu nào để tự xem xét, đánh giá lại và điều chỉnh hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì, vi phạm những gì để có phương hướng phát triển, sửa chữa cho kỳ học sau. 

Bản kiểm điểm học sinh thường được các bạn học sinh viết vào thời gian sau khi có sự việc, hành vi vi phạm nội quy, quy định nhà trường. Các em học sinh viết bản kiểm điểm để tường trình sự việc xảy ra, nhận lỗi về hành vi của mình và tự kiểm điểm bản thân. 

2. Mẫu Bản kiểm điểm cho học sinh trốn tiết, trốn học, ra khỏi chỗ ngồi chuẩn nhất:

2.1. Mẫu Bản kiểm trốn tiết học:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

……, ngày…… tháng…. năm……. 

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN 

Kính gửi ban giám hiệu trường: ………………………… 

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: …………… 

Tên em là …………………Là học sinh lớp ………………… 

Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau: 

Nội dung sự việc: Vào Thứ….Ngày…..Tháng… năm…. em có bỏ tiết học môn toán mà không được sự đồng ý của thầy/ cô giáo phụ tráchgây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng. 

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra. 

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn! 

…………, ngày … tháng … năm

Chữ ký học sinh   

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                                                                                                           Chữ ký phụ huynh 

                                                                                                                                                                                          (Ký, ghi rõ họ tên)

 

2.2. Mẫu Bản kiểm điểm cho học sinh trốn học:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

  

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN 

Kính gửi:    – Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp…. 

                   – Cùng toàn thể thầy, cô giáo bộ môn…. 

Tên em là:……………………………..                         Sinh ngày……………………………..   

Là học sinh lớp……….…………….                           Trường:…………………………………………….. 

Hôm nay, em viết bản kiểm điểm này để nhận lỗi của mình như sau: 

Vào …………………., em có vi phạm lỗi đó là trốn học bỏ đi chơi mà chưa được sự đồng ý của thầy/cô giáo. Em tự nhận thấy là hành vi của em là sai, gây ảnh hưởng tới các bạn trong lớp và khiến thầy, cô phiền lòng. 

Em cảm thấy rất hối hận vì đã để xảy ra chuyện này. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm. Nếu tái phạm, em xin chịu mọi hình thức kỷ luật mà thầy cô và lớp đề ra. Kính mong thầy cô và các bạn tha thứ và giúp đỡ để em có thể tiến bộ hơn trong học tập. 

Em xin trân trọng cảm ơn! 

Chữ ký học sinh   

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                                                                                                                           Chữ ký phụ huynh 

                                                                                                                                                                                          (Ký, ghi rõ họ tên

2.3. Mẫu Bản tự kiểm điểm cá nhân: 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN 

Học kì ……. (năm học 20…… – 20……) 

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp ………………………….. 

Em tên là:………………………………………..

Học sinh lớp ……………………………….. Trường…………………..

Trong học kì …… (năm học 20…… – 20…..) vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau 

– Về ưu điểm: 

Hoạt động phong trào:………………………… 

Học tập:…………………………………………….. 

Vấn đề khác:……………………………………..

– Khuyết điểm: Trong học kì …… vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau: 

Lỗi vi phạm 

Số lần 

Vắng có phép, xin về 

 

Vắng không phép 

 

Không chuẩn bị bài 

 

Không làm bài tập 

 

Không học bài 

 

Bị điểm kém (<5) 

 

Không phù hiệu 

 

Không đồng phục 

 

Bị quản sinh phê bình 

 

Mất TT 

 

Bị phê bình ghi SĐB 

 

Đánh nhau 

 

Vô lễ với GV 

 

Vi phạm khác:………………………………….. 

* Tự xếp loại hạnh kiểm:……………………. 

* Ý kiến cá nhân:………………………………. 

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em. 

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn! 

……………, ngày…..tháng……năm…….

Người viết kiểm điểm 
(Ký, ghi rõ họ tên) 

3. Bản kiểm điểm dùng trong trường hợp nào? 

Bản kiểm điểm của học sinh thường được sử dụng trong 02 trường hợp: 

– Kiểm điểm khi học sinh có hành vi vi phạm nội quy, quy định của nhà trường. 

– Kiểm điểm cuối năm để tự đánh giá, tổng kết thành tích, kết quả đạt được; ưu, nhược điểm của bản thân trong một năm học vừa qua. 

4. Nội dung Bản kiểm điểm cho học sinh 

Nội dung:  

Nội dung của Bản kiểm điểm học sinh bao gồm đầy đủ những thông tin từ quốc hiệu, tiêu ngữ giống với những mẫu đơn từ khác, tên bản kiểm điểm được trình bày rõ ràng và chi tiết nhất. Tiếp đến là những thông tin cá nhân người làm kiểm điểm, họ tên, học sinh lớp nào, trường nào, kỳ học, ưu điểm khuyết điểm cùng với những lỗi mắc phải được trình bày rõ ràng cùng với số lần mắc lỗi cụ thể trong bảng. Sau việc tự đánh giá tất cả các hoạt động phong trào đến học tập cũng như các vấn đề khác học sinh tự xếp loại hành kiểm của mình cùng với ý kiến cá nhân được đưa ra cụ thể nhất. 

Trong bản kiểm điểm học sinh các bạn cũng cần thể hiện được toàn bộ những công việc hay hoạt động của mình để có thể đánh giá và đưa ra kết quả xếp loại hợp lý nhất. Trong bản kiểm điểm các bạn học sinh cần thể hiện bằng ngôn ngữ sinh động, cùng với những lời hứa cố gắng phấn đấu để thực hiện công việc và nội quy của nhà trường tốt nhất. Với mẫu bản kiểm điểm, học sinh có các mẫu khác nhau sử dụng cho từng trường hợp. Các bạn học sinh có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình những mẫu đơn giản cũng như thích hợp nhất. 

Bản kiểm điểm học sinh được dùng trong rất nhiều những trường hợp, các bạn học sinh mắc phải những lỗi cơ bản trong trường trong lớp như nói chuyện, đi học muộn, không thuộc bài cùng với rất nhiều những lý do khác về không chấp hành đúng nội quy, đồng phục không đúng, kết quả học tập kém… Tất cả đều là những lý do để viết bản kiểm điểm. Các cách viết bản kiểm điểm cho mỗi việc lại khác nhau, có sự trình bày khách về nội dung, chính vì thế tùy thuộc vào từng lỗi vi phạm mà các bạn học sinh tìm hiểu cách viết bản kiểm điểm thích hợp nhất. 

Có rất nhiều học sinh không biết viết bản kiểm điểm thế nào cho đúng cũng như không biết phải làm sao để có thể hoàn thiện bản kiểm điểm nhanh chóng gửi tới thầy cô và nhà trường. Trong mỗi bản kiểm điểm các bạn học sinh cần trình bày rõ ràng lỗi của mình cũng như rút kinh nghiệm cho những lần sau để tránh trường hợp thường xuyên viết bản kiểm điểm, ảnh hưởng tới quá trình học tập. 

*Bố cục 

– Bố cục bản kiểm điểm cho học sinh khi có hành vi vi phạm của học sinh: 

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…). 

+ Nêu rõ tên văn bản (bản kiểm điểm cá nhân). 

+ Kính gửi: ban giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm. 

+ Họ và tên học sinh viết kiểm điểm, thông tin về lớp học. 

+ Nội dung kiểm điểm: hành vi vi phạm, nguyên nhân vi phạm. 

+ Xác định lỗi sai và cam kết nếu tái phạm lỗi. 

+ Địa điểm, thời gian làm kiểm điểm. 

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh học sinh. 

– Bố cục bản tự kiểm điểm của học sinh vào cuối học kỳ, năm học: 

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…). 

+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….). 

+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm lớp … 

+ Trong học kỳ…. năm học… hoặc trong năm học… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau: 

Nêu những ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác. 

Nêu những khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân). 

+ Tự xếp loại hạnh kiểm của bản thân. 

+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm. 

+ Chữ ký học sinh và chữ ký phụ huynh. 

5. Hướng dẫn viết bản kiểm điểm cho học sinh  

– Mặc dù bản kiểm điểm là văn bản thông dụng và được cá nhân viết. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo một số nội dung và quy tắc nhất định: 

– Quốc hiệu: Cần ghi bằng chữ in hoa và được trình bày ra giữa trang giấy 

– Tiêu ngữ: Cần phải ghi rõ bản kiểm điểm về việc gì, viết chữ in hoa và trình bày ra giữa trang giấy. 

– Cần phải có ngày tháng năm lập biên bản 

– “Kính gửi”: cần nêu rõ gửi ai và được trình bày ra giữa trang giấy. 

– Thông tin của người viết bản kiểm điểm cần được nêu rõ bao gồm tên, lớp,… 

– Thời gian vi phạm cũng như lý do viết bản kiểm điểm. 

– Lời hứa, cam của bản thân về việc vi phạm 

– Cuối cùng sẽ là chữ ký của người viết bản kiểm điểm, có thể bao gồm cả chữ ký của người làm chứng (trong trường hợp của học sinh viết bản kiểm điểm thì có thể có chữ ký của phụ huynh). 

Theo dõi chúng tôi trên
5/5(1
bình chọn
)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com