Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận, làm căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm, do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
Biên bản vi phạm sử dụng để ghi nhận những vi phạm trong các lĩnh vực nhất định và do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Vậy biên bản vi phạm hành chính là gì? Được quy định ở đâu sẽ được Luật LVN Group giải đáp trong nội dung bài viết này.
Biên bản vi phạm hành chính là gì?
Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận những diễn biến, kết quả của một hoạt động nào đó, một vi phạm trong lĩnh vực hành chính, biên bản vi phạm hành chính ghi chép lại về thời gian, địa điểm, hành vi, nội dung của vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi nhận, làm căn cứ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm, do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.
Biên bản vi phạm bao gồm các nội dung như sau;
– Địa điểm, ngày tháng năm lập biên bản.
– Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người, tổ chức vi phạm.
– Họ tên, chức vụ, cơ quan đơn vị của người lập biên bản.
– Thời gian, địa điểm vi phạm.
– Hành vi vi phạm cụ thể.
– Biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm.
– Tình trạng tang vật, phương tiện, lời khai của người vi phạm, lời khai nhân chứng, người bị thiệt hại
Biên bản xử lý vi phạm hành chính sẽ được lập thành 02 bản theo quy định tại Điều 58, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; có chữ ký của người lập biên bản và chủ thể vi phạm ký/ điểm chỉ. Biên bản vi phạm hành chính sẽ giao cho người, tổ chức vi phạm giữ 01 bản.
Một hành vi vi phạm chỉ được lập 01 biên bản một lần
Nếu hành vi vi phạm đã được lập biên bản và có quyết định xử phạt mà chưa thi hành hoặc đang thi hành, chủ thể vi phạm vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đó thì hành vi này sẽ là hành vi vi phạm mới và sẽ lập biên bản vi phạm mới.
Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính?
Như chúng ta đã biết, biên bản vi phạm hành chính được lập nhằm ghi nhận lại hành vi của chủ thể vi phạm hành chính. Vậy khi nào cơ quan chức năng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính thì thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
– Khi cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đang thi hành công vụ mà phát hiện hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý thì phải kịp thời lập biên bản vi phạm (trừ những trường hợp xử phạt không cần lập biên bản).
– Nếu phát hiện vi phạm thông qua các phương tiện, công cụ kỹ thuật thì sau khi tìm được cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
– Đối với các hành vi vi phạm trên tàu bay, tàu biển hay tàu hỏa thì thuyền trưởng, trưởng tàu sẽ có trách nhiệm lập biên bản và giao lại cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Căn cứ vào quy định nêu trên, thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính thông thường là 07 ngày kể từ ngày lập biên bản. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt là 67 ngày (chỉ áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh…).
Nếu quá thời hạn quy định nêu trên thì người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền lập biên bản vi phạm hành chính?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính sẽ bao gồm: người có thẩm quyền xử phạt, công chức viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo quy định; những người là thuyền trưởng, trưởng tàu. Cụ thể các chức danh có quyền sẽ được quy định trong văn bản của từng lĩnh vực khác nhau.
Mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất
Các biên bản vi phạm hành chính được quy định trong các văn bản khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực cụ thể. Đối với lĩnh vực vi phạm trong giao thông, đường bộ và đường sắt sẽ được quy định trong thông tư số 37/2017/TT-BGTVT và mẫu biên bản vi phạm hiện nay là mẫu MBB 01 tại Thông tư này.
CƠ QUAN (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/BB–VPHC |
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt *
Hôm nay, hồi …… giờ …… phút, ngày ……/ …../…, tại (2)…………………………………………..
Căn cứ……………………………………………………………………………………………………………… (3)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……………………………………………… Chức vụ:…………………………………
Họ và tên: ……………………………………………….. Chức vụ: ………………………………….
Cơ quan:………………………………………………………………………………………………………………
2. Với sự chứng kiến của (4):
a) Họ và tên: …………………………………………………… Nghề nghiệp:………………………….
Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………..
b) Họ và tên: ……………………………………………… Nghề nghiệp:…………………………..
Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………..
c) Họ và tên: ……………………………………………………. Chức vụ:………………………………
Cơ quan:………………………………………………………………………………………………………………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với<ông (bà)/tổ chức>có tên sau đây:
<1. Họ và tên>: …………………………………………………………. Giới tính:………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……./ ……./ …………. Quốc tịch:………………………………………….
Nghề nghiệp:………………………………………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại:………………………………………………………………………………………………………
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……..; ngày cấp: …./ …./ …..; nơi cấp:……………
Hạng xe được phép điều khiển ghi trong GPLX(5):……………………………………………………..
<1. Tên tổ chức vi phạm>: ……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp: …………………………………………………………………………………………….
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………….
Ngày cấp: ………../ ……/ …………; nơi cấp:…………………………………………………………….
Người đại diện theo pháp luật (6): …………………………………………………… Giới tính:………
Chức danh (7):……………………………………………………………………………………………………….
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính (8): …………………………………………………………….
3. Quy định tại (9) …………………………………………………………………………………………………..
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (10): …………………………………………………………………………..
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11): …....
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT |
Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Chủng loại |
Tình trạng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT |
Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy tờ có liên quan |
Số lượng |
Tình trạng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn (12) ……..ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) (13) ………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi <văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp/văn bản giải trình> đến ông (bà) (14) ………. để thực hiện quyền giải trình.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt lúc….giờ ……, ngày …../ …../…. tại …………… để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày …../ …../…, gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu tên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (13)……………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>
Lý do ông (bà) (13)….cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản (15): ………….
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
|
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
Trên đây là giải thích về biên bản vi phạm hành chính, quý độc giả nếu còn những thắc mắc có thể liên hệ Tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group để được giải đáp.
>>>>> Tham khảo: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính?