Mẫu Hợp đồng Thi công xây dựng công trình

Mẫu Hợp đồng Thi công xây dựng công trình

(Công bố kèm theo văn bản số 2508/BXD-VP ngày 26/11/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố mẫu hợp đồng xây dựng)


MỤC LỤC

Phần 1 – Các căn cứ ký kết hợp đồng

Phần 2 – Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng

Điều 1. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

Điều 2. Các định nghĩa và diễn giải

Điều 3. Các qui định chung

Điều 4. Khối lượng và phạm vi công việc

Điều 5. Giá hợp đồng, Tạm ứng và thanh toán

Điều 6. thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng

Điều 7. tiến độ thi công và thời hạn hoàn thành

Điều 8. quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ chung của Chủ đầu tư

Điều 10. Nhiệm vụ quyền hạn của nhà tư vấn

(Trong trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn

Điều 11. Nhà thầu phụ được chỉ định

Điều 12. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư

Điều 13. các qui định về việc sử dụng lao động

Điều 14. vật liệu, Thiết bị và tay nghề của Nhà thầu

Điều 15. chạy thử khi hoàn thành

Điều 16. Nghiệm thu của chủ đầu tư

Điều 17. Trách nhiệm đối với các sai sót

Điều 18. đo lường và đánh giá

Điều 19. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

Điều 20. Rủi ro và Trách nhiệm

Điều 21. Bảo hiểm

Điều 22. Bất khả kháng

Điều 23. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

Điều 24. Quyết toán hợp đồng

Điều 25. Điều khoản chung

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––

(Địa danh), ngày……tháng……..năm…….

HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG

Số: ……/…..(Năm) /…(ký hiệu hợp đồng)

Về việc: Thi công xây dựng

Cho công trình hoặc gói thầu (tên công trình và hoặc gói thầu) Số ………….

thuộc dự án (tên dự án) ………..

Giữa

( Tên giao dịch của chủ đầu tư )

( Tên giao dịch của Nhà thầu )

 

Phần 1 – Các căn cứ ký kết hợp đồng

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4;

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 thỏng 11 năm 2005,của Quốc hội khoá;

Căn cứ  Nghị định số 111/2006/NĐ – CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu .

Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ;

Căn cứ Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng ;

Căn cứ kết quả lựa chọn Nhà thầu tại văn bản số (Quyết định số …).

Phần 2 – Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng

Mở đầu

Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm ……. tại (Địa danh) …………………………, chúng tôi gồm các bên dưới đây:

  1. Chủ đầu tư (viết tắt là CĐT),

Tên giao dịch …………………………..

Đại diện (hoặc người đươc uỷ quyền) là: ………………  Chức vụ: …………

Địa chỉ: …………………..

Tài khoản: ……………….

Mã số thuế : ………………..

Điện thoại: ……………………..              Fax : …………………………

E-mail : ……………………………

là một Bên

  1. Nhà thầu:

Tên giao dịch :

Đại diện (hoặc người đươc uỷ quyền) là: ….. . …  Chức vụ: ……………

Địa chỉ: …………………………………………………………………..

Tài khoản: ………………………………………………………………

Mã số thuế : ………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………     Fax :    …………………………..

E-mail : ……………………………………

là Bên còn lại.

Chủ đầu tư  và Nhà thầu  được gọi riêng là Bên và gọi chung là Các Bên.

Các Bên tại đây thống nhất thoả thuận như sau:

Điều 1. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

1.1. Hồ sơ hợp đồng  

Hồ sơ hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng, bao gồm các căn cứ ký kết hợp đồng, các điều khoản, điều kiện của hợp đồng này và các tài liệu sau:

1.1.1. Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

1.1.2. Điều kiện riêng (nếu có): Phụ lục số … [Tiến độ thi công]; Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]; Phụ lục số … [Các loại biểu mẫu];

1.1.3. Đề xuất của Nhà thầu và tài liệu kèm theo;

1.1.4. Các chỉ dẫn kỹ thuật, các bản vẽ thiết kế, điều kiện tham chiếu (Phụ lục số …[Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư]);

1.1.5. Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng;

1.1.6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác (nếu có);

1.1.7. Các tài liệu khác (các tài liệu – Phụ lục bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng).

1.2. Thứ tự ưu tiên của các tài liệu

Nguyên tắc những tài liệu cấu thành nên hợp đồng là quan hệ thống nhất giải thích tương hỗ cho nhau, nhưng nếu có điểm nào không rõ ràng hoặc không thống nhất thì các bên có trách nhiệm trao đổi và thống nhất. Trường hợp, các bên không thống nhất được thì thứ tự ưu tiên các tài liệu cấu thành hợp đồng để xử lý vấn đề không thống nhất được qui định như sau:

1.2.1. Thông báo trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu;

1.2.2. Điều kiện riêng (nếu có): Phụ lục số … [Tiến độ thi công]; Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]; Phụ lục số … [Các loại biểu mẫu và Các tài liệu khác là bộ phận của Hợp đồng];

1.2.3. Đề xuất của Nhà thầu và tài liệu kèm theo (Phụ lục số … [Hồ sơ dự thầu hoặc sồ sơ đè xuất của Nhà thầu];

1.2.4. Các chỉ dẫn kỹ thuật, các bản vẽ thiết kế, điều kiện tham chiếu (Phụ lục số …[Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư]);

1.2.5. Các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng;

1.2.6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng và các bảo lãnh khác (nếu có);

1.2.7. Các tài liệu khác (các tài liệu – Phụ lục bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng).

Điều 2. Các định nghĩa và diễn giải

Các từ và cụm từ (được định nghĩa và diễn giải) sẽ có ý nghĩa như diễn giải sau đây và  được áp dụng cho Hợp đồng này trừ khi ngữ cảnh đòi hỏi diễn đạt từ một ý nghĩa khác:

2.1. “Chủ đầu tư” là ….. (tên giao dịch của chủ đầu tư) như đó núi đến trong phần các bên tham gia hợp đồng và những người  có quyền kế thừa hợp phỏp của Chủ đầu tư mà không phải là bất kỳ đối tượng nào do người đó uỷ quyền.

2.2. “Nhà thầu”  là ………… (tờn của Nhà thầu trong đơn dự thầu được Chủ đầu tư Chấp thuận) như được nờu ở phần các bên tham gia hợp đồng và những người kế thừa hợp phỏp của Nhà thầu mà không phải là bất kỳ đối tượng nào do người đó uỷ quyền.

2.3. “Đại diện Chủ đầu tư” là … (người được Chủ đầu tư nêu ra trong Hợp đồng hoặc được chỉ định theo từng thời gian theo Điều … Khoản …  [Đại diện của Chủ đầu tư]) và điều hành công việc thay mặt cho Chủ đầu tư.

2.4. Nhà tư vấn là người do Chủ đầu tư thuê để thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.

2.5. Tư vấn thiết kế là nhà thầu thực hiện việc thiết kế xây dựng công trình.

2.6. Dự án là … (tên dự án).  

2.7. Đại diện Nhà tư vấn là người được Nhà tư vấn chỉ định làm đại diện để thực hiện các nhiệm vụ do tư vấn giao và chịu trách nhiệm trước Nhà tư vấn.

2.8. “Đại diện Nhà thầu” là … (người được Nhà thầu nêu ra trong Hợp đồng hoặc được Nhà thầu chỉ định theo Khoản 8.3 [Đại diện Nhà thầu]) và điều hành công việc thay mặt Nhà thầu.

2.9. “Nhà thầu phụ” là … (bất kỳ Tổ chức hay cá nhân nào ký hợp đồng với Nhà thầu để trực tiếp điều hành thi công xây dựng công trình trên công trường sau khi được Chủ đầu tư chấp thuận và những người kế thừa hợp pháp).

2.10.  “Hợp đồng” là phần căn cứ ký kết hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng, những Điều kiện này và các tài liệu … (theo qui định tại Khoản 1.1 [Hồ sơ hợp đồng]).

2.11. “ Hồ sơ mời thầu” hoặc “ Hồ sơ Yêu cầu của Chủ đầu tư”  là toàn bộ tài liệu theo qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư].

2.12. Hồ sơ Dự thầu” hoặc “Hồ sơ đề xuất của Nhà thầu” là đơn dự thầu được ký bởi Nhà thầu và tất cả các văn bản khác mà Nhà thầu đệ trình được đưa vào trong hợp đồng theo qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ dự thầu hoặc sồ sơ đề xuất của Nhà thầu].

2.13. Chỉ dẫn kỹ thuật (thuyết minh kỹ thuật) là các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định cho Công trình … và bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung cho các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật đó.

2.14. Bản vẽ thiết kế là tất cả các bản vẽ, bảng tính toán và thông tin kỹ thuật tương tự của Công trình … do Chủ đầu tư cấp cho Nhà thầu hoặc do Nhà thầu nộp đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

2.15. Bảng tiên lượng là bảng kê chi tiết đã định giá và hoàn chỉnh về khối lượng các hạng mục công việc cấu thành một phần nội dung của Hồ sơ thầu.

2.16. Đơn dự thầu là đề xuất có ghi giá dự thầu để thi công, hoàn thiện công trình và sửa chữa mọi sai sót trong công trình theo đúng các điều khoản qui định của hợp đồng do Nhà thầu đưa ra đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

2.17. Bên là Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu tuỳ theo ngữ cảnh (yêu cầu) diễn đạt.

2.18. “Ngày khởi công” là ngày được thông báo theo Khoản 8.1 [Ngỡy khởi công], trừ khi được nêu khác trong thoả thuân Hợp đồng

2.19. “Thời hạn hoàn thành” là thời gian để hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình (tuỳ từng trường hợp) theo Khoản 7.2 [Thời hạn hoàn thành] bao gồm cả sự kéo dài thời gian theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], được tính từ ngày khởi công.

2.20. “Biên bản nghiệm thu” là biên bản được phát hành theo Điều 16 [Nghiệm thu của Chủ đầu tư]

2.21. “Ngày” trừ khi được quy định khỏc, “ngày” được hiểu là ngày dương lịch và “thỏng” được hiểu là thỏng dương lịch.

2.22. “Thiết bị Nhà thầu” là toàn bộ thiết bị máy móc, phương tiện, xe cộ và các thứ khác yêu cầu phải có để nhà thầu thi công, hoàn thành công trình và sửa chữa bất cứ sai sót nào. Tuy nhiên, thiết bị của Nhà thầu không bao gồm các công trình tạm, thiết bị của Chủ đầu tư (nếu có), thiết bị, vật liệu và bất cứ thứ nào khác nhằm tạo thành hoặc đang tạo thành một Công trình chính.

2.23. “Công trình chính” là các công trình … (tên công trình) mà Nhà thầu thi công theo Hợp đồng.

2.24. “Hạng mục công trình” là một công trình chính đơn lẻ được nêu trong hợp đồng (nếu có).

2.25. “Công trình tạm” là tất cả các công trình phục vụ thi công công trình chính.

2.26. Công trình là công trình chính và công trình tạm hoặc là một trong hai loại công trình này.

2.27. “Thiết bị của Chủ đầu tư” là máy móc, phương tiện do Chủ đầu tư cấp cho Nhà thầu sử dụng để thi công công trình, như đã nêu trong Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư].

2.28. “Bất khả kháng” được định nghĩa tại Điều 22 [Bất Khả kháng]

2.29. “Luật” là toàn bộ hệ thống luật pháp của nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2.30. “Công trường” là  địa điểm Chủ đầu tư giao cho Nhà thầu để thi công công trình cũng như bất kỳ địa điểm nào khác được qui định trong hợp đồng.

2.31. “Thay đổi” là sự thay đổi (điều chỉnh) phạm vi công việc, Chỉ dẫn kỹ thuật, Bản vẽ thiết kế, Giá hợp đồng hoặc Tiến độ thi công khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Chủ đầu tư.

Điều 3. Các qui định chung

3.1. Luật và ngôn ngữ

Hợp đồng chịu sự điều tiết của hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Ngôn ngữ giao dịch là tiếng Việt (đối với các hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ giao dịch là tiếng Việt và tiếng Anh).

3.2. Nhượng lại 

Không bên nào được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Hợp đồng hoặc bất cứ phần lợi ích hoặc quyền lợi trong hoặc theo Hợp đồng. Tuy nhiên, các bên:

(a)  có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần Hợp đồng với sự thoả thuận trước của phía bên kia theo sự suy xét thận trọng và duy nhất của phía bên đó.

(b)  có thể dùng làm bảo lãnh đối với một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

3.3. Việc bảo quản và cung cấp tài liệu

Tài liệu của Nhà thầu phải được Nhà thầu cất giữ cẩn thận, trừ khi và cho tới khi được Chủ đầu tư tiếp nhận. Nhà thầu phải cung cấp cho Chủ đầu tư  6 bản sao mỗi bộ tài liệu của Nhà thầu.

Nhà thầu phải giữ trên công trường một bản sao Hợp đồng và các tài liệu của hợp đồng theo Khoản 1.1 [Hồ sơ hợp đồng].

Nếu một Bên phát hiện thấy lỗi hoặc sai sót về mặt kỹ thuật trong một tài liệu đã chuẩn bị để dùng thi công công trình, thì Bên đó phải thông báo ngay cho Bên kia biết những lỗi hoặc sai sót này.

3.4. Việc bảo mật 

Ngoại trừ trường hợp cần thiết để thực hiện theo nghĩa vụ hoặc tuân theo các qui định của pháp luật, cả hai bên đều phải xem các chi tiết của Hợp đồng là bí mật và của riêng mình. Nhà thầu không được xuất bản, cho phép xuất bản hay để lộ bất kỳ chi tiết nào của công trình trên mọi sách báo thương mại hoặc kỹ thuật hoặc một nơi nào khác mà không có sự thoả thuận trước đó của Chủ đầu tư.

3.5. Chủ đầu tư sử dụng tài liệu của Nhà thầu  

Giữa các bên với nhau, Nhà thầu giữ bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác đối với tài liệu của Nhà thầu.

Nhà thầu được xem như (bằng cách ký Hợp đồng) cấp cho Chủ đầu tư một Giấy phép có thể chuyển nhượng không có thời hạn chấm dứt, không độc quyền, không phải trả tiền bản quyền về việc sao chụp, sử dụng và thông tin các tài liệu của Nhà thầu, bao gồm cả tiến hành và sử dụng các cải tiến. Giấy phép này phải:

(a) áp dụng trong suốt quá trình hoạt động thực tế hoặc dự định (dù dài thế nào chăng nữa) của các bộ phận liên quan đến công trình.

(b)  giao quyền cho ai đó sở hữu một cách thích hợp các phần liên quan đến công trình, sao chụp, sử dụng và thông tin tài liệu của Nhà thầu với mục đích hoàn thành, vận hành, bảo dưỡng, sửa đổi, điều chỉnh, sửa chữa và phá dỡ công trình, và

(c) trường hợp tài liệu của Nhà thầu ở dạng chương trình máy tính và phần mềm khác, cho phép họ sử dụng trên bất cứ máy vi tính nào trên công trường và các nơi khác như đã trù tính cụ thể trong Hợp đồng, kể cả việc thay máy tính do Nhà thầu cấp.

Trường hợp, Nhà thầu không đồng ý thì Chủ đầu tư (hoặc Đại diện của mình) không được sử dụng, sao chụp tài liệu của Nhà thầu hoặc thông tin cho bên thứ 3 vì mục đích khác với những mục đích cho phép trong Khoản này.

3.6. Việc Nhà thầu sử dụng tài liệu của Chủ đầu tư

Giữa các bên, Chủ đầu tư giữ bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác về Hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư) và các tài liệu khác của Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư. Nhà thầu có thể, bằng chi phí của mình, sao chụp, sử dụng và nhận thông tin về những tài liệu này vì mục đích của Hợp đồng. Nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư Nhà thầu sẽ không được sao chụp, sử dụng hoặc thông tin những tài liệu đó cho bên thứ 3, trừ khi điều đó là cần thiết vì mục đích của Hợp đồng.

3.7. Tuân thủ pháp luật

Nhà thầu, khi thực hiện Hợp đồng, phải tuân thủ pháp luật hiện hành của nước Công hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các bên phải:

(a)  Chủ đầu tư phải đảm bảo điều kiện khởi công công trình theo qui định của pháp luật ;

(b) Nhà thầu phải thông báo, nộp tất cả các loại thuế, lệ phí, phí và có tất cả giấy phép và phê chuẩn, theo qui định của pháp luật liên quan đến thi công xây dựng, hoàn thành công trình và sửa chữa sai sót; Nhà thầu phải bồi thường và gánh chịu thiệt hại cho Chủ đầu tư những hậu quả do sai sót vì không tuân thủ pháp luật của mình gây ra.

3.8. Đồng trách nhiệm và đa trách nhiệm

Trường hợp là Nhà thầu liên danh thì:

(a) HỢP ĐỒNG này ràng buộc trỏch nhiệm riờng rẽ và liờn đới mỗi thành viờn trong liờn danh (cựng với người thừa kế và người được chuyển nhượng hợp phỏp tương ứng của thành viờn đú). HỢP ĐỒNG sẽ được hiểu và diễn giải một cỏch tương ứng như vậy;

(b)  Liên danh Nhà thầu này phải thông báo cho Chủ đầu tư về người đứng đầu liên danh, là người sẽ có thẩm quyền liên kết Nhà thầu và từng thành viên trong liên danh;

(c) NHÀ THẦU ĐỨNG ĐẦU liên danh được chấp thuận là cú đầy đủ thẩm quyền để ràng buộc tất cả cỏc thành viờn tạo thành NHÀ THẦU trong tất cả cỏc vấn đề liờn quan đến HỢP ĐỒNG và được uỷ quyền để đưa ra cỏc quyết định thay mặt NHÀ THẦU, và được đơn phương định đoạt việc thực thi tất cả cỏc quyền hạn trao cho NHÀ THẦU theo HỢP ĐỒNG này.

(d) Nhà thầu không được thay đổi cơ cấu hoặc tư cách pháp lý của mình nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

Để trỏnh hiểu lầm, trỏch nhiệm riờng rẽ và liờn đới của mỗi thành viờn tạo thành NHÀ THẦU sẽ khụng cú ý định để bị ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung của Thoả thuận liờn danh trong Phụ lục số …

Điều 4. Khối lượng và phạm vi công việc

Nhà thầu sẽ thực hiện việc thi công xây dựng công trình được mô tả trong Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư] trên cơ sở giá hợp đồng theo Điều 5 [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán], như được mô tả chung, nhưng không giới hạn bởi các Khoản từ 4.1 đến 4.13 dưới đây và sẽ sửa chữa mọi sai sót thuộc trách nhiệm của mình. Các công việc thi công nói trên được gọi chung là Công việc sẽ được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng và đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư một cách hợp lý, với mục đích cuối cùng là cung cấp cho chủ đầu tư một công trình hoàn chính, an toàn và vận hành một cách hiệu quả. Nhà thầu sẽ:

4.1.  Thi công xây dựng công trình như được mô tả trong Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư];

4.2. Cung cấp hoặc thu xếp để cung cấp tất cả các lao động, quản lý, thiết bị và vật tư cần thiết để thực hiện công việc ngoại trừ trường hợp đặc biệt được qui định trong hợp đồng;

4.3. Thiết lập các qui trình, các hệ thống quản lý, báo cáo đầy đủ nhằm kiểm soát chất lượng và tiến độ của Công việc một cách chặt chẽ và cung cấp cho Chủ đầu tư đầy đủ các thông tin để có thể đánh giá tiến độ thực tế của Công việc một cách độc lập;

4.4. Thi công xây dựng tất cả các công trình tạm và duy trì tất cả các hạng mục đó một cách an toàn và hiệu quả cho việc thực hiện Công việc cho đến khi chúng được đưa ra khỏi công trường hoặc hoàn trả theo yêu cầu của hợp đồng;

4.5. Tuyển dụng, đào tạo, tổ chức, quản lý và giám sát Nhà thầu phụ và lao động trên công trường phục vụ cho Công việc, đảm bảo rằng họ được chỉ dẫn về phương pháp làm việc thích hợp và an toàn lao động;

4.6. Cung cấp, quản lý và qui định việc đi lại trong khu vực công trường; việc đến và đi từ công trường một cách an toàn và có trật tư đối với Nhân lực của Nhà thầu bao gồm: lao động tại hiện trường, nhân viên quản lý và giám sát, nhân viên quản lý công trường, nhân sự của các nhà cung cấp, nhà thầu phụ;

4.7. Chuẩn bị chạy thử (vận hành) công trình như qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư];

4.8. Thực hiện chạy thử công trình như qui định tại Phụ lục số … [Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư];

4.9. Giám sát và chỉ đạo việc chạy thử công trình;

4.10. Thu xếp các thủ tục hải quan bao gồm cả việc thu xếp các loại bảo đảm, lưu kho, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam đối với tất cả vật tư, thiết bị, hàng hoá nhập khẩu nào phục vụ cho thi công xây dựng công trình;

4.11. Phối hợp với các Nhà thầu phụ, nhà cung cấp, các Bên khác do Nhà thầu thuê có liên quan đến Công việc và với các Nhà bản quyền công nghệ (nếu có) nhằm đảm bảo rằng tất cả các vật tư thiết bị sử dụng vào công trình đúng theo qui định của hợp đồng;

4.12. Cung cấp tất cả các thiết bị và dịch vụ khác cần thiết để đạt được nghiệm thu bàn giao công trình theo hợp đồng;

4.13. Luôn luôn thực hiện Công việc một cách an toàn

Bất kỳ hoạt động nào không được nêu rõ tại Điều này nhưng có thể suy diễn từ hợp đồng là cần thiết để hoàn thành Công việc thì Nhà thầu sẽ thực hiện và chi phí cho công việc đó được coi như là đã tính trong giá hợp đồng, trừ khi có qui định khác trong hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng, Tạm ứng và thanh toán 

5.1. Giá hợp đồng

5.1.1. Sau khi đánh giá toàn bộ công việc mà Nhà thầu đã thực hiện và đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo qui định của hợp đồng, Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu giá hợp đồng gồm:

  1. a) Bằng Việt Nam Đồng: …………………… và
  2. b) Bằng Ngoại tệ: …………………………… và
  3. c) Bất kỳ khoản bổ sung hay giảm trừ nào do thay đổi Công việc được Chủ đầu tư phê duyệt.

5.1.2. Giá hợp đồng là không đổi, ngoại trừ các trường hợp được qui định tại Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng] và được thanh toán bằng các đồng tiền tương ứng (VNĐ và ngoại tệ);

5.1.3. Trừ khi có các quy định khác một cách rõ ràng trong hợp đồng, giá hợp đồng bao gồm tất cả các chi phí để thực hiện Công việc: toàn bộ chi phí, phí, lợi nhuận và tất cả các loại thuế liên quan đếnCông việc theo đúng qui định của pháp luật;

5.1.4. Giá hợp đồng bao gồm tất cả chi phí liên quan đến bản quyền, …

5.1.5. Trừ khi có qui định khác rõ ràng trong hợp đồng, Nhà thầu phải tự chịu mọi rủi ro liên quan đến chi phí thực hiện Công việc và Nhà thầu được xem như đã có được tất cả các thông tin cần thiết và đã tính đến tất cả các tình huống có thể ảnh hưởng tới chi phí khi xác định giá hợp đồng;

5.1.6. Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh trong các trường hợp:

  1. a) Thay đổi Công việc đã được thoả thuận giữa các Bên trong hợp đồng này, và
  2. b) Những điều chỉnh đã được qui định trong Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng].

5.2. Tạm ứng

5.2.1. Sau khi nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo đảm tiền tạm ứng (nếu có), Chủ đầu tư sẽ ứng trước cho Nhà thầu số tiền:

  1. a) Bằng Việt Nam đồng: ………….. , và
  2. b) Bằng Ngoại tệ: …………………….., và

5.2.2. Số tiền tạm ứng này sẽ được Chủ đầu tư thu hồi ngay ở lần thanh toán đầu tiên và các lần thanh toán tiếp theo và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng như được qui định chi tiết tại Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]. Nhà thầu phải đảm bảo rằng bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo đảm tiền tạm ứng (nếu có) là có giá trị và có hiệu lực cho đến khi kết thúc hoàn toàn việc thu hồi ứng.

5.2.3. Tiền tạm ứng sẽ được thu hồi bằng cách giảm trừ trong các lần thanh toán. Tỷ lệ giảm trừ sẽ dựa trên tỷ lệ thu hồi được quy định trong Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán]

Trường hợp, tạm ứng vẫn chưa được hoàn trả trước khi ký biên bản nghiệm thu công trình và trước khi chấm dứt Hợp đồng theo Điều 12 [Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi Chủ đầu tư], Điều 19 [Tạm ngừng và Chấm dứt hợp đồng bởi Nhà thầu] hoặc Điều 22 [Bất khả kháng] (tuỳ từng trường hợp), khi đó toàn bộ số tiền tạm ứng chưa thu hồi được này sẽ là nợ đến hạn và Nhà thầu phải chịu trách nhiệm thanh toán cho Chủ đầu tư.

5.3. Thanh toán

5.3.1. Tiến độ thanh toán

Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký sau khi Nhà thầu hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu.

Việc thanh toán thực hiện theo qui định của Tiến độ thanh toán được nêu cụ thể tại Phụ lục số … [Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán hợp đồng], khi đó trừ khi được nêu khác với quy định trong Tiến độ thanh toán này thì:

(a) Các đợt thanh toán thực hiện theo Tiến độ thanh toán

(b) Trường hợp, tiến độ thi công thực tế chậm hơn tiến độ thanh toán, Chủ đầu tư có thể đồng ý xác định mức thanh toán theo tiến độ thanh toán của hợp đồng hoặc thanh toán theo tiến độ thi công thực tế khi Nhà thầu hoàn thành công việc.

5.3.2. Hồ sơ thanh toán

Nhà thầu sẽ nộp hồ sơ thanh toán … bộ lên Chủ đầu tư sau khi đến thời hạn thanh toán nêu trong Hợp đồng bằng biểu mẫu theo qui định của Phụ lục số … [Các loại biểu mẫu và Các tài liệu khác là bộ phận của Hợp đồng, có thể bao gồm cả các tài liệu bổ sung trong quá trình thực hiện Hợp đồng] hoặc các biểu mẫu được Chủ đầu tư chấp thuận (Hồ sơ thanh toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, sau đây viết tắt là TT06).

5.3.3. Thời hạn thanh toán

Trừ trường hợp có quy định khác với Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư], sau khi nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo qui định của hợp đồng Chủ Đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu trong vòng … ngày làm việc.

5.3.4. Thanh toán bị chậm trễ

Nếu Nhà thầu không nhận được tiền thanh toán theo Khoản 5.3 [Thanh toán], Chủ đầu tư sẽ phải bồi thường thiệt hại về tài chính theo từng tháng trên cơ sở số tiền đã không được thanh toán trong thời gian chậm trễ theo lãi suất … cho … tháng (ngày, tuần, …do các bên qui định) đầu; Lãi suất … cho … tháng (ngày, tuần, …do các bên qui định) thứ 2 …

Nhà thầu sẽ được nhận khoản bồi thường này không cần có thông báo chính thức và không làm ảnh hưởng quyền lợi khác.

5.3.5. Thanh toán tiền bị giữ lại

“Tiền bị giữ lại” là khoản tiền chưa thanh toán hết khi các bên chưa đủ căn cứ để xác định giá trị của các lần thanh toán và tiền mà Chủ đầu tư giữ lại để bảo hành công trình (nếu có).

Chủ đầu tư sẽ thanh toán toàn bộ các khoản tiền bị giữ lại cho Nhà thầu khi các bên đã đủ căn cứ để xác định giá trị của các lần thanh toán và khi Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ bảo hành công trình theo qui định tại Khoản …

5.3.6. Loại tiền dùng để thanh toán

Giá hợp đồng sẽ được thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam (VNĐ) và Ngoại tệ (nếu có), việc thanh toán sẽ được thực hiện như sau :

  1. a) Tỷ lệ hoặc các khoản tiền được tính bằng nội tệ và ngoại tệ và tỷ giá trao đổi ấn định được sử dụng để tính tiền thanh toán như đã nêu cụ thể trong Thoả thuận hợp đồng, trừ khi có thoả thuận khác của cả hai bên;
  2. b) Việc thanh toán và giảm trừ theo Khoản 5.2 [Tạm ứng] và Khoản 6.5 [Điều chỉnh do thay đổi về pháp luật] sẽ được tính bằng các loại tiền tệ và tỷ lệ được áp dụng; và
  3. c) Việc thanh toán các thiệt hại được nêu cụ thể trong Điều kiện riêng sẽ được tính bằng các loại tiền tệ và tỷ lệ được nêu trong Điều kiện riêng;
  4. d) Các thanh toán khác của Nhà thầu cho Chủ đầu tư sẽ được tính bằng loại tiền tệ mà số tiền do Chủ đầu tư đã chi tiêu bằng loại tiền đó hoặc bằng tiền tệ mà cả hai Bên có thể thỏa thuận;
  5. e) Nếu bất cứ số tiền nào mà Nhà thầu thanh toán cho Chủ đầu tư bằng loại tiền tệ riêng vượt quá số tiền mà Chủ đầu tư phải trả cho Nhà thầu bằng loại tiền tệ đó, Chủ đầu tư có thể thu lại phần cân đối của số tiền này từ các khoản tiền khác mà Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu bằng các loại tiền tệ khác; và
  6. f) Nếu không có tỷ giá trao đổi nào được nêu trong Hợp đồng, thì sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch bình quân vào ngày thanh toán và do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Việc thanh toán số tiền đến hạn phải trả bằng mỗi loại tiền tệ sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của Nhà thầu.

Điều 6. thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng

6.1. Giá hợp đồng có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau (việc áp dụng tuỳ thuộc từng hợp đồng cụ thể):

6.1.1. Bổ sung công việc ngoài phạm vi qui định trong hợp đồng đã ký kết;

6.1.2. Khi ký kết hợp đồng có sử dụng đơn giá tạm tính đối với những công việc hoặc khối lượng công việc mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện;

6.1.3. Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng phát sinh đó;

6.1.4. Các đơn giá mà Bên giao thầu và Bên nhận thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng;

6.1.5. Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo Người có thẩm quyền xem xét quyết định;

6.1.6. Do các trường hợp bất khả kháng qui định trong hợp đồng;

6.2. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng

6.2.1. Đối với trường hợp bổ sung công việc ngoài phạm vi công việc qui định trong hợp đồng thì phần giá hợp đồng điều chỉnh được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc bổ sung và đơn giá các công việc bổ sung. Đơn giá các công việc bổ sung được xác định như sau:

(a) Đối với các khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc hợp đồng mà trong hợp đồng đã có đơn giá thì phương pháp điều chỉnh theo Điểm 6.2.3 sau;

(b) Đối với những khối lượng công việc bổ sung mà trong hợp đồng chưa có đơn giá: thì phương pháp điều chỉnh được qui định như sau … (theo hướng dẫn tại Điều 27 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ, sau đây viết  tắt là NĐ99)

6.2.2. Đối với trường hợp khi ký kết hợp đồng có sử dụng đơn giá tạm tính cho những công việc mà ở thời điểm ký hợp đồng các Bên chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi có đủ điều kiện thì giá hợp đồng điều chỉnh cho những công việc này được xác định trên cơ sở khối lượng thực hiện và đơn giá điều chỉnh theo … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh).

6.2.3. Đối với trường hợp khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn giá của khối lượng phát sinh đó được điều chỉnh theo qui định sau:

(a) Đối với các khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm nhỏ hơn 20% (từ 80% cho đến 120%) khối lượng công việc tương ứng mà Nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì sử dụng đơn giá được qui định trong hợp đồng;

(b) Đối với các khối lượng phát sinh tăng hơn 20% (từ trên 120%) khối lượng công việc tương ứng mà Nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn giá được điều chỉnh như sau: … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh theo nguyên tắc tại Điều 27 NĐ99);

(c) Đối với các khối lượng phát sinh giảm hơn 20% (dưới 80%) khối lượng công việc tương ứng mà Nhà thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì đơn giá được điều chỉnh như sau: … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh theo nguyên tắc tại Điều 27 NĐ99);

6.2.4. Điều chỉnh đơn giá sau khoảng thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng: thì giá hợp đồng điều chỉnh cho những công việc này được xác định trên cơ sở khối lượng thực hiện và đơn giá điều chỉnh. (Phương pháp điều chỉnh đơn giá các bên tham gia hợp đồng có thể tham khảo một trong các phương pháp được hướng dẫn tại mục 2.9.3 của TT06)

6.2.5. Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi Nhà nước thay đổi các chính sách có liên quan thì phải báo cáo Người có thẩm quyền xem xét quyết định. Khi đó, phương pháp điều chỉnh được qui định như sau:

(a) Trường hợp Người có thẩm quyền có hướng dẫn phương pháp điều chỉnh thì thực hiện theo các hướng dẫn đó;

(b) Trường hợp Người có thẩm quyền không có hướng dẫn cụ thể thì việc điều chỉnh thực hiện như sau … (do các bên tự thoả thuận về phương pháp, cách thức điều chỉnh theo nguyên tắc tại Điều 27 NĐ99).

6.2.6. Trường hợp bất khả kháng thực hiện theo Điều 22 [Bất khả kháng]

6.2.7. Trường hợp, các công việc phát sinh là công việc nhỏ hoặc phụ, thì việc thay đổi sẽ được thực hiện trên cơ sở ngày công làm việc. Công việc sau đó sẽ được định giá theo bảng đơn giá ngày công được nêu trong Hợp đồng hoặc được Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) chấp thuận.

Các căn cứ để tính trượt giá được xác định vào thời điểm 28 ngày trước ngày Nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán.

6.3. Quyền được thay đổi của Chủ đầu tư và Nhà thầu

Việc thay đổi có thể được Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) triển khai vào bất cứ lúc nào trước khi cấp Biên bản nghiệm thu công trình bằng việc yêu cầu thay đổi hoặc do Nhà thầu trình đề xuất.

Nhà thầu chỉ được phép tiến hành thay đổi hoặc sửa chữa các công việc khi có sự chấp thuận của Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn).

Mọi sửa đổi này không có giá trị làm giảm hoặc vô hiệu hoá hiệu lực hợp đồng.

Trường hợp, Nhà thầu không thực hiện được bất kỳ thay đổi nào theo yêu cầu của Chủ đầu tư thì Nhà thầu phải thông báo ngay cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) và nêu rõ lý do (i) Nhà thầu không thể có được những phương tiện cần thiết theo yêu cầu cho việc thay đổi, (ii) việc đó sẽ làm giảm sự an toàn hoặc ổn định của công trình hoặc (iii) việc đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc đạt được các bảo lãnh thực hiện. Khi nhận được thông báo này Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ xem xét quyết định hoặc thay đổi hướng dẫn.

6.4. Thủ tục thay đổi  

Khi Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) yêu cầu thay đổi hoặc Nhà thầu đề xuất thay đổi, Nhà thầu sẽ trả lời bằng văn bản lý do tại sao Nhà thầu không thể đáp ứng (nếu là trường hợp đó) hoặc nộp:

(a) Bản mô tả thiết kế được đề xuất và / hoặc công việc sẽ được tiến hành và kế hoạch thực hiện chúng,

(b) Đề xuất của Nhà thầu về các thay đổi cần thiết cho Tiến độ thi công xây dựng công trình theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình] và cho thời gian hoàn thành và

(c) Đề xuất của Nhà thầu về việc điều chỉnh Giá hợp đồng.

Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) ngay sau khi nhận được đề xuất đó sẽ trả lời nêu rõ đồng ý hay không đồng ý hoặc có ý kiến khác. Nhà thầu sẽ không được trì hoãn công việc nào trong khi đợi sự phản hồi từ phía Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn).

Mỗi thay đổi phải được đánh giá theo Điều 18 [Đo lường và đánh giá] trừ khi Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) chỉ dẫn hoặc chấp thuận khác theo điều này.

6.5. Điều chỉnh do các thay đổi về pháp luật  

Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh để tính đến việc tăng hoặc giảm chi phí nảy sinh từ thay đổi trong luật pháp của Nhà nước (bao gồm việc ban hành luật mới và việc sửa đổi bổ sung các luật hiện hành) hoặc những qui định của Chính phủ có tính pháp lý (gọi chung là thay đổi về pháp luật) có hiệu lực sau Ngày khởi công làm ảnh hưởng đến Nhà thầu trong việc thực hiện những nghĩa vụ theo Hợp đồng.

Nếu Nhà thầu phải chịu (hoặc sẽ phải chịu) sự chậm trễ và / hoặc những chi phí phát sinh thêm do việc thay đổi về pháp luật đó, thì Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) và theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] sẽ được phép:

(a) Kéo dài thời gian cho sự chậm trễ đó nếu việc hoàn thành bị (hoặc sẽ bị) trì hoãn theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành]

(b) Thanh toán các chi phí đó, sẽ được tính vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ đồng ý hoặc quyết định những vấn đề này theo Khoản 10.5 [Quyết định].

Điều 7. Tiến độ thi công và thời hạn hoàn thành

7.1. Ngày khởi công  

Ngày khởi công là … (ghi cụ thể ngày … tháng … năm …) hoặc:

(a) Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải thông báo trước cho Nhà Thầu không ít hơn … (28 ngày) về Ngày khởi công và

(b) Ngày Khởi công sẽ là trong vòng … ngày sau khi Hợp đồng có hiệu lực.

Nhà thầu sẽ bắt đầu tiến hành thi công xây dựng công trình ngay sau ngày khởi công và sẽ thực hiện thi công xây dựng công trình đúng thời hạn mà không được chậm trễ.

7.2. Thời hạn hoàn thành

Nhà thầu phải hoàn thành toàn bộ công trình và mỗi hạng mục công trình (nếu có) trong khoảng thời hạn hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình (tuỳ theo từng trường hợp) bao gồm :

(a) Đã qua các lần chạy thử khi hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình tuỳ từng trường hợp và

(b) Hoàn thành tất cả các công việc đã được nêu trong Hợp đồng hoặc hạng mục công trình để được xem xét là đã hoàn thành và được nghiệm thu theo Khoản 16.1 [nghiệm thu công trình và hạng mục công trình].

7.3. Tiến độ thi công xây dựng công trình 

Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn tiến độ thi công chi tiết trong vòng … ngày sau Ngày khởi công. Nhà thầu cũng sẽ trình tiến độ thi công đã được sửa đổi nếu tiến độ thi công trước đó không phù hợp với tiến độ thực tế hoặc không phù hợp với nghĩa vụ của Nhà thầu. Trừ khi được nêu khác trong hợp đồng, mỗi bản tiến độ thi công sẽ bao gồm:

(a) Trình tự thực hiện công việc của Nhà thầu và thời gian thi công dự tính cho mỗi giai đoạn chính của công trình;

(b) Quá trình và thời gian kiểm tra, kiểm định được nêu cụ thể trong Hợp đồng, và

(c) Báo cáo bổ trợ trong đó bao gồm :

(i) mô tả chung về các phương pháp mà Nhà thầu  định áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình, và

(ii) Các chi tiết cho thấy sự ước tính hợp lý của Nhà thầu về số lượng mỗi loại Nhân lực và mỗi loại Thiết bị của Nhà thầu cần thiết trên công trường cho mỗi giai đoạn chính.

Nhà thầu sẽ thực hiện theo tiến độ thi công và nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng đã quy định, trừ khi Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn trong vòng … ngày sau khi nhận được bản tiến độ thi công thông báo cho Nhà thầu biết phạm vi mà bản tiến độ thi công này không phù hợp với Hợp đồng. Người của Chủ đầu tư sẽ được phép dựa vào bản tiến độ thi công này để vạch ra kế hoạch cho các hoạt động của họ.

Nhà thầu phải thông báo ngay lập tức cho Chủ đầu tư về các sự kiện hoặc tình huống cụ thể có thể xảy ra trong tương lai có tác động xấu hoặc làm chậm việc thi công công trình hay làm tăng giá hợp đồng. Trong trường hợp đó, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể yêu cầu Nhà thầu báo cáo về những ảnh hưởng của các sự kiện hoặc tình huống trong tương lai và / hoặc đề xuất theo Khoản 6.4 [Thủ tục thay đổi]

Bất cứ thời điểm nào Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn thông báo cho Nhà thầu là tiến độ thi công đã không tuân thủ (trong phạm vi đã định) đúng Hợp đồng hoặc phù hợp với tiến độ thực tế và với các ý định đã nêu ra của Nhà thầu, Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư một bản tiến độ thi công sửa đổi phù hợp với khoản này.

7.4. Gia hạn Thời gian hoàn thành  

Nhà thầu sẽ được phép theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] gia hạn thời gian hoàn thành nếu và ở phạm vi mà việc hoàn thành cho mục đích của Khoản 16.1 [nghiệm thu công trình và hạng mục công trình] đang hoặc sẽ bị chậm trễ do một trong những lý do sau đây :

(a) có sự thay đổi (trừ khi việc điều chỉnh thời gian hoàn thành đã được thống nhất theo Khoản 6.4 [Thủ tục thay đổi] hoặc một sự thay đổi quan trọng của một hạng mục công trình có trong hợp đồng.

(b) nguyên nhân của sự chậm trễ dẫn đến việc được kéo dài thêm về mặt thời gian theo một Khoản của những Điều kiện này,

(c) Trong điều kiện thời tiết xấu bất thường;

(d) Việc thiếu nhân lực hay hàng hoá không thể lường trước được do các hoạt động của Chính phủ hoặc dịch bệnh gây ra;

(e) sự chậm trễ, trở ngại trên công trường do Chủ đầu tư, nhân lực của Chủ đầu tư hay các Nhà thầu khác của Chủ đầu tư gây ra.

Nếu Nhà thầu tự coi như mình đã được phép gia hạn thời gian hoàn thành, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu]. Khi xác định việc kéo dài thời gian theo Khoản 23.1, Chủ đầu tư (hoặc nhà tư vấn) phải xem xét lại những quyết định trước đó và có thể tăng, chứ không được giảm tổng thời gian kéo dài.

7.5. Chậm trễ do Nhà chức trách   

Nếu những điều kiện sau đây được áp dụng, cụ thể như:

(a) Nhà thầu đã thực hiện đúng các thủ tục do Nhà nước quy định, nhưng nhà chức trách không được thực hiện đúng với thời hạn qui định hoặc không thực hiện công việc do  Nhà thầu đã đề nghị và

(b) Việc làm chậm hoặc đình chỉ công việc đó mà một Nhà thầu có kinh nghiệm không thể lường trước được khi nộp Hồ sơ dự thầu.

Khi đó việc chậm trễ hoặc không thực hiện công việc này sẽ được coi là nguyên nhân gây chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành].

7.6. Tiến độ thi công thực tế đạt được  

Bất cứ thời điểm nào:

(a) Tiến độ thi công thực tế quá chậm để hoàn thành công việc trong khoảng thời gian hoàn thành, và/hoặc

(b) Tiến độ đã bị hoặc sẽ bị chậm hơn so với tiến độ thi công kế hoạch (dự kiến) của công việc đó theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình].

mà không phải do những nguyên nhân đã nêu trong Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoỡn thỡnh), khi đó Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể hướng dẫn cho Nhà thầu, theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình], trình một bản tiến độ thi công được sửa đổi và báo cáo hỗ trợ mô tả các phương pháp được sửa đổi mà Nhà thầu đề xuất áp dụng để thực hiện tiến độ và hoàn thành trong thời gian hoàn thành.

Trừ khi Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) có thông báo khác, Nhà thầu sẽ áp dụng những phương pháp đã được sửa đổi này, mà chúng có thể yêu cầu tăng số giờ làm việc và số lượng nhân lực của Nhà thầu và/hoặc hàng hóa mà Nhà thầu phải chịu rủi ro và mọi chi phí. Nếu những phương pháp được sửa đổi này dẫn đến những chi phí thêm cho Chủ đầu tư , theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư], Nhà thầu sẽ phải thanh toán những chi phí này cho Chủ đầu tư, ngoài những thiệt hại do việc chậm trễ gây ra (nếu có) theo Khoản 7.7 dưới đây.

7.7. Những thiệt hại do chậm trễ  

Nếu Nhà thầu không tuân thủ Khoản 7.2 [Thời hạn hoỡn thỡnh], thì Nhà thầu theo Khoản 9.4 (Khiếu nại của Chủ đầu tư] sẽ phải chi trả cho Chủ đầu tư đối với những thiệt hại do lỗi này. Những thiệt hại này sẽ là số tiền được nêu trong Phụ lục số … [Tiến độ thi công xây dựng công trình] sẽ được trả hàng ngày trong khoảng thời gian giữa thời gian hoàn thành theo hợp đồng và ngày đã nêu trong Biên bản nghiệm thu công trình. Tuy nhiên, tổng số tiền theo Khoản này sẽ không vượt quá tổng số tiền tối đa do thiệt hại vì chậm chễ gây ra (nếu có) được nêu trong Điều kiện riêng.

Những thiệt hại này sẽ chỉ là những thiệt hại do Nhà thầu đền bù vì lỗi đã gây ra, chứ không phải là việc chấm dứt theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư] trước khi hoàn thành Công trình. Những thiệt hại này không làm giảm nhẹ đi cho Nhà thầu nghĩa vụ hoàn thành công trình hoặc bất cứ trách nhiệm, nhiệm vụ nào theo như trong Hợp đồng.

7.8. Tạm ngừng công việc  

Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) vào bất cứ thời điểm nào đều có thể hướng dẫn Nhà thầu tạm ngừng tiến độ của một hạng mục hay toàn bộ công trình. Trong thời gian tạm ngừng đó, Nhà thầu phải bảo vệ, đảm bảo hạng mục hoặc công trình không bị xuống cấp, mất mát hay bị hư hỏng.

Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ thông báo nguyên nhân tạm ngừng. Nếu và ở phạm vi nguyên nhân được thông báo và là trách nhiệm của Nhà thầu, khi đó những Khoản 7.9, 7.10 và 7.11 sau đây sẽ không được áp dụng.

7.9. Hậu quả của việc tạm ngừng

Nếu Nhà thầu gặp phải sự chậm trễ và/hoặc phải chịu các chi phí do tuân thủ các hướng dẫn của Nhà tư vấn theo Khoản 7.8 [tạm ngừng công việc] và / hoặc từ việc tiến hành lại công việc, Nhà thầu phải thông báo cho Nhà tư vấn và theo quy định của Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] được :

(a) gia hạn thời gian để bù cho chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoỡn thỡnh] và

(b) thanh toán các chi phí liên quan được cộng thêm vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để thống nhất hoặc quyết định những vấn đề này.

Nhà thầu sẽ không được quyền kéo dài thời gian hay thanh toán các chi phí cho việc sửa các hậu quả do của Nhà thầu.

7.10. Thanh toán tiền thiết bị và các vật liệu trong trường hợp tạm ngừng công việc

Nhà thầu sẽ được Chủ đầu tư thanh toán giá trị của thiết bị và các vật liệu chưa được vận chuyển đến công trường (vào ngày tạm ngừng ) nếu :

(a) Công việc đối với thiết bị hoặc sự cung cấp thiết bị và / hoặc các vật liệu đã bị trì hoãn hơn … ngày và

(b) Thiết bị và / hoặc các vật liệu này đã được Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn và Nhà thầu chấp thuận là tài sản của Chủ đầu tư.

7.11. Việc tạm ngừng kéo dài quá thời gian qui định  

Nếu việc tạm ngừng theo Khoản 7.8 [Tạm ngừng công việc] đã tiếp tục diễn ra quá … ngày, Nhà thầu có thể yêu cầu Chủ đầu tư cho phép tiếp tục tiến hành công việc. Nếu Chủ đầu tư không chấp thuận trong vòng … ngày sau khi Nhà thầu đã yêu cầu, Nhà thầu có thể thông báo cho Chủ đầu tư và coi như việc tạm ngừng sẽ bị bỏ qua theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng] của hạng mục công trình bị ảnh hưởng. Nếu việc tạm ngừng ảnh hưởng đến toàn bộ công trình, Nhà thầu có thể thông báo kết thúc Hợp đồng theo Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu].

7.12. Tiếp tục tiến hành công việc

Sau khi được sự chấp thuận hay hướng dẫn tiếp tục tiến hành công việc của Chủ đầu tư, các bên sẽ cùng kiểm tra công trình, thiết bị và các vật liệu bị ảnh hưởng do việc tạm ngừng. Nhà thầu sẽ sửa chữa chỗ xuống cấp, hư hỏng hay mất mát của công trình, thiết bị hoặc các vật liệu đã xảy ra trong thời gian tạm ngừng.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu

8.1. Trách nhiệm chung của Nhà thầu  

Nhà thầu phải thi công và hoàn thành công trình theo Hợp đồng và chỉ dẫn của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn và phải sửa chữa bất kỳ sai sót nào trong công trình.

Nhà thầu phải cung cấp thiết bị, máy móc và tài liệu của Nhà thầu được nêu trong Hợp đồng và toàn bộ nhân lực, vật liệu tiêu hao và những vật dụng cùng các dịch vụ khác, dù là những thứ có tính chất tạm thời hoặc lâu dài, được đòi hỏi trong và cho thi công công trình và sửa chữa sai sót.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, ổn định và an toàn của mọi thao tác trên công trường và mọi biện pháp thi công. Trừ khi, tới chừng mực được qui định trong hợp đồng, Nhà thầu (i) phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài liệu của Nhà thầu, công trình tạm và thiết kế mỗi hạng mục thiết bị, vật liệu được đòi hỏi cho hạng mục đó theo đúng hợp đồng, và (ii) không phải chịu trách nhiệm theo cách nào khác đối với thiết kế và đặc tính kỹ thuật của Công trình chính.

Công trình này phải bao gồm tất cả công việc cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của Chủ đầu tư, hoặc được đề cập đến trong Hợp đồng và tất cả các công việc (kể cả không được nêu trong Hợp đồng) cần thiết cho sự ổn định hoặc việc hoàn thành hoặc sự an toàn và bản thân sự vận hành tốt công trình.

Bất kỳ lúc nào Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể yêu cầu, Nhà thầu phải đệ trình các chi tiết của việc bố trí và các biện pháp thi công mà Nhà thầu đề xuất để được chấp thuận áp dụng cho việc thi công xây dựng công trình. Không được thay đổi đáng kể những sự bố trí và các biện pháp nếu không thông báo trước cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

Nếu hợp đồng xác định rằng Nhà thầu sẽ thiết kế một phần nào đó của Công trình chính, thì trừ khi có qui định khác trong điều kiện riêng:

(a) Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn các tài liệu của Nhà thầu về phần này theo đúng trình tự được nêu trong hợp đồng;

(b) Các tài liệu đó của Nhà thầu phải phù hợp với đặc tính kỹ thuật và các bản vẽ, phải được viết bằng ngôn ngữ giao tiếp xác định tại Khoản 3.1 [Luật và ngôn ngữ] và phải bao gồm những thông tin bổ sung cho Nhà tư vấn yêu cầu để thêm vào trong bản vẽ để phối hợp thiết kế của mỗi bên.

(c) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về bộ phận này và khi công trình được hoàn thành, bộ phận này phải phù hợp với mục đích mà nó được dự định như được xác định trong hợp đồng.

(d) Trước khi bắt đầu chạy thử khi hoàn thành, Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn các tài liệu hoàn công, các sổ tay vận hành và bảo trì phù hợp với đặc tính kỹ thuật với đầy đủ chi tiết do Chủ đầu tư đề ra để vận hành, bảo trì, tháo dỡ lắp đặt lại, điều chỉnh và sửa chữa bộ phận này của công trình. Bộ phận này chưa được coi là hoàn thành cho mục đích nghiệm thu bàn giao theo Khoản 16.1 [Nghiệm thu công trình và hạng mục công trình] cho tới khi các tài liệu và các sổ tay được trình cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

8.2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

Nhà thầu (bằng chi phí của mình) phải có được Bảo đảm thực hiện với số lượng và loại tiền tệ như qui định tại Phụ lục số … [Bảo đảm thực hiện] để thực hiện đúng Hợp đồng.

Nhà thầu phải gửi Bảo đảm thực hiện cho Chủ đầu tư trong vòng … ngày sau khi cả hai bên đã ký hợp đồng. Bảo đảm thực hiện phải do một pháp nhân hoặc thể nhân cấp và được Chủ đầu tư chấp thuận và phải theo mẫu ở phụ lục số … [Các biểu mẫu] hoặc theo mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng Bảo đảm thực hiện có giá trị và có hiệu lực tới khi Nhà thầu đã thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa xong các sai sót. Nếu các điều khoản của Bảo đảm thực hiện nêu rõ ngày hết hạn và Nhà thầu chưa hoàn thành các nghĩa vụ của hợp đồng vào thời điểm … ngày trước ngày hết hạn, Nhà thầu sẽ phải gia hạn giá trị của Bảo đảm thực hiện cho tới khi công việc đã được hoàn thành và mọi sai sót đã được sửa chữa xong.

Chủ đầu tư không được đòi thanh toán tiền về Bảo đảm thực hiện ngoại trừ số tiền mà Chủ đầu tư được quyền hưởng theo Hợp đồng trong trường hợp:

(a) Nhà thầu không gia hạn được hiệu lực của Bảo đảm thực hiện như đã mô tả ở đoạn trên, trong trường hợp đó Chủ đầu tư có thể đòi toàn bộ số tiền của Bảo đảm thực hiện,

(b) Nhà thầu không trả cho Chủ đầu tư khoản nợ như Nhà thầu thoả thuận hoặc được xác định phải trả tại Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] hoặc Điều 21 [Khiếu nại và xử lý các tranh chấp], trong vòng … ngày sau khi thoả thuận hoặc quyết định phải trả,

(c) Nhà thầu không sửa chữa những sai sót trong vòng … ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư yêu cầu sửa chữa sai sót, hoặc

(d) Trường hợp cho phép Chủ đầu tư được chấm dứt Hợp đồng theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư], bất kể có thông báo chấm dứt hay chưa.

Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu những thiệt hại cho Nhà thầu về những hư hỏng, tổn thất và chi phí liên quan (bao gồm chi phí và lệ phí tư pháp) do việc khiếu nại về Bảo đảm thực hiện gây nên ở phạm vi mà Chủ đầu tư không được phép khiếu nại.

Chủ đầu tư phải trả lại Bảo đảm thực hiện hợp đồng cho Nhà thầu trong vòng … ngày sau khi nhận được một bản sao biên bản nghiệm thu và sau khi nhận được bảo đảm thực hiện bảo hành công trình theo qui định tại Khoản 8.9.

8.3. Đại diện Nhà thầu  

Nhà thầu phải chỉ định đại diện mình và uỷ quyền cho người đại diện điều hành công việc thay mặt Nhà thầu thực hiện Hợp đồng .

Trừ khi đại diện Nhà thầu được nêu tên trong Hợp đồng, trước ngày khởi công, Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư tên và thông tin về người mà Nhà thầu đề nghị làm Đại diện của Nhà thầu để xem xét và đồng ý. Nếu người này không được chấp nhận hoặc sau đó bị gạt bỏ hoặc nếu người được bổ nhiệm không đảm bảo hoạt động với tư cách là người đại diện Nhà thầu thì, một cách tương tự, Nhà thầu phải trình tên và các thông tin về người đại diện khác thích hợp cho vị trí này.

Nếu không được sự đồng ý trước của Chủ đầu tư (hoăc Nhà tư vấn), Nhà thầu không được bãi nhiệm đại diện Nhà thầu hoặc bổ nhiệm người khác thay thế.

Toàn bộ thời gian của Đại diện Nhà thầu phải được dành cho việc chỉ đạo thực hiện hợp đồng của Nhà thầu. Nếu đại diện của Nhà thầu buộc phải tạm thời vắng mặt tại công trường trong thời gian thi công công trình, Nhà thầu phải cử người thay thế phù hợp với sự chấp thuận trước của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

Đại diện của Nhà thầu, thay mặt Nhà thầu, phải tiếp nhận các chỉ dẫn theo Khoản 10.3 [Các chỉ dẫn của Nhà tư vấn]

Đại diện của Nhà thầu có thể giao nhiệm vụ và qui định rõ thẩm quyền cho bất cứ người nào có năng lực đồng thời có thể huỷ bỏ việc uỷ quyền này tại bất cứ thời điểm nào. Việc giao nhiệm vụ hoặc huỷ bỏ sẽ chỉ có hiệu lực khi Chủ đầu tư nhận được thông báo trước do đại diện Nhà thầu ký, nêu rõ tên, nhiệm vụ và thẩm quyền của người được giao hoặc huỷ bỏ.

Đại diện Nhà thầu và những người này phải thông thạo ngôn ngữ giao tiếp được xác định tại Khoản 3.1 [Luật và ngôn ngữ].

8.4. Nhà thầu phụ  

Nhà thầu không được ký giao lại hợp đồng cho thầu phụ để thực hiện thi công toàn bộ công trình.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về mọi hành động hoặc sai sót của thầu phụ, các đại diện hoặc nhân viên của họ như thể đó là hoạt động và sai sót của Nhà thầu:

(a) Nhà thầu sẽ không cần có sự chấp thuận của Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) về các nhà cung cấp vật liệu hoặc về một hợp đồng thầu phụ mà trong đó Nhà thầu phụ đã được ghi tên trong hợp đồng.

(b) Cần phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) đối với bất kỳ nhà thầu phụ nào (chưa được nêu trong hợp đồng) được đề nghị.

(c) Nhà thầu phải gửi thông báo cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) không ít hơn … ngày trước ngày dự định bắt đầu công việc của mỗi Nhà thầu phụ.

(d) Mỗi hợp đồng thầu phụ phải có qui định có thể cho phép Chủ đầu tư yêu cầu hợp đồng thầu phụ được nhượng lại cho Chủ đầu tư theo Khoản 8.5 [Nhượng lại lợi ích của hợp đồng thầu phụ] (nếu hoặc khi có thể áp dụng được), hoặc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư].

8.5. Nhượng lại lợi ích của hợp đồng thầu phụ

Nếu nghĩa vụ của Nhà thầu phụ kéo dài đến sau ngày hết hạn của thời hạn thông báo sai sót có liên quan, và trước ngày hết hạn, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn chỉ dẫn cho Nhà thầu nhượng lại lợi ích của các nghĩa vụ đó cho Chủ đầu tư thì Nhà thầu phải thực hiện. Trừ khi được nêu khác đi trong việc nhượng lại, Nhà thầu sẽ không còn nghĩa vụ pháp lý với Chủ đầu tư về công việc do Nhà thầu phụ thực hiện, sau khi việc nhượng lại có hiệu lực.

8.6. Hợp tác  

Như đã được quy định trong Hợp đồng hoặc chỉ dẫn của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn, Nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện việc hợp tác trong công việc đối với:

(a) Nhân lực của Chủ đầu tư,

(b) Các Nhà thầu khác do Chủ đầu tư thuê, và

(c) Các nhân viên của các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước,

là những người có thể được thuê hoặc cử đến để thực hiện công việc không có trong Hợp đồng ở trên.

Các dịch vụ cho những người này và các Nhà thầu khác có thể bao gồm việc sử dụng thiết bị của Nhà thầu, các công trình tạm hoặc việc bố trí đường vào công trường là trách nhiệm của Nhà thầu. Trường hợp các dịchvụ này làm phát sinh chi phí ngoài giá hợp đồng thì các bên xem xét thoả thuận bổ sung chi phí này.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về các hoạt động thi công xây lắp của mình trên công trường, và phải phối hợp các hoạt động của mình với hoạt động của các Nhà thầu khác ở phạm vi (nếu có) được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư).

Theo Hợp đồng, nếu có yêu cầu Chủ đầu tư trao cho Nhà thầu quyền sử dụng bất cứ nền móng, kết cấu, nhà xưởng hoặc phương tiện tiếp cận nào theo đề nghị của Nhà thầu, Nhà thầu phải nộp những hồ sơ đề nghị này cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn theo đúng  thời gian và thể thức quy định trong Hồ sơ mời thầu.

8.7. Định vị các mốc  

Nhà thầu phải định vị công trình theo các mốc và cao trình tham chiếu được xác định trong Hợp đồng. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về việc định vị đúng tất cả các hạng mục của công trình và phải điểu chỉnh sai sót về vị trí, cao độ, kích thước hoặc căn tuyến của công trình.

Chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ sai sót nào về việc cung cấp thông tin trong các mục được chỉ ra trên đây hoặc các thông báo để tham chiếu đó (các điểm mốc, tuyến và cao trình chuẩn), nhưng Nhà thầu phải cố gắng thích hợp để kiểm chứng độ chính xác của chúng trước khi sử dụng.

Trường hợp, Nhà thầu bị chậm trễ và / hoặc phải chịu chi phí mà không phải do lỗi của mình gây ra, thì Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn và có quyền thực hiện theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] về:

(a) Gia hạn thời gian cho sự chậm trễ đó, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành] và

(b) Thanh toán mọi chi phí cộng thêm vào giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc quyết định (i) xem có phải và (nếu đúng như vậy) thì tới mức nào mà sai sót không thể phát hiện được một cách hợp lý, và (ii) những vấn đề được mô tả ở đoạn phụ (a) và (b) trên đây liên quan đến mức độ này.

8.8. Các quy định về an toàn  

Nhà thầu phải:

(a) Tuân thủ tất cả quy định an toàn lao động hiện hành;

(b) Quan tâm tới sự an toàn cho tất cả những người được phép có mặt trên công trường;

(c) Nỗ lực bằng mọi biện pháp hợp lý để đảm bảo công trường và công trình gọn gàng nhằm tránh gây nguy hiểm cho những người này;

(d) Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom Công trình cho tới khi hoàn thành và bàn giao theo Điều 16 [Nghiệm thu của Chủ đầu tư];

(e) Làm mọi công trình tạm (gồm đường sá, đường đi bộ, trạm gác và hàng rào) cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình, để sử dụng và bảo vệ công chúng và các chủ sở hữu và người đang cư trú ở các khu đất lân cận.

8.9. Đảm bảo chất lượng và bảo hành công trình  

8.9.1. Nhà thầu phải tuân thủ đúng các qui định về quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành của Nhà nước (bao gồm cả trách nhiệm của Nhà thầu đối với việc bảo hành công trình) trong việc thi công xây dựng công trình phù hợp với các nội dung đã nêu trong Hợp đồng nhưng không làm giảm bớt bất kỳ nhiệm vụ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào của Nhà thầu theo Hợp đồng và Chủ đầu tư có quyền kiểm tra bất cứ khâu nào trong quá trình thi công xây dựng của Nhà thầu.

8.9.2. Sau khi nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng Nhà thầu phải:

(a) Thực hiện việc bảo hành công trình trong thời gian … (24 tháng đối với các công trình cấp đặc biệt và cấp 1 hoặc 12 tháng các công trình cấp 2, cấp 3 và cấp 4).

(b) Nộp cho Chủ đầu tư bảo đảm thực hiện bảo hành công trình trong vòng … ngày sau ngày nhận được biên bản nghiệm thu công trình, hạng mục công trình để đưa vào sử dụng. Bảo đảm thực hiện bảo hành này phải có giá trị cho đến hết thời gian bảo hành và phải do một thể nhân hoặc pháp nhân cấp và phải theo mẫu qui định trong Phụ lục số … [Các biểu mẫu] hoặc mẫu khác thì phải được Chủ đầu tư chấp thuận;

(c) Trong thời gian bảo hành công trình Nhà thầu phải sửa chữa mọi sai sót, khiếm khuyết do lỗi của Nhà thầu gây ra trong quá trình thi công công trình bằng chi phí của Nhà thầu. Việc sửa chữa các lỗi này phải được bắt đầu trong vòng không quá … ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về các lỗi này. Nếu quá thời hạn này mà Nhà thầu không bắt đầu thực hiện các công việc sửa chữa thì Chủ đầu tư có quyền thuê một nhà thầu khác (bên thứ ba) thực hiện các công việc này và toàn bộ chi phí cho việc sửa chữa để chi trả cho bên thứ ba sẽ do Nhà thầu chịu. Nhà thầu phải thanh toán cho bên thứ ba trong vòng … ngày sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư về các khoản thanh toán này. Trường hợp, hết hạn thanh toán mà Nhà thầu vẫn không thanh toán các khoản chi phí này thì Chủ đầu tư sẽ thực hiện theo Điều 23 [Khiếu nại và xử lý tranh chấp] để yêu cầu Nhà thầu phải thanh toán.

8.10. Điều kiện về công trường   

Chủ đầu tư phải có sẵn để cung cấp cho Nhà thầu toàn bộ các số liệu liên quan mà Chủ đầu tư có về điều kiện địa chất, địa chất thủy văn và những nội dung của công tác khảo sát về công trường, bao gồm cả các yếu tố môi trường liên quan đến Hợp đồng.

Trong phạm vi có thể thực hiện được (có tính đến chi phí và thời gian), Nhà thầu được coi là đã có được tất cả những thông tin cần thiết về những rủi ro, bất trắc và những tình huống khác có thể ảnh hưởng hoặc tác động đến hồ sơ dự thầu hoặc công trình. Cũng tới một chừng mực như vậy, Nhà thầu được coi là đã thẩm tra và xem xét công trường, khu vực xung quanh công trường, các số liệu và thông tin có sẵn nêu trên, và đã được thoả mãn trước khi nộp thầu, về tất cả những khía cạnh có liên quan, bao gồm (không hạn chế) về:

(a) Địa hình của công trường, bao gồm cả các điều kiện địa chất công trình,

(b) Điều kiện địa chất thủy văn và khí hậu;

(c) Mức độ và tính chất của công việc và vật liệu cần thiết cho việc thi công, hoàn thành công trình và sửa chữa sai sót.

(d) Các qui định của pháp luật về lao động của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

(e) Các yêu cầu của Nhà thầu về đường vào, ăn, ở, phương tiện, nhân lực, điều kiện giao thông, nước và các dịch vụ khác.

Nhà thầu được coi là đã thoả mãn về tính đúng và đủ của điều kiện công trường để xác định Giá hợp đồng.

8.11. Điều kiện vật chất không lường trước được

Trong khoản này, “ các điều kiện vật chất “ là các điều kiện vật chất tự nhiên và nhân tạo những trở ngại vật chất khác cũng như gây ô nhiễm mà Nhà thầu gặp phải tại công trường khi thi công công trình, bao gồm cả các điều kiện ngầm dưới đất, điều kiện thuỷ văn nhưng không kể các điều kiện khí hậu.

Nếu Nhà thầu gặp phải các điều kiện vật chất bất lợi mà Nhà thầu cho là không lường trước được, thì Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn biết một cách sơm nhất có thể được. Thông báo này sẽ mô tả các điều kiện vật chất sao cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể kiểm tra được và phải nêu lý do tại sao Nhà thầu coi các điều kiện vật chất đó là không lường trước được. Nhà thầu phải tiếp tục thi công xây dựng công trình, sử dụng các biện pháp thoả đáng và hợp lý và là thích ứng với điều kiện vật chất đó, và phải tuân theo bất kỳ chỉ dẫn nào mà Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể đưa ra. Nếu một chỉ dẫn tạo ra sự thay đổi, thì áp dụng theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng].

Nếu và tới mức độ khi mà Nhà thầu, gặp phải các điều kiện vật chất thuộc loại không lường trước được, gửi thông báo về việc đó, bị chậm trễ và / hoặc gánh chịu chi phí do các điều kiện này gây nên, thì Nhà thầu được hưởng quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] về;

(a) Gia hạn thời gian để bù cho bất kỳ sự chậm trễ nào như vậy, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm trễ, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) Thanh toán bất kỳ chi phí nào như vậy và được đưa vào giá hợp đồng

Tuy nhiên trước khi chi phí bổ sung được chấp thuận hoặc quyết định lần cuối cùng theo đoạn phụ (b), Nhà tư vấn cũng có thể xem xét lại xem có phải những điều kiện vật chất khác ở các phần tương tự của công trình (nếu có) là thuận lợi hơn và đã, một cách hợp lý, được dự tính trước khi Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu. Nếu và tới chừng mực là những điều kiện thuận lợi hơn đó đã xảy ra, Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể thực hiện phù hợp với Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc quyết định giảm bớt chi phí, sinh ra cho những điều kiện này, có thể được đưa vào (trừ bớt) trong giá hợp đồng và chứng chỉ thanh toán. Tuy nhiên, hệ quả thực của toàn bộ sự điều chỉnh theo đoạn phụ (b) và toàn bộ khoản bớt trừ này, đối với các điều kiện tự nhiên gặp phải trong các phần tương tự của công trình, sẽ không dẫn đến sự giảm giá thực trong giá hợp đồng.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể tính đến bất kỳ bằng chứng nào của những điều kiện vật chất được Nhà thầu thấy trước khi nộp hồ sơ dự thầu và có thể Nhà thầu có được, nhưng không bị ràng buộc bởi bất kỳ bằng chứng nào như vậy.

8.12. Quyền về đường đi và phương tiện  

Nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí và lệ phí cho các quyền về đường đi lại chuyên dùng và / hoặc tạm thời mà Nhà thầu cần có, bao gồm lối vào công trường. Nhà thầu, tự mình, cũng phải có thêm các phương tiện khác bên ngoài công trường cần cho công việc bằng sự chịu rủi ro và kinh phí của mình.

8.13. Tránh ảnh hưởng đến các công trình và dân cư   

Nhà thầu không được can thiệp một cách không cần thiết hoặc không thích hợp vào:

(c) Sự thuận tiện của công chúng, hoặc

(d) Việc tiếp cận, sử dụng và chiếm lĩnh toàn bộ đường đi, vỉa hè bất kể nó là công cộng hay thuộc quyền kiểm soát của Chủ đầu tư hoặc những người khác.

Nhà thầu phải bồi thường và đảm bảo cho Chủ đầu tư không bị mọi thiệt hại gây ra do tất cả các hư hỏng, tổn thất và chi phí (bao gồm các lệ phí và chi phí pháp lý) do bất kỳ sự can thiệp không cần thiết và không phù hợp nào gây ra.

8.14. Đường vào công trường

Nhà thầu phải được coi là đã thoả mãn về sự có sẵn và phù hợp của các tuyến đường tới công trường. Nhà thầu phải nỗ lực hợp lý để tránh làm hư hỏng đường hoặc cầu do việc sử dụng đi lại của Nhà thầu hoặc người của Nhà thầu gây ra. Những nỗ lực này phải bao gồm việc sử dụng đúng các phương tiện và tuyến đường thích hợp.

Trừ khi được quy định khác trong các Điều kiện này:

(a) Nhà thầu (trong quan hệ giữa các bên) sẽ phải chịu trách nhiệm sửa chữa nếu Nhà thầu làm hỏng khi sử dụng các tuyến đường đó;

(b) Nhà thầu phải cung cấp các biển hiệu, biển chỉ dẫn cần thiết dọc tuyến đường và phải xin phép nếu các cơ quan liên quan yêu cầu cho việc sử dụng các tuyến đường, biển hiệu, biển chỉ dẫn;

(c) Chủ đầu tư không chịu trách nhiệm về bất cứ khiếu nại nào có thể nảy sinh từ việc sử dụng hoặc các việc liên quan khác đối với các tuyến đường đi lại;

(d) Chủ đầu tư không bảo đảm sự thích hợp hoặc sẵn có các tuyến đường riêng biệt nào, và

(e) Chi phí do sự không thích hợp hoặc không có sẵn các tuyến đường vào cho yêu cầu sử dụng của Nhà thầu, sẽ do Nhà thầu chịu.

8.15. Vận chuyển Hàng hoá  

Trừ khi có quy định khác:

(a) Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư không muộn hơn … (21 ngày) trước ngày mà mọi thiết bị hoặc hạng mục hàng hoá chính khác được vận chuyển tới công trường;

(b) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc đóng gói, xếp hàng, vận chuyển, nhận, dỡ hàng, lưu kho và bảo vệ toàn bộ hàng hoá và các vật dụng khác cần cho công trình; và

(c) Nhà thầu phải bồi thường và gánh chịu thiệt hại cho Chủ đầu tư đối với các hư hỏng, mất mát và chi phí (kể cả lệ phí và phí tư pháp) do việc vận chuyển hàng hoá và phải thương lượng và thanh toán toàn bộ yêu cầu đòi đền bù phát sinh từ việc vận tải của họ.

8.16. Thiết bị Nhà thầu  

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiết bị Nhà thầu. Khi được đưa tới công trình, thiết bị của Nhà thầu phải là để dùng riêng cho việc thi công công trình. Nhà thầu không được di chuyển ra khỏi công trường bất kỳ một mục thiết bị chủ yếu nào nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn. Tuy nhiên, không yêu cầu phải có sự đồng ý đối với các xe cộ vận chuyển hành hoá hoặc Nhân lực Nhà thầu ra khỏi công trường.

8.17. Bảo vệ Môi trường  

Nhà thầu phải thực hiện các bước hợp lý để bảo vệ môi trường (cả trên và ngoài công trường) và hạn chế thiệt hại và ảnh hưởng tới con người và tài sản do ô nhiễm, tiếng ồn và các hậu quả khác từ hoạt động của Nhà thầu gây ra.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng các khí thải, chất thải trên mặt đất và dòng thải do hoạt động của Nhà thầu không được vượt quá mức quy định trong các yêu cầu của Chủ đầu tư và không được vượt quá mức quy định của luật hiện hành.

8.18. Điện, nước và năng lượng khác  

Trừ trường hợp quy định ở dưới đây, Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác mà Nhà thầu cần.

Nhà thầu có quyền sử dụng cho mục đích thi công Công trình việc cung cấp điện, nước và dịch vụ khác có thể có trên công trường mà các chi tiết và giá đã được đưa ra trong các yêu cầu của Chủ đầu tư. Nhà thầu, tự mình phải chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp máy móc thiết bị cần thiết để sử dụng những dịch vụ này và để đo số lượng tiêu thụ.

Số lượng tiêu thụ và số tiền phải trả (theo giá cả này) cho các dịch vụ phải được chấp thuận hoặc xác định theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư ] và Khoản 10.5 [Quyết định]. Nhà thầu phải thanh toán những khoản tiền này.

8.19. Thiết bị và vật liệu do Chủ đầu tư cấp (nếu có)

Chủ đầu tư phải có sẵn các thiết bị của mình (nếu có) để Nhà thầu dùng cho thi công công trình phù hợp với các chi tiết nội dung , bố trí sắp xếp và giá cả được nêu trong đặc tính kỹ thuật. Trừ khi có quy định khác trong các đặc tính kỹ thuật thì:

(a) Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với thiết bị của Chủ đầu tư, trừ trường hợp

(b) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với từng thiết bị của Chủ đầu tư trong khi người của Nhà thầu vận hành, lái, điều khiển quản lý hoặc kiểm soát nó.

Số lượng thích hợp và số tiền phải trả (với giá đã nêu) để sử dụng thiết bị của Chủ đầu tư phải được đồng ý hoặc quyết định theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của chủ đầu tư] và Khoản 10.5 [Quyết định]. Nhà thầu phải thanh toán số tiền này cho Chủ đầu tư.

Chủ đầu tư phải cung cấp, miễn phí, “các vật liệu do mình cung cấp” (nếu có) theo các chi tiết nêu trong các yêu cầu của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải chịu rủi ro và dùng chi phí của mình, cung cấp những vật tư này tại thời điểm và địa điểm được quy định trong Hợp đồng. Nhà thầu phải kiểm tra những vật liệu này và phải thông báo kịp thời cho Chủ đầu tư về sự thiếu hụt, sai sót hoặc không có của những vật liệu này. Trừ khi hai bên có thoả thuận khác, Chủ đầu tư phải xác định ngay sự thiết hụt, sai sót như đã được thông báo.

Sau khi được kiểm tra, vật liệu cấp không sẽ phải được Nhà thầu bảo quản và giám sát cẩn thận. Trách nhiệm kiểm tra, bảo quản của Nhà thầu không tách Chủ đầu tư khỏi trách nhiệm đối với sự thiếu hụt, sai sót, lỗi không thấy rõ khi kiểm tra.

8.20. Báo cáo Tiến độ

Trừ khi có quy định khác trong Điều kiện riêng, các báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng sẽ được Nhà thầu chuẩn bị và nộp cho Nhà tư vấn … bản. Báo cáo đầu tiên phải tính từ ngày khởi công đến ngày cuối cùng của tháng đầu. Sau đó, các báo cáo phải được nộp hàng tháng, mỗi báo cáo phải nộp trong vòng … ngày sau ngày cuối cùng của khoảng thời gian liên quan.

Báo cáo phải liên tục cho tới khi Nhà thầu hoàn thành toàn bộ công việc còn tồn lại tại thời điểm hoàn thành được nêu trong Biên bản nghiệm thu công trình.

Mỗi báo cáo phải có:

(a) ảnh mô tả tình trạng gia công chế tạo và tiến độ trên công trường;

(b) Đối với việc gia công chế tạo hạng mục chính của thiết bị và vật tư, tên của nơi sản xuất, tiến độ phần trăm và ngày thực sự hoặc dự kiến:

  • Bắt đầu gia công chế tạo,
  • Việc giám sát của Nhà thầu,
  • Việc kiểm tra, thí nghiệm , và
  • Vận chuyển và tới công trường;

(c) Các chi tiết được mô tả tại Khoản 13.9 [Báo cáo về nhân lực và thiết bị của nhà thầu];

(d) Bản sao tài liệu đảm bảo chất lượng, kết quả thí nghiệm và chứng chỉ của vật liệu;

(e) Danh mục các thay đổi, thông báo được đưa ra theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư ] và thông báo được đưa ra theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu];

(f) Số liệu thống kê về an toàn, gồm chi tiết của các hoạt động và các trường hợp nguy hại liên quan đến yếu tố môi trường và quan hệ công cộng;

(g) So sánh tiến độ theo kế hoạch và thực tế, với chi tiết của mọi sự việc hoặc tình huống có thể gây nguy hiểm cho việc hoàn thành theo Hợp đồng, và các biện pháp đang (hoặc sẽ) được áp dụng để khắc phục sự chậm trễ.

8.21. An ninh công trường  

Trừ khi có quy định khác trong những Điều kiện riêng:

(a) Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về việc không cho phép những người không có nhiệm vụ vào công trường, và

(b) Những người có nhiệm vụ được giới hạn trong phạm vi nhân lực của Nhà thầu và của Chủ đầu tư và những người khác do Chủ đầu tư (hoặc người thay mặt) thông báo cho Nhà thầu biết, là những người có nhiệm vụ của các Nhà thầu khác do Chủ đầu tư thuê làm việc trên công trường.

8.22. Hoạt động của Nhà thầu trên công trường  

Nhà thầu phải giới hạn các hoạt động của mình trong phạm vi công trường, và khu vực bổ sung mà Nhà thầu có và được Chủ đầu tư đồng ý là nơi làm việc. Nhà thầu phải có sự chú ý cần thiết để giữ cho thiết bị của Nhà thầu và nhân lực của Nhà thầu chỉ hoạt động trong phạm vi công trường và các khu vực bổ sung và giữ cho không lấn sang khu vực lân cận.

Trong thời gian thi công công trình, Nhà thầu phải giữ cho công trường không có các cản trở không cần thiết, và phải cất giữ hoặc sắp xếp thiết bị hoặc vật liệu thừa của Nhà thầu. Nhà thầu phải dọn sạch rác và dỡ bỏ công trình tạm ra khỏi công trường khi không cần nữa.

Sau khi Biên bản nghiệm thu đã được cấp cho công trình, Nhà thầu phải dọn sạch và đưa đi tất cả thiết bị Nhà thầu, nguyên vật liệu thừa, phế thải xây dựng, rác rưởi và công trình tạm. Nhà thầu phải để lại những khu vực đó của công trường và công trình trong trạng thái sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, Nhà thầu có thể để lại công trường, trong giai đoạn thông báo sai sót, những hàng hoá cần để Nhà thầu hoàn thành nghĩa vụ theo Hợp đồng .

8.23. Các vấn đề khác có liên quan  

Tất cả các cổ vật, đồng tiền, đồ cổ hoặc các di vật khác hoặc các hạng mục địa chất hoặc khảo cổ được tìm thấy trên công trường sẽ được đặt dưới sự bảo quản và thẩm quyền của Chủ đầu tư. Nhà thầu phải chú ý không cho người của mình hoặc người khác lấy đi hoặc làm hư hỏng các đồ vật tìm thấy này.

Khi phát hiện ra những đồ vật này, Nhà thầu phải thông báo ngay cho Chủ đầu tư để hướng dẫn giải quyết. Nếu Nhà thầu gặp phải sự chậm trễ và/ hoặc phải chịu chi phí để thực hiện hướng dẫn thì Nhà thầu phải thông báo tiếp cho Chủ đầu tư và có quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] đòi:

(a) Kéo dài thời gian bù cho sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành]

(b) Thanh toán các chi phí đó và sẽ được tính vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo tiếp theo này, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc quyết định những vấn đề này.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ chung của Chủ đầu tư

9.1. Quyền tiếp cận công trường

Chủ đầu tư phải cho Nhà thầu quyền tiếp cận và sử dụng toàn bộ các phần của công trường trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Nếu không quy định thời gian trong Phụ lục số … [hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư], Chủ đầu tư phải cho phép Nhà thầu quyền tiếp cận và quyền sử dụng công trường để triển khai thi công xây dựng công trình đúng theo tiến độ thi công đã trình cho Chủ đầu tư theo Khoản 7.3 [Tiến độ thi công xây dựng công trình]

Trường hợp, Nhà thầu không nhận được quyền tiếp cần và sử dụng công trường do sự chậm trễ của Chủ đầu tư và phải gánh chịu chi phí phát sịnh trong thời gian này, thì Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư và được quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] yêu cầu:

(a) kéo dài thời gian thời gian thi công do sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị chậm hoặc sẽ bị chậm, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành]

(b) được thanh toán chi phí phát sinh và cộng thêm vào trong Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải thực hiện theo Khoản 10.5 [Quyết định] để chấp thuận hoặc quyết định vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu và trong phạm vi mà việc Chủ đầu tư không cho phép những quyền ấy cho Nhà thầu là do sai sót hoặc sự chậm trễ của Nhà thầu, bao gồm một sai sót, hoặc chậm trễ trong việc nộp bất cứ tài liệu nào của Nhà thầu, thì Nhà thầu sẽ không được quyền hưởng việc gia hạn thời gian, chi phí này.

9.2. Giấy phép, chứng chỉ hoặc hoặc giấy chấp thuận

Chủ đầu tư phải (trường hợp ở vị thế làm được điều này) hỗ trợ hợp lý cho Nhà thầu theo yêu cầu của Nhà thầu:

(a) Có được bản sao các bộ Luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến Hợp đồng mà Nhà thầu chưa có;

(b) Về việc xin giấy phép hoặc văn bản chấp thuận mà pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam yêu cầu, gồm những loại:

  • Nhà thầu được đòi hỏi phải có theo Khoản 3.7 [Tuân thủ luật pháp]
  • Để cung cấp hàng hoá, bao gồm thông qua thủ tục hải quan, và
  • Để xuất các thiết bị của Nhà thầu khi đưa chúng đi khỏi công trường.

9.3. Nhân lực của Chủ đầu tư

Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm đảm bảo người của Chủ đầu tư và các Nhà thầu khác của Chủ đầu tư trên công trường:

(a) Hợp tác với sự nỗ lực của Nhà thầu theo Khoản 8.6 [Hợp tác]

(b) Hành động tương tự như những gì yêu cầu Nhà thầu thực hiện theo điểm (a), (b) và (c) của Khoản 8.8 [Các quy định về an toàn] và theo Khoản 8.17 [Bảo vệ môi trường]

9.4. Khiếu nại của Chủ đầu tư  

Nếu Chủ đầu tư tự xét thấy mình có quyền với bất kỳ thanh toán nào theo bất cứ điều nào của những Điều kiện này hoặc các quy định khác liên quan đến Hợp đồng, và/ hoặc đối với việc kéo dài thời gian thông báo sai sót, Chủ đầu tư phải thông báo và cung cấp các chi tiết cụ thể cho Nhà thầu. Tuy nhiên, không phải thông báo đối với các khoản thanh toán đúng hạn theo Khoản 8.18 [Điện, nước và năng lượng khác], theo Khoản 8.20 [Thiết bị và vật liệu của Chủ đầu tư cấp], hoặc các dịch vụ khác do Nhà thầu yêu cầu.

Phải thông báo càng sớm càng tốt sau khi Chủ đầu tư nhận thấy vấn đề hoặc tình huống dẫn tới khiếu nại. Thông báo về việc kéo dài Thời hạn thông báo sai sót phải được thực hiện trước khi hết hạn thời gian thông báo.

Các thông tin chi tiết phải xác định cụ thể điều hoặc cơ sở khiếu nại khác, và phải bao gồm minh chứng của số tiền và/hoặc sự kéo dài mà Chủ đầu tư tự cho mình có quyền được hưởng liên quan đến Hợp đồng. Chủ đầu tư sau đó phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để nhất trí hoặc quyết định (i) số tiền (nếu có) mà Chủ đầu tư có quyền yêu cầu Nhà thầu thanh toán và/hoặc (ii) kéo dài (nếu có) thời hạn thông báo sai sót theo Khoản 17.3 [Kéo dài thêm thời hạn thông báo sai sót].

Chủ đầu tư có thể khấu trừ số tiền này từ bất kỳ khoản nợ hay sẽ nợ nào của Nhà thầu. Chủ đầu tư chỉ được quyền trừ hoặc giảm số tiền từ tổng số được xác nhận khoản nợ của Nhà thầu hoặc theo một khiếu nại nào khác đối với Nhà thầu theo Khoản này.

Điều 10. Nhiệm vụ quyền hạn của nhỡ tư vấn

(Trong trường hợp Chủ đầu tư thuê tư vấn)

10.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Nhà tư vấn

Nhà tư vấn là Người sẽ thực hiện các nhiệm vụ do Chủ đầu tư phân công cho Nhà tư vấn trong hợp đồng. Nhà tư vấn có thể bao gồm những cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp và có đủ năng lực để thực hiện những công việc này.

Nhà tư vấn không có quyền sửa đổi hợp đồng. Nhà tư vấn có thể thực hiện quyền hạn được gắn với chức danh Nhà tư vấn như đã được xác định hoặc được bao hàm do thấy cần thiết trong hợp đồng. Nếu Nhà tư vấn được yêu cầu phải có sự chấp thuận của Chủ đầu tư trước khi thực thi một quyền hạn được xác định cụ thể thì những yêu cầu này phải được nói rõ trong Hợp đồng. Chủ đầu tư cam kết không áp đặt thêm những gò ép đối với quyền hạn của Nhà tư vấn, trừ những gì đã thoả thuận với Nhà thầu.

Tuy nhiên, mỗi khi Nhà tư vấn thực thi một quyền hạn được xác định cụ thể mà cần có sự chấp thuận của Chủ đầu tư thì (vì mục đích của hợp đồng) Chủ đầu tư được xem như đã chấp thuận.

Trừ khi được nêu khác đi trong điều kiện này, thì:

(a) Mỗi khi thực thi nhiệm vụ hoặc thực hiện một quyền hạn đã được xác định cụ thể hoặc bao hàm trong hợp đồng, Nhà tư vấn được xem là làm việc cho Chủ đầu tư.

(b) Nhà tư vấn không có quyền giảm bớt bất kỳ nhiệm vụ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào theo hợp đồng, cho một bên nào, và

(c) Bất kỳ sự chấp thuận, kiểm tra, xác nhận, đồng ý, xem xét, thẩm tra, chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu, thử hoặc hành động tương tự nào của Nhà tư vấn (bao gồm cả trường hợp không có sự phản đối) cũng không hề miễn cho Nhà thầu khỏi bất kỳ trách nhiệm nào theo hợp đồng, bao gồm cả trách nhiệm đối với các sai sót, bỏ sót, không nhất quán và không tuân thủ đúng.

10.2. Uỷ quyền của Nhà tư vấn

Nhà tư vấn có thể phân công nhiệm vụ và uỷ quyền cho một số cá nhân nhất định sau khi được sự chấp thuận của Chủ đầu tư. Những cá nhân này có thể là một Nhà tư vấn thường trú và / hoặc giám sát viên độc lập được chỉ định để giám sát và / hoặc chạy thử các hạng mục thiết bị và / hoặc vật liệu. Sự phân công, uỷ quyền hoặc huỷ bỏ sự phân công, uỷ quyền của Nhà tư vấn phải thể hiện bằng văn bản và chỉ có hiệu lực khi nào cả hai bên nhận được văn bản đó. Tuy nhiên, trừ khi có thoả thuận khác của hai bên, Nhà tư vấn sẽ không uỷ quyền để quyết định bất kỳ vấn đề gì theo Khoản 10.5 [Quyết định].

Các cá nhân này phải là những người có trình độ phù hợp, đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền, đồng thời phải thông thạo ngôn ngữ giao tiếp như đã được xác định tại Khoản 3.1 [Luật và ngôn ngữ].

Mỗi cá nhân được phân công nhiệm vụ hoặc được uỷ quyền, chỉ được quyền đưa ra chỉ dẫn cho Nhà thầu trong phạm vi được xác định trong sự uỷ quyền. Bất kỳ sự chấp thuận, kiểm tra, xác nhận, đồng ý, xem xét, giám sát, chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu, kiểm định hoặc hành động tương tự nào của một cá nhân phù hợp với sự uỷ quyền sẽ có cùng hiệu lực như là việc thực hiện công việc của chính Nhà tư vấn. Tuy nhiên:

(a) Bất kỳ một sự không thành công trong công việc, không chấp thuận một công việc, thiết bị hoặc vật liệu nào đó, sẽ không có nghĩa là sự phê duyệt, và do vậy, sẽ không phương hại đến quyền của Nhà tư vấn trong việc bác bỏ công việc, thiết bị hoặc vật liệu đó.

(b) Nếu Nhà thầu có điều gì hoài nghi đối với một quyết định hoặc chỉ dẫn nào đó của các cá nhân này thì Nhà thầu có thể nêu vấn đề đó với Nhà tư vấn, là người sẽ nhanh chóng khẳng định, đảo ngược hoặc thay đổi quyết định hoặc chỉ dẫn đó.

10.3. Chỉ dẫn của Nhà tư vấn 

Nhà tư vấn có thể đưa ra cho Nhà thầu (bất kỳ lúc nào) các chỉ dẫn và bản vẽ bổ sung hoặc sửa đổi cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình và sửa chữa mọi sai sót, tất cả phải phù hợp với hợp đồng. Nhà thầu sẽ chỉ nhận các chỉ dẫn của Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền. Nếu có bất kỳ sự chỉ dẫn nào tạo nên sự thay đổi thì sẽ áp dụng theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng].

Nhà thầu phải tuân theo các chỉ dẫn do Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền đưa ra, về bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến hợp đồng. Khi có thể, các chỉ dẫn của Nhà tư vấn và người được uỷ quyền phải được đưa ra ở dạng văn bản. Nếu Nhà tư vấn hoặc một người được uỷ quyền:

(a) Đưa ra chỉ dẫn bằng miệng

(b) Nhận được sự đề nghị hoặc yêu cầu bằng văn bản về chỉ dẫn từ bản thân nhưng không trả lời bằng cách đưa ra ý kiến bằng văn bản trong vòng hai ngày làm việc, sau khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu đó.

Thì sự đề nghị hoặc yêu cầu đó chính là chỉ dẫn bằng văn bản của Nhà tư vấn hoặc người được uỷ quyền (tuỳ trường hợp).

10.4. Thay thế Nhà tư vấn

Nếu Chủ đầu tư có ý định thay thế Nhà tư vấn thì không ít hơn … (42 ngày) trước khi dự định thay thế, Chủ đầu tư phải thông báo cho Nhà thầu biết chi tiết tương ứng của Nhà tư vấn được dự kiến thay thế. Chủ đầu tư không được thay thế Nhà tư vấn bằng một người mà Nhà thầu có ý kiến từ chối một cách có lý do bằng cách gửi thông báo cho Chủ đầu tư kèm theo các chi tiết để làm các lý lẽ để giải thích.

10.5. Quyết định (Trường hợp Chủ đầu tư không thuê tư vấn thì Khoản này áp dụng cho chính Chủ đầu tư)

Những điều kiện này qui định rằng, Nhà tư vấn (thay mặt cho Chủ đầu tư) sẽ tiến hành công việc theo Khoản này để đồng ý hay quyết định một vấn đề, Nhà tư vấn phải trao đổi ý kiến với từng bên để cố gắng đạt được sự thống nhất chung. Trường hợp không đạt được sự thống nhất, Nhà tư vấn sẽ đưa ra một quyết định khách quan phù hợp với hợp đồng, có xem xét thích đáng đến những sự việc có liên quan.

Nhà tư vấn cần thông báo cho hai bên về từng thoả thuận hay quyết định với lý lẽ bảo vệ của mình. Mỗi bên phải cố gắng tôn trọng hiệu lực của mỗi thoả thuận hoặc quyết định, trừ khi và cho tới khi được xem xét theo Điều 23 [ Khiếu nại và xử lý các tranh chấp].

Điều 11. Nhà thầu phụ được chỉ định

11.1. Định nghĩa “ Nhà thầu phụ được chỉ định “

Trong hợp đồng, “ Nhà thầu phụ được chỉ định “ là một Nhà thầu phụ:

(a) Được nêu trong hợp đồng là một Nhà thầu phụ được chỉ định, hoặc

(b) Được Nhà tư vấn chỉ dẫn cho Nhà thầu thuê làm Nhà thầu phụ theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng]

11.2. Phản đối việc chỉ định

Nhà thầu không có bất kỳ nghĩa vụ nào phải thuê một Nhà thầu phụ được chỉ định khi Nhà thầu nêu ra ý kiến từ chối hợp lý bằng cách thông báo cho Nhà tư vấn càng sớm càng tốt với những lý lẽ chi tiết để chứng minh. Việc phản đối được coi là hợp lý, nếu được đưa ra dựa trên bất cứ vấn đề nào được nêu ra tại đây (trong số những vấn đề khác), trừ khi Chủ đầu tư đồng ý bồi thường cho Nhà thầu về những vấn đề, hoặc hậu quả từ vấn đề nảy sinh:

(a) Có lý do để tin rằng Nhà thầu phụ không đủ khả năng, nguồn lực hoặc sức mạnh tài chính;

(b) Hợp đồng thầu phụ không nêu ra là Nhà thầu phụ được chỉ định sẽ bồi thường cho Nhà thầu về những hậu quả từ sự thiếu thận trọng hoặc sử dụng hàng hoá không đúng mục đích, do Nhà thầu phụ, các đại lý hoặc nhân viên của Nhà thầu phụ gây ra;

(c) Hợp đồng thầu phụ không nêu ra rằng, đối với công việc của hợp đồng thầu phụ (gồm cả thiết kế nếu có) Nhà thầu phụ được chỉ định sẽ:

(i) Cam kết với Nhà thầu những trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý mà sẽ giúp được Nhà thầu miễn được nghĩa vụ và trách nhiệm theo hợp đồng, và

(ii) Bồi thường cho Nhà thầu về tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý nảy sinh từ hợp đồng hoặc có liên quan đến hợp đồng và từ những hậu quả hoặc bất kỳ sự không thành công nào của Nhà thầu phụ trong việc thực hiện các trách nhiệm hoặc hoàn thành nghĩa vụ pháp lý đó.

11.3. Thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định

Nhà thầu sẽ thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định các khoản tiền mà Nhà tư vấn xác định là phải trả theo hợp đồng thầu phụ. Các khoản tiền này cộng với các khoản thanh toán khác sẽ được đưa vào trong giá hợp đồng theo điểm (b) của Khoản 5.2 [Tạm ứng], trừ  trường hợp được nêu trong Khoản 11.4 [Bằng chứng đã thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định].

11.4. Bằng chứng đã thanh toán cho Nhà thầu phụ được chỉ định

Trước khi phát hành một giấy thanh toán bao gồm một khoản tiền có thể trả cho Nhà thầu phụ được chỉ định, Nhà tư vấn có thể đòi hỏi Nhà thầu cung cấp bằng chứng hợp lý rằng Nhà thầu phụ được chỉ định đã nhận được tất cả các khoản được hưởng phù hợp với những giấy thanh toán trước đây, trừ đi khoản bị giảm bớt được áp dụng để giữ lại hoặc cách nào khác. Trừ khi Nhà thầu:

(a) Nộp cho Nhà tư vấn bằng chứng hợp lý hoặc:

(b) Giải thích rõ với Nhà tư vấn bằng văn bản rằng Nhà thầu được hưởng một cách hợp lý quyền giữ lại hoặc từ chối thanh toán các khoản này và Nộp cho Nhà tư vấn bằng chứng hợp lý rằng Nhà thầu phụ được chỉ định đã được thông báo về việc Nhà thầu được hưởng các quyền đó.

Sau đó Chủ đầu tư có thể (theo sự xét đoán duy nhất của mình) thanh toán, trực tiếp cho Nhà thầu phụ được chỉ định, một phần hoặc toàn bộ các khoản tiền đã được xác nhận trước đây (trừ phần giữ lại vẫn thường áp dụng) là khoản được hưởng của Nhà thầu phụ được chỉ định mà Nhà thầu đã không đệ trình được các bằng chứng đã nêu ở điểm (a) hoặc (b) trên đây. Nhà thầu sau đó phải thanh toán lại cho Chủ đầu tư khoản tiền mà Chủ đầu tư đã thanh toán trực tiếp cho Nhà thầu phụ được chỉ định.

Điều 12. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư

12.1. Thông báo sửa chữa  

Nếu Nhà thầu không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể ra thông báo yêu cầu Nhà thầu phải thực hiện và sửa chữa các sai hỏng trong khoảng thời gian hợp lý cụ thể.

12.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Chủ đầu tư  

Chủ đầu tư sẽ được quyền chấm dứt Hợp đồng nếu Nhà thầu :

(a) không tuân thủ Khoản 8.2 [Bảo đảm thực hiện] hoặc với một thông báo theo Khoản 15.1 [Thông báo sửa chữa],

(b) bỏ dở Công trình hoặc thể hiện rõ ràng ý định không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng,

(c) không có lý do chính đáng mà lại không tiếp tục công trình theo Điều 7 [Tiến độ thi công và thời hạn hoàn thành],

(d) cho thầu phụ toàn bộ công trình hoặc chuyển nhượng Hợp đồng mà không có sự thỏa thuận theo yêu cầu,

(e) bị phá sản hoặc vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản, phải thương lượng với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự giám sát của người quản lý tài sản, người được uỷ quyền hoặc người quản lý vì lợi ích của chủ nợ hoặc đã có hành động hoặc sự kiện nào xảy ra (theo các Luật được áp dụng) có ảnh hưởng tương tự tới các hoạt động hoặc sự kiện này, hoặc

(f) đưa hoặc có ngỏ ý đưa (trực tiếp hoặc gián tiếp) đút lót, quà cáp hay tiền hoa hồng hoặc các vật khác có giá trị cho người nào đó như phần thưởng hoặc để mua chuộc :

(i)  để thực hiện hoặc chịu thực hiện các hành động liên quan đến Hợp đồng, hoặc

(ii)  để tỏ ra là thiên vị hay không thiên vị một người nào đó có liên quan đến Hợp đồng,

hoặc nếu Nhân viên của Nhà thầu, đại lý hoặc các Thầu phụ đưa hoặc có ngỏ ý đưa (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho người nào đó như phần thưởng hoặc để mua chuộc như được mô tả trong phần (f). Tuy nhiên, việc thưởng hay thù lao một cách hợp pháp cho Người của Nhà thầu sẽ không cho quyền chấm dứt Hợp đồng.

Nếu có ở một trong những trường hợp này, Chủ đầu tư có thể, bằng cách thông báo cho Nhà thầu trước … (14 ngày), chấm dứt Hợp đồng và trục xuất Nhà thầu ra khỏi công trường. Tuy nhiên, trong trường hợp của phần (e) hoặc (f), Chủ đầu tư có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

Sự lựa chọn của Chủ đầu tư trong việc quyết định chấm dứt Hợp đồng sẽ không được làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác của Chủ đầu tư, theo Hợp đồng.

Nhà thầu phải rời Công trường và chuyển các hàng hóa cần thiết, các tài liệu của Nhà thầu và các hồ sơ thiết kế khác của Nhà thầu cho Chủ đầu tư. Tuy nhiên, Nhà thầu sẽ cố gắng hết mức để tuân thủ ngay lập tức các hướng dẫn hợp lý được nêu trong thông báo (i) chuyển nhượng hợp đồng phụ, và (ii) bảo vệ tính mạng và tài sản hay cho sự an toàn của công trình.

Sau khi chấm dứt Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể hoàn thành Công trình và/hoặc sắp đặt cho các đơn vị khác thực hiện. Chủ đầu tư và các đơn vị này khi đó có thể sử dụng bất cứ hàng hóa, tài liệu nào của Nhà thầu nào và các tài liệu thiết kế khác do Nhà thầu thực hiện hoặc do đại diện Nhà thầu thực hiện.

Chủ đầu tư sẽ thông báo rằng thiết bị của Nhà thầu và các Công trình tạm thời sẽ được giải phóng cho Nhà thầu ở tại hoặc gần Công trường. Nhà thầu sẽ ngay lập tức sắp xếp để chuyển đi, rủi ro và chi phí cho việc này sẽ do Nhà thầu chịu. Tuy nhiên, nếu đến lúc này mà Nhà thầu còn nợ Chủ đầu tư một khoản thanh toán nào thì Chủ đầu tư được quyền bán chúng để lấy lại tiền. Số tiền dư ra sẽ được trả cho Nhà thầu.

12.3. Xác định giá vào ngày chấm dứt Hợp đồng  

Ngay khi thông báo chấm dứt theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư] có hiệu lực, Chủ đầu tư theo Khoản 10.5 [Quyết định] sẽ đồng ý hoặc xác định giá trị của công trình, hàng hóa và tài liệu của Nhà thầu và các khoản tiền phải thanh toán cho Nhà thầu cho các công việc được thực hiện theo đúng Hợp đồng.

12.4. Thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng  

Sau khi thông báo chấm dứt hợp đồng theo Khoản 12.2 [Chấm dứt hợp đồng bởi chủ đầu tư] có hiệu lực, Chủ đầu tư có thể :

(a) Tiến hành theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư],

(b) Không thanh toán thêm cho Nhà thầu cho đến khi chi phí thiết kế (nếu có), thi công, hoàn thành và sửa chữa các sai sót và hư hỏng do chậm trễ trong hoàn thành (nếu có) và các chi phí khác mà Chủ đầu tư chịu đã được thiết lập và / hoặc

(c) Thu lại từ Nhà thầu các phí tổn do hư hỏng, mất mát mà Chủ đầu tư phải chịu và các chi phí thêm khác của việc hoàn thành Công trình, sau khi tính đến bất kỳ một khoản nợ nào đối với Nhà thầu theo Khoản 12.3 [Xác định giá vào ngày chấm dứt Hợp đồng]. Sau khi đã thu hồi lại từ các mất mát, hư hỏng và các chi phí thêm, Chủ đầu tư sẽ thanh toán phần tiền cân đối cho Nhà thầu.

12.5. Quyền chấm dứt Hợp đồng của Chủ đầu tư   

Chủ đầu tư có quyền chấm dứt Hợp đồng vào bất cứ lúc nào thuận tiện cho Chủ đầu tư, bằng cách thông báo cho Nhà thầu việc chấm dứt Hợp đồng. Việc chấm dứt này sẽ có hiệu lực … (28 ngày) sau ngày đến sau của các thời điểm mà Nhà thầu nhận được thông báo này của Chủ đầu tư hoặc Chủ đầu tư trả lại Bảo lãnh thực hiện. Chủ đầu tư sẽ không được chấm dứt Hợp đồng theo Khoản này để tự thi công công trình hoặc sắp xếp cho để Nhà thầu khác thi công công trình.

Sau khi chấm dứt Hợp đồng, Nhà thầu phải tiến hành theo Khoản 19.3 [Ngừng công việc và di dời thiết bị của Nhà thầu] và sẽ được thanh toán theo Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm].

Điều 13. Các qui định về việc sử dụng lao động

13.1. Việc tuyển dụng lao động  

Trừ khi có quy định khác trong Hồ sơ mời thầu (Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư), Nhà thầu sẽ sắp xếp việc tuyển dụng lao động, người địa phương hay ở nơi người khác và trả lương, bố trí ăn ở và đi lại cho họ.

13.2. Mức lương và các điều kiện lao động  

Nhà thầu sẽ trả mức lương và tôn trọng các điều kiện lao động, không thấp hơn so với các mức lương và điều kiện lao động do Nhà nước quy định cho từng Ngành nghề tương ứng với từng thời điểm. Nếu không có mức lương hoặc điều kiện lao động nào đã được quy định mà có thể áp dụng được thì Nhà thầu sẽ áp dụng các mức lương và điều kiện lao động, không thấp hơn mức lương và điều kiện lao động chung ở địa phương mà các chủ lao động khác  trả cho các Ngành nghề tương tự như của Nhà thầu.

Nhà thầu không được tuyển dụng hay có ý định tuyển nhân viên và người lao động đang làm trong bộ máy của Chủ đầu tư

13.3. Việc tuân thủ các qui định pháp luật về lao động  

Nhà thầu phải tuân thủ tất cả các qui định của pháp luật về lao động hiện hành được áp dụng cho nhân lực của Nhà thầu, bao gồm cả các qui định của pháp luật có liên quan đến việc làm, sức khỏe, an toàn, phúc lợi, nhập cư, di cư và tất cả các những quyền lợi hợp pháp của họ. Nhà thầu phải yêu cầu tất cả nhân lực của mình tuân thủ các qui định này.

13.4. Giờ lao động

Không tiến hành làm việc trên công trường vào những ngày nghỉ của địa phương, hoặc ngoài giờ làm việc bình thường, trừ khi:

(a) có quy định khác trong Hợp đồng,

(b) có sự chấp thuận của Chủ đầu tư, hoặc

(c) công việc không thể tránh được hoặc cần thiết phải làm để bảo vệ cho sự tồn tại hoặc tài sản hay sự an toàn của công trình, trong trường hợp đó Nhà thầu sẽ phải thông báo ngay cho Chủ đầu tư.

13.5. Điều kiện sinh hoạt cho nhân viên và người lao động  

Trừ khi được quy định khác trong các yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải cung cấp và duy trì tất cả các phương tiện ăn, ở và bảo vệ sức khoẻ cần thiết cho nhân lực của Nhà thầu. Nhà thầu phải cung cấp mọi điều kiện cho nhân viên của Chủ đầu tư như đã nêu trong Hồ sơ mời thầu (hoặc Hồ sơ yêu cầu của Chủ đầu tư).

Nhà thầu không được cho phép bất cứ nhân lực nào của Nhà thầu có chỗ ở vĩnh cửu trong khu vực công trường.

13.6. Sức khỏe và an toàn lao động  

Nhà thầu luôn luôn có những sự cẩn trọng hợp lý để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân lực của Nhà thầu. Phối hợp với các cơ quan y tế địa phương, Nhà thầu phải đảm bảo rằng các nhân viên y tế, các phương tiện cấp cứu, phòng chăm sóc người ốm, dịch vụ cấp cứu phải luôn luôn sẵn sàng trên công trường và tại các nơi ở của nhân lực của Nhà thầu và Chủ đầu tư, đồng thời phải có sự sắp xếp phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh, phúc lợi cần thiết và phòng chống các dịch bệnh.

Nhà thầu sẽ chỉ định một an toàn viên ở công trường, chịu trách nhiệm về đảm bản an toàn và phòng tránh tai nạn. Người này phải có trình độ để đảm nhận trọng trách này, và có quyền đưa ra những hướng dẫn và áp dụng những biện pháp để phòng tránh tai nạn. Trong suốt quá trình thi công công trình, Nhà thầu phải cung cấp những gì mà người này cần thiết để thực hiện trách nhiệm và quyền hạn này.

Nhà thầu sẽ gửi cho Chủ đầu tư các chi tiết về tai nạn càng sớm càng tốt sau khi xảy ra. Nhà thầu sẽ giữ những giấy tờ liên quan đến tình trạng sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động, thiệt hại về mặt tài sản, như Chủ đầu tư đã yêu cầu một cách hợp lý.

13.7. Giám sát của Nhà thầu  

Trong suốt quá trình thi công công trình và cả thời gian cần thiết sau đó để hoàn thành các nghĩa vụ của Nhà thầu, Nhà thầu sẽ có sự giám sát cần thiết để vạch kế hoạch, sắp xếp, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra và thử nghiệm công việc.

Việc giám sát sẽ được giao cho một số lượng đầy đủ người có đủ kiến thức về ngôn ngữ giao tiếp (được quy định trong Khoản 3.1 [Luật và Ngôn ngữ] và về các hoạt động sẽ được tiến hành (bao gồm cả các phương pháp và các kỹ thuật cần thiết, những khó khăn có thể sẽ gặp phải và những biện pháp đề phòng tai nạn) để thỏa mãn yêu cầu công trình cũng như việc thi công công trình được an toàn

13.8. Nhân lực Nhà thầu  

Nhân lực của Nhà thầu phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp tương xứng về nghề nghiệp, công việc của họ. Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu sa thải (hay tác động để sa thải) bất cứ nhân lực nào ở công trường hay công trình, kể cả đại diện của Nhà thầu nếu những người đó :

(a) khăng khăng giữ thái độ sai trái hoặc thiếu cẩn thận,

(b) thực hiện nhiệm vụ một cách thiếu năng lực hoặc bất cẩn,

(c) không tuân thủ bất kì điều khoản nào của Hợp đồng, hoặc

(d) cố ý làm những việc gây phương hại đến an toàn, sức khoẻ hoặc bảo vệ môi trường.

Nếu đúng như vậy, Nhà thầu sẽ chỉ định (hoặc buộc phải chỉ định) một người khác thích hợp để thay thế.

13.9. Báo cáo về nhân lực và thiết bị của Nhà thầu   

Nhà thầu phải trình cho Chủ đầu tư những chi tiết về số lượng của mỗi cấp bậc nhân lực của Nhà thầu và của mỗi loại thiết bị của Nhà thầu có trên công trường. Các chi tiết sẽ được báo cáo hàng tháng, theo biểu mẫu mà Chủ đầu tư đã quy định, cho đến khi Nhà thầu đã hoàn thành tất cả các công việc còn dở dang vào ngày hoàn thành công trình được nêu trong Biên bản nghiệm thu công trình.

13.10. Hành vi gây rối  

Nhà thầu phải luôn luôn cẩn trọng để tránh bất kỳ các hành vi gây rối hoặc mất trật tự nào do nhân lực của Nhà thầu gây ra và để giữ sự bình ổn và để bảo vệ sự yên bình cho con người và tài sản ở trên và gần công trường.

Điều 14. Vật liệu, Thiết bị và tay nghề của Nhà thầu

14.1. Cách thức thực hiện  

Nhà thầu sẽ thực hiện việc gia công, chế tạo thiết bị; sản xuất các loại vật liệu để phục vụ cho việc thi công xây dựng công trình :

(a) theo cách thức ( nếu có) được nêu ra trong Hợp đồng,

(b) với một tay nghề thành thạo và một cách cẩn thận, phù hợp với cách làm thực tế đã được thừa nhận và

(c) với các phương tiện trang bị phù hợp và các vật liệu không nguy hiểm, trừ khi được quy định khác trong Hợp đồng.

14.2. Việc lấy và cung cấp mẫu vật tư, vật liệu: 

Nhà thầu phải nộp các mẫu vật liệu dưới đây và thông tin tương ứng cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn để có sự chấp thuận trước khi sử dụng vật liệu cho công trình

(a) Các tiêu chuẩn của nhà sản xuất vật liệu và các mẫu được nêu trong hợp đồng, tất cả chi phí do Nhà thầu chịu;

(b) Các mẫu bổ sung theo chỉ dẫn của Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn như là một thay đổi.

Từng mẫu phải được gắn nhãn hiệu về xuất xứ và việc sử dụng được dự kiến trong công trình.

14.3. Giám định  

Người của Chủ đầu tư trong mọi thời điểm thích hợp sẽ :

(a) được quyền vào tất cả các nơi trên công trường và các nơi để khai thác nguyên vật liệu tự nhiên, và

(b) trong quá trình sản xuất, gia công, chế tạo và xây dựng (ở trên công trường, nơi được quy định đặc biệt trong hợp đồng hay ở nơi khác) được quyền kiểm tra, kiểm định, đo lường, thử các loại vật liệu, tay nghề và kiểm tra tiến trình gia công, chế tạo thiết bị, sản xuất vật liệu.

Nhà thầu sẽ tạo mọi điều kiện cho người của Chủ đầu tư để tiến hành các hoạt động này, bao gồm cả việc cho phép ra vào,cung cấp các phương tiện, các giấy phép và thiết bị an toàn. Những hoạt động này không làm giảm đi bất cứ nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào của Nhà thầu.

Đối với các công việc mà nhân viên của Chủ đầu tư được quyền xem xét đo luờng và/hoặc kiểm định, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư biết khi bất cứ công việc như vậy đã xong và trước khi được phủ lấp, hoặc không còn được nhìn thấy hoặc đóng gói để lưu kho hoặc vận chuyển. Khi đó Chủ đầu tư sẽ hoặc là tiến hành ngay việc kiểm tra, giám định, đo lường hoặc kiểm định không được chậm trễ mà không có lý do hoặc thông báo ngay cho Nhà thầu là Chủ đầu tư không đòi hỏi phải làm như vậy. Trường hợp Nhà thầu không gửi được thông báo thì, nếu và khi Chủ đầu tư yêu cầu, Nhà thầu phải mở lại công trình ra, sau đó lấp lại và hoàn thiện tất cả đều bằng chi phí của mình.

14.4. Chạy thử từng phần của công trình  

Khoản này sẽ được áp dụng cho tất cả các lần chạy thử được nêu trong Hợp đồng, ngoài việc chạy thử sau khi hoàn thành (nếu có)

Nhà thầu phải cung cấp các máy móc, sự trợ giúp, tài liệu và các thông tin khác, điện, thiết bị, nhiên liệu, vật dụng, dụng cụ, người lao động, vật liệu và nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành chạy thử cụ thể một cách hiệu quả. Nhà thầu phải thống nhất với Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn về thời gian, địa điểm tiến hành chạy cụ thể của thiết bị, vật liệu và các hạng mục công trình khác.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn có thể theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng] có thể thay đổi địa điểm hoặc các chi tiết của các lần chạy thử cụ thể hoặc hướng dẫn Nhà thầu để tiến hành các lần chạy thử bổ sung. Nếu các lần chạy thử bổ sung hoặc thay đổi này cho thấy thiết bị, vật liệu hoặc tay nghề được kiểm định không phù hợp với Hợp đồng thì các chi phí cho việc tiến hành những thay đổi này sẽ do Nhà thầu chịu bất kể những điều khoản khác của Hợp đồng.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn phải thông báo trước 24 tiếng đồng hồ cho Nhà thầu về ý định của mình là sẽ tham gia vào lần chạy thử. Nếu như Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn không tham gia vào lần chạy thử tại địa điểm và thời gian đã thoả thuận, Nhà thầu có thể tiến hành chạy thử và việc chạy thử coi như đã được tiến hành với sự có mặt của Chủ đầu tư, trừ khi có sự chỉ dẫn khác từ phía Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn.

Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ hay chịu các chi phí do tuân thủ các hướng dẫn của Chủ đầu tư hay do sự chậm trễ thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn biết và được hưởng quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] để:

(a) gia hạn thời gian do sự chậm trễ này, nếu như việc hoàn thành bị chậm hoặc sẽ bị chậm theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) thanh toán mọi chi phí cộng thêm vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo, Nhà tư vấn sẽ theo Khoản 10.5 [Quyết định] đồng ý hoặc quyết định các vấn đề này.

Nhà thầu phải trình ngay cho Chủ đầu tư các báo cáo có xác nhận về các lần chạy thử. Khi các lần chạy thử cụ thể đã được tiến hành xong, Chủ đầu tư sẽ phê duyệt biên bản chạy thử của Nhà thầu. Nếu như Chủ đầu tư không tham gia vào các cuộc kiểm định, coi như họ đã chấp nhận các báo cáo là chính xác.

14.5. Từ chối  

Nếu như kết quả của cuộc kiểm tra, giám sát, đo đạc hay thử nghiệm cho thấy có những lỗi của thiết bị, vật liệu, thiết kế hay tay nghề hoặc không phù hợp với Hợp đồng, Nhà tư vấn có thể từ chối các thiết bị, vật liệu, thiết kế hoặc nhân lực tay nghề bằng cách thông báo cho Nhà thầu với các lý do. Nhà thầu phải sửa chữa sai sót ngay lập tức và đảm bảo cho các mục đã bị bác bỏ được xử lý cho phù hợp với Hợp đồng.

Nếu Nhà tư vấn yêu cầu là thiết bị, vật liệu, thiết kế hay tay nghề cần được kiểm định lại, các cuộc kiểm định sẽ được tiến hành lại theo đúng những trình tự và điều kiện đã làm trước đó. Nếu như việc từ chối và kiểm định lại dẫn đến những chi phí thêm cho Chủ đầu tư thì Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí này cho Chủ đầu tư theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư].

14.6. Công việc sửa chữa  

Mặc dầu đã có những cuộc kiểm định trước đó hay đã cấp chứng chỉ, Nhà tư vấn có thể chỉ dẫn Nhà thầu tiến hành :

(a) đưa đi khỏi công trường hoặc thay thế các thiết bị, vật liệu không phù hợp với Hợp đồng,

(b) dỡ bỏ và tiến hành lại công việc nếu không phù hợp với hợp đồng, và

(c) tiến hành công việc cần gấp để đảm bảo an toàn công trình hoặc do một tai nạn, sự kiện không lường trước hoặc nguyên nhân khác.

Nhà thầu làm theo chỉ dẫn đó trong một thời gian hợp lý, đó là thời gian (nếu có) được xác định trong chỉ dẫn hoặc phải tiến hành ngay, nếu tính cấp bách được xác định theo điểm (c) trên đây.

Nếu Nhà thầu không tuân theo chỉ dẫn, Chủ đầu tư theo Khoản 8.3 [Các chỉ dẫn] sẽ có quyền thuê và trả lương cho người khác tiến hành các công việc. Trừ khi Nhà thầu được hưởng quyền thanh toán cho công việc, Nhà thầu sẽ phải trả theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] tiền thanh toán cho Chủ đầu tư cho toàn bộ chi phí do không tuân thủ chỉ dẫn gây ra.

14.7. Quyền sở hữu thiết bị và vật liệu

Mỗi danh mục thiết bị và vật liệu trong phạm vi phù hợp với Luật của nước sở tại, sẽ trở thành tài sản của Chủ đầu tư, trong bất kỳ trường hợp nào xẩy ra trước những thời điểm được nêu dưới đây mà không bị chiếm giữ và bị cản trở :

(a) Khi chúng được cung cấp tới công trường;

(b) Khi Nhà thầu được hưởng thanh toán cho giá trị của thiết bị và các vật liệu theo Khoản 7.10 [Thanh toán tiền thiết bị và các vật liệu trong trường hợp tạm ngừng công việc].

14.8. Lệ phí sử dụng  

Trừ khi có quy định khác trong các yêu cầu của Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ phải trả tiền bản quyền, tiền thuê và những tiền khác cho:

(a) các vật liệu tự nhiên lấy từ bên ngoài công trường, và

(b) các vật liệu thải do phá dỡ, đào bới và các vật liệu dư thừa khác (có thể là tự nhiên hay nhân tạo) trừ trường hợp có bãi thải trên công trường như được nêu cụ thể trong Hợp đồng

Điều 15. Chạy thử khi hoàn thành

15.1. Nghĩa vụ của Nhà thầu  

Nhà thầu sẽ tiến hành các cuộc kiểm định khi hoàn thành theo Khoản này và Khoản 15.4 [Không vượt qua các kiểm định khi hoàn thành], sau khi đã cung cấp các tài liệu theo điểm (d) Khoản 8.1 [Trách nhiệm chung của Nhà thầu].

Nhà thầu sẽ thông báo cho Nhà tư vấn không muộn hơn … ngày về ngày mà Nhà thầu đã sẵn sàng tiến hành các cuộc kiểm định khi hoàn thành. Trừ khi đã có thỏa thuận khác, các cuộc kiểm định hoàn thành sẽ được tiến hành trong vòng … ngày sau ngày đã thông báo, vào ngày mà Nhà tư vấn đã chỉ dẫn.

Khi xem xét kết quả của các cuộc kiểm định khi hoàn thành, Nhà tư vấn sẽ có xem xét đến hiệu quả của việc sử dụng công trình do Chủ đầu tư yêu cầu về hoạt động hoặc các đặc tính khác của công trình. Ngay sau khi các công trình hay hạng mục đã vượt qua các cuộc kiểm định khi hoàn thành, Nhà thầu sẽ trình bản báo cáo đã được chứng nhận về kết quả của các cuộc kiểm định này cho Nhà tư vấn.

15.2. Việc kiểm định bị chậm trễ  

Nếu các cuộc kiểm định khi hoàn thành bị quá chậm trễ do Chủ đầu tư, thì Khoản 15.4 [Không vượt qua các kiểm định khi hoàn thành] và / hoặc Khoản 16.3 [Can thiệp vào các lần chạy thử khi hoàn thành] sẽ được áp dụng.

Nếu các cuộc kiểm định khi hoàn thành bị quá chậm trễ do Nhà thầu, Nhà tư vấn có thể bằng thông báo yêu cầu Nhà thầu tiến hành các cuộc kiểm định trong vòng … (21 ngày) sau khi nhận được thông báo. Nhà thầu sẽ tiến hành các cuộc kiểm định vào ngày hoặc các ngày trong thời gian đó được Nhà thầu ấn định và phải thông báo cho Nhà tư vấn.

Nếu Nhà thầu không tiến hành các cuộc kiểm định khi hoàn thành trong vòng … (21 ngày) thì người của Chủ đầu tư có thể tiến hành các cuộc kiểm định mà Nhà thầu phải chịu rủi ro và chi phí cho các cuộc kiểm định đó. Các cuộc kiểm định khi hoàn thành khi đó sẽ được coi là đã tiến hành với sự có mặt của Nhà thầu và kết quả kiểm định sẽ được chấp nhận là chính xác.

15.3. Kiểm định lại  

Nếu công trình hay hạng mục không vượt qua được các cuộc kiểm định khi hoàn thành, thì Khoản 14.5 [Từ chối] sẽ được áp dụng và Nhà tư vấn hoặc Nhà thầu có thể yêu cầu tiến hành lại các cuộc kiểm định không đạt và các công việc có liên quan theo những quy trình và điều kiện tương tự trước đó.

15.4. Không vượt qua các cuộc kiểm định khi hoàn thành  

Nếu công trình hay hạng mục không vượt qua được các cuộc kiểm định khi hoàn thành đã được tiến hành lại theo Khoản 15.3 [kiểm định lại], khi đó Chủ đầu tư có quyền :

(a) Yêu cầu tiếp tục tiến hành kiểm định lại theo Khoản 15.3;

(b) Nếu như việc công trình hay hạng mục không vượt qua các cuộc kiểm định làm ảnh hưởng cơ bản đến lợi ích của Chủ đầu tư có được từ đó, sẽ loại bỏ công trình hoặc hạng mục (tuỳ theo từng trường hợp), trong trường hợp đó Chủ đầu tư sẽ được các sự bù đắp như phần (c) của Khoản 17.4 [Không sửa chữa được sai sót]; hoặc

(c) Cấp Biên bản nghiệm thu công trình, nếu Chủ đầu tư yếu cầu.

Trong trường hợp của phần (c), Nhà thầu khi đó sẽ thực hiện tất cả các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng, và Giá hợp đồng sẽ bị giảm đi một số tiền để bù vào số tiền mà Chủ đầu tư bị thiệt từ việc giá trị công trình bị giảm đi do việc không qua được kiểm định. Trừ khi việc giảm giá do nguyên nhân này gây ra được nêu cụ thể (hay xác định được phương pháp tính toán) trong Hợp đồng, Chủ đầu tư có thể yêu cầu việc giảm giá được: (i) hai bên thoả thuận (khi hoàn toàn vừa lòng chỉ riêng về vấn đề này) và sẽ thanh toán trước khi cấp Biên bản nghiệm thu công trình, hoặc (ii) xác định và thanh toán theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] và Khoản 10.5 [Quyết định].

Điều 16. Nghiệm thu của chủ đầu tư

16.1. Nghiệm thu công trình và các hạng mục công trình  

Trừ những quy định trong Khoản 15.4 [Không vượt qua các cuộc chạy thử khi hoàn thành], công trình sẽ được Chủ đầu tư tiếp nhận khi (i) công trình đã được hoàn thành theo đúng Hợp đồng, bao gồm cả những vấn đề được nêu trong Khoản 7.2 [Thời hạn hoàn thành] và trừ những nội dung được cho phép trong phần (a) dưới đây và (ii) đã được cấp Biên bản nghiệm thu công trình hoặc coi là đã được cấp Chứng chỉ theo Khoản này.

Nhà thầu có thể bằng cách thông báo cho Nhà tư vấn để xin được cấp Biên bản nghiệm thu công trình không sớm hơn … ngày trước khi, theo Nhà thầu, công trình đã được hoàn thành và sẵn sàng để bàn giao. Nếu công trình được chia thành các hạng mục, bằng cách tương tự, Nhà thầu có thể xin được cấp Biên bản nghiệm thu cho mỗi hạng mục.

Nhà tư vấn, trong vòng … ngày sau nhận được đơn của Nhà thầu, sẽ :

(a) Cấp Biên bản nghiệm thu công trình cho Nhà thầu, nêu rõ ngày mà công trình hay hạng mục đã được hoàn thành theo Hợp đồng, trừ những công việc nhỏ còn tồn đọng lại và các sai sót về cơ bản không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng công trình hay các hạng mục cho mục đích ban đầu (cho đến khi hoặc trong khi những việc này đang được hoàn thành và các sai sót đang được sửa chữa), hoặc

(b) Bác bỏ đơn và đưa ra lý do và nêu cụ thể những công việc mà Nhà thầu cần phải làm để được cấp Biên bản nghiệm thu công trình. Nhà thầu sẽ phải hoàn thành những công việc này trước khi đưa ra thông báo tiếp theo Khoản này.

Nếu Nhà tư vấn không cấp Biên bản nghiệm thu công trình hay bác bỏ đơn của Nhà thầu trong thời gian … (28 ngày) và nếu công trình hay hạng mục (tuỳ theo từng trường hợp) về cơ bản đúng với Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu công trình coi như đã được cấp vào ngày thứ … (28).

16.2. Nghiệm thu bộ phận công trình

Chủ đầu tư có thể sẽ cấp biên bản nghiệm thu cho từng phần của Công trình chính.

Chủ đầu tư sẽ không sử dụng bất cứ phần nào của công trình (trừ trường hợp sử dụng tạm thời nhưng đã được nêu cụ thể trong hợp đồng hoặc hai bên cùng đồng ý) trừ khi và cho đến khi được cấp Biên bản nghiệm thu phần công trình đó. Tuy nhiên, nếu Chủ đầu tư sử dụng bất cứ phần nào của công trình trước khi Biên bản nghiệm thu đã được cấp, thì:

(a) Phần công trình được sử dụng sẽ được coi là đã được tiếp nhận kể từ ngày nó được đưa vào sử dụng;

(b) Nhà thầu sẽ không chịu trách nhiệm về phần công trình đó kể từ ngày này, khi đó trách nhiệm thuộc về Chủ đầu tư, và

(c) Nếu Nhà thầu yêu cầu Chủ đầu tư sẽ cấp Biên bản nghiệm thu cho phần công trình này.

Sau khi Chủ đầu tư đã cấp Biên bản nghiệm thu cho một phần công trình, Nhà thầu sẽ được tạo điều kiện sớm nhất để thực hiện các bước cần thiết để tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành còn tồn lại. Nhà thầu sẽ tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành này càng sớm càng tốt trước khi hết hạn của thời hạn thông báo sai sót.

Nếu Nhà thầu phải chịu các chi phí do việc tiếp nhận và / hoặc sử dụng của Chủ đầu tư mà không phải là việc sử dụng được nêu cụ thể trong hợp đồng và được hai bên đồng ý, khi đó Nhà thầu sẽ (i) thông báo cho Chủ đầu tư và (ii) theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] được quyền thanh toán các chi phí đó cộng với lợi nhuận hợp lý và được tính vào giá hợp đồng. Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư sẽ đồng ý hoặc xác định chi phí này và lợi nhuận theo Khoản 10.5.

Nếu Biên bản nghiệm thu đã được cấp cho một phần công trình (chứ không phải là một hạng mục) thì những thiệt hại do chậm trễ hoàn thành công việc của những phần còn lại của công trình sau đó sẽ được giảm xuống. Tương tự, những thiệt hại do chậm trễ cho phần còn lại của hạng mục (nếu có) mà phần công trình này thuộc về cũng sẽ được giảm bớt. Đối với bất kỳ thời gian chậm trễ nào sau ngày được nêu cụ thể trong Biên bản nghiệm thu này, sự giảm bớt theo tỷ lệ trong các thiệt hại do sự chậm trễ đó sẽ được tính theo tỷ lệ mà giá trị của phần đã được xác nhận mang đến cho giá trị của công việc hoặc bộ phận (nếu trường hợp xảy ra) xét như là một tổng thể. Theo Khoản 10.5 [Quyết định] Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ đồng ý hoặc xác định những phần hiệt hại được giảm bớt này. Những điều khoản của đoạn này sẽ chỉ áp dụng cho tỷ lệ thiệt hại do trì hoãn gây ra hàng ngày theo Khoản 7.7 [Những thiệt hại do chậm trễ], và sẽ không ảnh hưởng đến giá tối đa của các thiệt hại này.

16.3. Can thiệp vào các lần chạy thử khi hoàn thành   

Nếu quá … ngày mà Nhà thầu không tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành vì nguyên nhân do Chủ đầu tư, thì khi đó Chủ đầu tư sẽ coi như đã nghiệm thu công trình hay hạng mục công trình (tuỳ từng trường hợp) vào ngày mà lẽ ra các cuộc chạy thử khi hoàn thành đã được hoàn tất.

Theo đó Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ cấp Biên bản nghiệm thu công trình và Nhà thầu sẽ tiến hành ngay các cuộc chạy thử khi hoàn thành càng sớm càng tốt trước ngày hết hạn của thời hạn thông báo sai sót. Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ thông báo trước … ngày về yêu cầu tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành theo những điều khoản của hợp đồng.

Nếu Nhà thầu gặp phải sự chậm trễ hay phải chịu các chi phí do sự chậm trễ tiến hành các cuộc chạy thử khi hoàn thành gây ra, Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn biết và theo Khoản 23.1 được quyền :

(a) gia hạn thời gian để bù lại cho sự chậm trễ đó, nếu như việc hoàn thành đang hoặc sẽ bị chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành] và

(b) thanh toán các chi phí cộng thêm lợi nhuận hợp lý, tính vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư sẽ đồng ý hoặc xác định những vấn đề này theo Khoản 10.5 [Quyết định]

Điều 17. Trách nhiệm đối với các sai sót

17.1. Hoàn thành Công việc còn dở dang và sửa chữa sai sót  

Để công trình và tài liệu của Nhà thầu và mỗi hạng mục cần phải luôn ở trong tình trạng do Hợp đồng quy định (trừ trường hợp bị hỏng) đến ngày hết hạn của thời hạn thông báo sai sót, Nhà thầu sẽ phải :

(a) Hoàn thành các công việc còn tồn đọng vào ngày đã nêu trong Biên bản nghiệm thu trong khoảng thời gian hợp lý mà Chủ đầu tư yêu cầu, và

(b) Thực hiện các công việc sửa chữa các sai sót hoặc hư hỏng do Chủ đầu tư thông báo vào ngày hoặc trước thời hạn thông báo sai sót của công trình hay hạng mục hết hạn (trường hợp nếu xảy ra).

Nếu sai sót xuất hiện hoặc hư hỏng xảy ra, Nhà thầu sẽ được Chủ đầu tư thông báo.

17.2. Chi phí cho việc sửa chữa sai sót  

Tất cả công việc được nêu trong phần (b) của Khoản 17.1 [Hoàn thành công việc dở dang và sửa chữa sai sót] sẽ được tiến hành và Nhà thầu phải chịu rủi ro và các chi phí, nếu và ở mức độ công việc được quy cho là :

(b) Thiết bị, các vật liệu hoặc tay nghề không phù hợp với Hợp đồng,

(c) Nhà thầu không tuân thủ các nghĩa vụ khác.

Nếu và ở mức độ mà việc đó được quy cho nguyên nhân khác, Nhà thầu sẽ được Chủ Đầu tư thông báo ngay lập tức và khi đó sẽ áp dụng Khoản 6.4 [Thủ tục thay đổi].

17.3. Kéo dài thêm thời hạn thông báo sai sót

Theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] Chủ đầu tư sẽ được quyền kéo dài thêm Thời hạn thông báo sai sót về công trình hoặc hạng mục nếu và ở mức độ mà công trình, hạng mục công trình hay một bộ phận chính của Nhà máy (tuỳ từng trường hợp và sau khi đã nghiệm thu) không thể sử dụng được cho mục đích đã định do sai sót hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, Thời gian thông báo sai sót sẽ không được kéo dài quá ….. năm (cụ thể do các bên tự thoả thuận).

Nếu việc cung cấp và / hoặc lắp đặt thiết bị và / hoặc các vật liệu bị tạm ngừng theo Khoản 7.8 [tạm ngừng công việc] hay Khoản 19.1 [Quyền tạm ngừng công việc của Nhà thầu], theo Điều này nghĩa vụ của Nhà thầu sẽ không áp dụng cho những sai sót hoặc hư hỏng xảy ra quá … (2 năm) sau khi Thời gian thông báo sai sót hết hiệu lực

17.4. Không sửa chữa được sai sót  

Nếu Nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng trong khoảng thời gian hợp lý, Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư có thể ấn định ngày để sửa chữa các sai sót hay hư hỏng. Nhà thầu sẽ được thông báo về ngày này.

Nếu Nhà thầu không sửa chữa được các sai sót hay hư hỏng vào ngày đã thông báo và việc sửa chữa sẽ được thực hiện mà Nhà thầu phải chịu chi phí theo Khoản 17.2 [Chi phí sửa chữa sai sót], Chủ đầu tư (tuỳ theo lựa chọn) có thể :

(a) Tự tiến hành công việc hoặc thuê người khác theo cách thức hợp lý và Nhà thầu phải chịu mọi chi phí, nhưng Nhà thầu sẽ không chịu trách nhiệm về công việc này ; và Nhà thầu theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] phải trả cho Chủ đầu tư những chi phí hợp lý phát sinh từ việc Chủ đầu tư sửa chữa các sai sót hoặc hư hỏng;

(b) Khấu trừ hợp lý trong Giá hợp đồng theo Khoản 10.5 [Quyết định]; hoặc

(c) nếu sai sót hoặc hư hỏng dẫn đến việc Chủ đầu tư về cơ bản bị mất toàn bộ lợi ích từ công trình hay phần lớn công trình, sẽ chấm dứt toàn bộ Hợp đồng hay phần lớn công trình không thể đưa vào sử dụng cho mục đích đã định. Khi đó, theo Hợp đồng hay không, Chủ đầu tư sẽ được quyền lấy lại toàn bộ số tiền đã trả cho công trình hoặc một phần công trình đó (tùy từng trường hợp cụ thể) cộng thêm với chi phí tài chính và chi phí tháo dỡ phần công trình đó, dọn dẹp công trường và trả thiết bị, các vật liệu lại cho Nhà thầu.

17.5. Di chuyển sản phẩm bị sai sót  

Nếu sai sót hoặc hư hỏng không thể sửa chữa tốt ngay trên công trường được và được Chủ đầu tư đồng ý, Nhà thầu có thể chuyển khỏi công trường thiết bị hoặc cấu kiện bị sai sót hay hư hỏng để sửa chữa. Sự đồng ý này của Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà thầu tăng số tiền cho bảo lãnh Hợp đồng bằng chi phí thay thế toàn bộ các phần này hay cung cấp sự bảo đảm phù hợp khác.

17.6. Các kiểm định thêm   

Nếu việc sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng có thể ảnh hưởng đến sự vận hành của công trình, Chủ đầu tư có thể yêu cầu tiến hành lại bất cứ cuộc kiểm định nào nêu trong Hợp đồng, bao gồm cả các cuộc kiểm định khi hoàn thành và/hoặc kiểm định sau khi hoàn thành. Yêu cầu này có thể được thông báo trong vòng …(28 ngày) sau khi đã sửa chữa sai sót hoặc hư hỏng.

Các kiểm định này phải được tiến hành theo các điều kiện được áp dụng cho các kiểm định trước, chỉ khác là được tiến hành bằng sự rủi ro và kinh phí của bên chịu trách nhiệm, theo Khoản 17.2 [Chi phí sửa chữa sai sót] cho chi phí sửa chữa sai sót.

17.7. Nhà thầu tìm nguyên nhân  

Nhà thầu sẽ, nếu Nhà tư vấn yêu cầu, tìm nguyên nhân dẫn đến sai sót theo chỉ dẫn của Nhà tư vấn. Trừ khi sai sót đã được sửa chữa bằng chi phí của Nhà thầu theo Khoản 17.2 [Chi phí sửa chữa sai sót], chi phí của việc tìm kiếm nguyên nhân cộng với lợi nhuận hợp lý sẽ được Nhà tư vấn đồng ý hoặc quyết định theo Khoản 10.5 [Quyết định] và sẽ được tính vào Giá hợp đồng.

17.8. Biên bản nghiệm thu   

Việc thực hiện các nghĩa vụ của Nhà thầu sẽ không được coi là đã hoàn thành nếu Nhà thầu chưa được Chủ đầu tư cấp Biên bản nghiệm thu, nêu rõ ngày mà Nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo đúng Hợp đồng.

Chủ đầu tư hoặc Nhà tư vấn sẽ cấp Biên bản nghiệm thu trong vòng … ngày sau ngày hết hạn của Thời hạn thông báo sai sót hoặc ngay sau khi Nhà thầu đã cung cấp tất cả các tài liệu của Nhà thầu và đã hoàn thành và kiểm định tất cả công trình, bao gồm cả việc sửa chữa các sai sót. Nếu Chủ Đầu tư không cấp Biên bản thực hiện thì:

(a) Biên bản nghiệm thu được xem như đã được cấp vào ngày thứ … (28) sau ngày đáng lẽ phải được cấp theo yêu cầu của khoản này, và

(b) Khoản 17.11 [Giải phóng mặt bằng] và điểm (a) của Khoản 24.2 [Chấm dứt trách nhiệm của Chủ đầu tư] sẽ không được áp dụng.

Chỉ có Biên bản nghiệm thu mới được coi là cấu thành nên việc chấp nhận công trình.

17.9. Những nghĩa vụ chưa được hoàn thành

Sau khi đã cấp Biên bản nghiệm thu, mỗi bên sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện tại thời điểm đó. Hợp đồng vẫn được coi là có hiệu lực đối với các mục đích xác định nội dung và phạm vi của những nghĩa vụ chưa thực hiện.

17.10. Giải phóng mặt bằng  

Khi nhận được Biên bản nghiệm thu, Nhà thầu sẽ dọn khỏi công trường tất cả các thiết bị của Nhà thầu, vật liệu còn thừa, rác và các công trình tạm còn lại.

Nếu tất cả những vật dụng này không được dọn khỏi công trường trong vòng … ngày sau khi Chủ đầu tư cấp Biên bản nghiệm thu, Chủ đầu tư có thể bán hoặc thải bỏ các vật đó. Chủ đầu tư có quyền được thanh toán các chi phí phát sinh từ việc bán hoặc thải bỏ hay lưu các vật dụng đó trên công trường.

Việc cân đối các khoản tiền thu được từ việc bán các vật dụng trên sẽ được trả cho Nhà thầu. Nếu số tiền này ít hơn các chi phí mà Chủ đầu tư phải trả, Nhà thầu sẽ trả phần chi phí phát sinh dôi ra cho Chủ đầu tư.

Điều 18. Đo lường và đánh giá

18.1. Công việc cần đo lường   

Các công việc được đo lường và đánh giá để thanh toán theo Điều này. Khi nào Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) yêu cầu đo lường phần nào của công trình, thì gửi thông báo hợp lý cho Đại diện của Nhà thầu, người này sẽ:

(a) Nhanh chóng tham gia hoặc cử đại diện có năng lực khác để giúp Nhà tư vấn trong công tác đo lường, và

(b) cung cấp các yêu cầu riêng của Nhà tư vấn.

Nếu Nhà thầu không tham gia hoặc không cử người đại diện, việc đo lường của Nhà tư vấn (hoặc đại diện) sẽ được chấp nhận như là chính xác.

Nếu Nhà thầu xem xét và không đồng ý với báo cáo, và / hoặc không ký vào xem như thoả thuận thì Nhà thầu phải thông báo cho Nhà tư vấn về các vấn đề mà báo cáo bị đánh giá không chính xác. Sau khi nhận được thông báo, Nhà tư vấn cần xem lại các báo cáo và / hoặc công nhận hoặc thay đổi chúng. Nếu Nhà thầu không thông báo như vậy cho Nhà tư vấn trong vòng …(14 ngày) sau khi được yêu cầu xem xét báo cáo, thì các báo cáo được chấp nhận là chính xác.

18.2. Phương pháp đo lường  

Ngoại trừ đã được qui định khác trong hợp đồng và không kể đến các thông lệ địa phương:

(a) Sự đo lường sẽ được tiến hành theo khối lượng hoàn thành của mỗi hạng mục của các Công trình chính.

(b) Phương pháp đo lường phải áp dụng theo bảng khối lượng hoặc theo bảng được áp dụng khác.

18.3. Đánh giá

Ngoại trừ được qui định khác trong hợp đồng, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để đồng ý hoặc xác định giá hợp đồng bằng cách đánh giá từng hạng mục của công trình, áp dụng việc đánh giá đã được thoả thuận hoặc xác định theo Khoản 18.1, 18.2 ở trên và tỷ giá thích hợp cho hạng mục.

Đối với mỗi hạng mục công trình, tỷ giá thích hợp hoặc giá của hạng mục sẽ là tỷ giá hoặc giá được xác định cho hạng mục đo lường trong hợp đồng, và nếu không có hạng mục như vậy, sẽ được xác định theo công việc tương đương. Tuy nhiên, một tỷ giá hoặc giá mới sẽ thích hợp với một hạng mục công trình nếu:

(a) khối lượng đo lường được của hạng mục thay đổi quá 20% so với khối lượng trong bảng khối lượng hoặc bảng khác, hoặc

(b) công trình được chỉ dẫn theo Điều 6 [Thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng]; (ii) không có tỷ giá hoặc giá xác định trong hợp đồng cho hạng mục đó, và (iii) không có tỷ giá hoặc giá xác định thích hợp bời vì hạng mục công trình không cùng tính chất, hoặc không được thực hiện theo điều kiện tương tự như mọi hạng mục ở trong hợp đồng.

Mỗi tỷ giá hoặc giá mới sẽ được suy ra từ các tỷ giá hoặc giá có liên quan trong hợp đồng, với các điều chỉnh hợp lý có chú ý đến các điều được mô tả trong mục (a) và / hoặc (b) nếu được. Nếu không có tỷ giá hoặc giá có liên quan để suy ra tỷ giá hoặc giá mới, thì sẽ suy ra từ giá để thực hiện công trình hợp lý, cùng với lợi nhuận hợp lý, có kể đến các vấn đề khác có liên quan.

Cho đến khi một tỷ giá hoặc giá thích hợp được thoả thuận hoặc xác định, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ xác định một tỷ giá hoặc giá thích hợp để làm căn cứ cho các các đợt thanh toán.

18.4. Sự bỏ sót

Khi sự bỏ sót một công việc nào đó hình thành một phần việc (hoặc tất cả) của một thay đổi mà giá trị đã không được thoả thuận, nếu

(a) Nhà thầu sẽ phát sinh (hoặc đã phát sinh) chi phí, thì đã được xem như được trả một khoản tiền hình thành một phần giá hợp đồng thoả thuận.

(b) Việc bỏ sót công việc sẽ dẫn tới (hoặc đã dẫn tới) một khoản tiền không nằm trong giá hợp đồng và

(c) Chi phí không được xem như đã đưa vào trong việc đánh giá của công việc thay thế nào.

Do đó, Nhà thầu sẽ thông báo cho Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) theo qui định với các báo cáo giải trình chi tiết. Sau khi nhận được thông báo đó, Chủ đầu tư (hoặc Nhà tư vấn) sẽ tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để thoả thuận hoặc quyết định chi phí đó sẽ được đưa vào trong giá hợp đồng.

Điều 19. Tạm ngừng và Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu

19.1. Quyền tạm ngừng công việc của Nhà thầu   

Nếu Chủ đầu tư không tuân thủ Khoản 5.3 [Thanh toán], Nhà thầu có thể, sau khi thông báo cho Chủ đầu tư không muộn hơn … ngày, sẽ tạm ngừng công việc (hoặc giảm tỷ lệ công việc) trừ khi và cho đến khi Nhà thầu được tạm ứng, thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng, tùy từng trường hợp và như đã mô tả trong thông báo.

Việc tạm ngừng công việc của Nhà thầu theo khoản này không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà thầu đối với các chi phí tài chính theo Mục 5.3.4 [Thanh toán bị chậm trễ] và để chấm dứt hợp đồng theo Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu].

Nếu Nhà thầu tiếp đó nhận được tạm ứng hoặc thanh toán (như đã nêu trong Khoản tương ứng và trong thông báo trên) trước khi thông báo chấm dứt hợp đồng, Nhà thầu phải tiếp tục tiến hành công việc trở lại như bình thường ngay khi có thể được.

Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ và/hoặc các chi phí phát sinh là hậu quả của việc tạm ngừng công việc (hoặc do giảm tỷ lệ công việc) theo Khoản này, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư và theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] có quyền:

(a) gia hạn thời gian để bù cho sự chậm trễ như vậy, nếu việc hoàn thành đang hoặc sẽ bị chậm trễ theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) thanh toán cho chi phí đó cộng thêm lợi nhuận hợp lý, được tính vào giá hợp đồng.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư sẽ đồng ý hoặc quyết định các vấn đề này theo Khoản 10.5 [Quyết định].

19.2. Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu  

Nhà thầu được quyền chấm dứt hợp đồng nếu :

(a) Nhà thầu không nhận được số tiền được thanh toán đúng theo trong vòng … (42 ngày) sau khi hết hạn thời gian thanh toán được nêu trong Mục 5.3.3 [Thời hạn thanh toán] mà việc thanh toán phải được tiến hành trong thời gian đó (trừ việc giảm trừ theo Khoản 7.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] ),

(b) Chủ đầu tư về cơ bản không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng,

(c) Chủ đầu tư không tuân thủ Khoản 3.2 [Nhượng lại],

(d) việc tạm ngừng bị kéo dài ảnh hưởng đến toàn bộ công trình như được mô tả trong Khoản 7.11 [Việc tạm ngừng kéo dài quá thời gian qui định], hoặc

(e) Chủ đầu tư bị phá sản, vỡ nợ, bị đóng cửa, bị quản lý tài sản phải điều đình với chủ nợ hoặc tiếp tục kinh doanh dưới sự điều hành của người được uỷ thác hoặc người đại diện cho quyền lợi của chủ nợ hoặc nếu đã có hành động hoặc sự kiện nào đó xẩy ra (theo các Luật hiện hành) có tác dụng tương tự tới các hành động hoặc sự kiện đó.

Trong bất cứ sự kiện hoặc trường hợp nào được nêu trên, Nhà thầu có thể, bằng thông báo trước … (14 ngày) cho Chủ đầu tư để chấm dứt Hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp của điểm (e) Nhà thầu có thể thông báo chấm dứt Hợp đồng ngay lập tức.

19.3. Ngừng Công việc và di dời thiết bị Nhà thầu  

Sau khi nhận được thông báo kết thúc Hợp đồng theo Khoản 12.5 [Quyền chấm dứt Hợp đồng của Chủ đầu tư] , Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu] hoặc Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm] đã có hiệu lực, Nhà thầu sẽ ngay lập tức :

(a) ngừng tất cả các công việc thêm, ngoại trừ các công việc đã được Chủ đầu tư hướng dẫn để bảo vệ con người và tài sản hoặc an toàn của công trình.

(b) chuyển giao toàn bộ tài liệu của Nhà thầu, thiết bị, các vật liệu và các công việc khác mà Nhà thầu đã được thanh toán, và

(c) di dời tất cả hàng hóa khỏi công trường, ngoại trừ các thứ cần thiết cho an toàn và rời khỏi công trường.

19.4. Thanh toán khi chấm dứt Hợp đồng  

Sau khi thông báo chấm dứt Hợp đồng theo Khoản 19.2 [Chấm dứt Hợp đồng bởi Nhà thầu] đã có hiệu lực, Chủ đầu tư sẽ ngay lập tức :

(a) trả lại bảo lãnh thực hiện cho Nhà thầu,

(b) thanh toán cho Nhà thầu theo Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm] , và

(c) thanh toán cho Nhà thầu số tiền do mất mát về lợi nhuận hoặc mất mát hư hỏng khác mà Nhà thầu phải chịu do việc chấm dứt Hợp đồng này.

Điều 20. Rủi ro và Trách nhiệm

20.1. Bồi thường

Nhà thầu phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư và các đại lý riêng của họ, đối với các khiếu nại, hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan đến:

(a) Tổn hại thân thể, bệnh tật, ốm đau, bệnh tật hay chết, của bất cứ người nào xảy ra trong hoặc ngoài quá trình tiến hành hoặc do nguyên nhân thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót, trừ khi có thể quy cho việc cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư, hoặc bất kỳ đạI diện riêng nào của họ, và

(b) Hỏng hóc hay mất mát của bất cứ tàI sản nào, là bất động sản hay của cá nhân (không phải là công trình), ở phạm vi mà những hỏng hóc hay mất mát này:

(i) Phát sinh từ hoặc trong quá trình tiến hành hoặc do nguyên nhân của thi công và hoàn thành công trình và sửa chữa các sai sót,

(ii) Được quy cho sự bất cẩn, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Nhà thầu, nhân lực của Nhà thầu, hoặc các đạI lý riêng của họ, hoặc bất cứ người nào trực tiếp hay gián tiếp được họ thuê.

Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho Nhà thầu, các nhân viên của Nhà thầu và các đạI lý riêng của họ, đối với các khiếu nại, thiệt hại, mất mát và chi phí ( bao gồm phí và các phí pháp lý) liên quan đến (1) tổn hại thân thể, ốm đau, bệnh tật hay chết được quy cho sự cẩu thả, cố ý làm hoặc vi phạm Hợp đồng bởi Chủ đầu tư, các nhân viên của Chủ đầu tư, hoặc các đạI lý riêng của họ, và (2) các vấn đề mà trách nhiệm không thuộc bảo hiểm, như đã mô tả trong phần (d)(i), (ii) và (iii) của Khoản 21.3 [ Bảo hiểm đối với việc tổn thương người và thiệt hại tài sản].

20.2. Sự cẩn trọng của Nhà thầu đối với công trình

Nhà thầu sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc bảo đảm công trình và hàng hoá từ ngày khởi công cho đến ngày phát hành Biên bản nghiệm thu hoặc coi như được phát hành theo Khoản 16.1 [nghiệm thu công trình và hạng mục công trình] cho công trình, khi trách nhiệm được chuyển qua Chủ đầu tư. Nếu Biên bản nghiệm thu được phát hành ( hoặc coi như đã phát hành) cho bất cứ hạng mục hay công trình nào, thì trách nhiệm bảo đảm bất kỳ hạng mục nào của công trình đó được chuyển cho Chủ đầu tư.

Sau khi trách nhiệm được chuyển một cách phù hợp cho Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ nhận trách nhiệm bảo đảm đến bất kỳ công việc nào còn tồn lại chưa giải quyết xong vào ngày được nêu trong Biên bản nghiệm thu cho đến khi các công việc này được hoàn thành.

Nếu bất cứ việc mất mát hay hư hỏng nào xảy ra cho công trình, hàng hoá hoặc tàI liệu của Nhà thầu nào trong khoảng thời gian Nhà thầu đang chịu trách nhiệm bảo đảm, do bất cứ lí do nào không được liệt kê trong Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư], Nhà thầu sẽ phải sửa những mất mát hay hư hỏng bằng sự rủi ro và chi phí của Nhà thầu, để công trình, hàng hoá và tàI liệu của Nhà thầu đúng với Hợp đồng.

Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ hỏng hóc hay mất mát do các hoạt động mà Nhà thầu thực hiện sau khi Biên bản nghiệm thu đã được phát hành. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ một hỏng hóc hay mất mát xảy ra sau khi Biên bản nghiệm thu đã được phát hành và cả những việc xảy ra trước đó mà Nhà thầu chịu trách nhiệm.

20.3. Rủi ro của Chủ đầu tư 

Các rủi ro được tham chiếu trong Khoản 20.4 dưới đây là :

(a) chiến tranh, thái độ thù địch (bất kể chiến tranh được tuyên bố hay không), xâm lược, hoạt động thù địch nước ngoài,

(b) nổi loạn, khủng bố, cách mạng, khởi nghĩa, quân sự, hoặc chiếm đoạt quyền lực, hoặc nội chiến,

(c) nổi loạn, bạo động hay hỗn loạn trong nước sở tại do những người không phải là nhân viên của Nhà thầu và người làm thuê khác của Nhà thầu và Nhà thầu phụ gây ra.

(d) bom đạn của chiến tranh, chất nổ, ion hoá gây phóng xạ trong nước sở tại, ngoạI trừ có thể quy kết cho Nhà thầu sử dụng đạn của chiến tranh, chất nổ, phát xạ hoặc các hoạt động của phóng xạ, và

(e) áp lực của các loạI sóng gây ra bởi máy bay hoặc các phương tiện hàng không có tốc độ của âm thanh hoặc siêu thanh.

20.4. Hậu quả của các rủi ro của Chủ đầu tư

Nếu và trong chừng mực nào đó mọi rủi ro được liệt kê trong Khoản 20.3 trên đây đẫn đến mất mát hay hư hỏng cho công trình, bất động sản, hàng hoá hay các tài liệu của Nhà thầu, thì Nhà thầu phải ngay lập tức gửi thông báo cho Chủ đầu tư và sửa chữa sự mất mát và hư hỏng trong phạm vi Chủ đầu tư yêu cầu.

Nếu Nhà thầu phải chịu sự chậm trễ và/hoặc chịu chi phí do sửa chữa những mất mát hay hư hỏng này Nhà thầu phải gửi một thông báo cho Chủ đầu tư và sẽ có quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] để:

(a) kéo dài thời gian vì sự chậm trễ này, nếu việc hoàn thành bị hoặc sẽ bị chậm chễ, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) thanh toán mọi chi phí sẽ được cộng vào Giá hợp đồng.

Sau khi nhận thông báo tiếp theo này, Chủ đầu tư phải thực hiện theo Khoản 10.5 [Quyết định] để nhất trí hay quyết định các vẫn đề này.

20.5. Quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ

Trong Khoản này, “sự xâm phạm” nghĩa là sự xâm phạm (hay bị cho là xâm phạm) bất cứ một bằng sáng chế, thiết kế đã đăng ký, quyền sao chụp, nhãn hiệu, mác thương mại, bí mật thương mại hay quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ khác liên quan đến công trình; và “khiếu nại” nghĩa là sự đòi hỏi quyền lợi (hay kiện tụng đòi hỏi quyền lợi) do thấy rằng bị xâm phạm.

Khi một Bên không gửi thông báo cho Bên kia về bất cứ khiếu nại nào trong vòng …  ngày từ khi tiếp nhận khiếu nại, Bên thứ nhất sẽ bị coi là không phải bồi thường theo Khoản này.

Chủ đầu tư phải bồi thường và gánh chịu tổn hại cho Nhà thầu đối với bất kỳ khiếu nại cho rằng bị xâm phạm, đó là hoặc đã là:

(a) một kết quả không tránh khỏi của sự phục tùng của Nhà thầu đối với các yêu cầu của Chủ đầu tư, hay

(b) kết quả của việc công trình đang được sử dụng bởi Chủ đầu tư;

(i) Vì một mục đích khác hơn là mục đích được chỉ ra hoặc đã được suy ra một cách thích đáng bởi hợp đồng, hoặc

(ii) Liên quan đến bất kỳ thứ gì không được cung cấp bởi Nhà thầu, trừ khi việc sử dụng như vậy được tiết lộ cho Nhà thầu trước Ngày khởi công hay được nêu trong Hợp đồng.

Nhà thầu sẽ bồi thường và gánh chịu mọi tổn hại cho Chủ đầu tư đối với bất cứ khiếu nại khác nảy sinh hoặc liên quan đến (i) thiết kế, chế tạo, xây dựng hoặc thực hiện Công trình của Nhà thầu, (ii) sử dụng thiết bị của Nhà thầu, hoặc (iii) sử dụng Công trình một cách đúng đắn.

Nếu một bên có quyền được đền bù theo khoản này, Bên bồi thường có thể (bằng chi phí của mình) tiến hành các cuộc đàm phán để giảI quyết khiếu nạI và bất cứ kiện tụng hay phân xử nào có thể nảy sinh từ đó. Bên khác sẽ, theo yêu cầu và bằng chi phí của Bên đền bù, hỗ trợ trong tranh cãi về khiếu nại. Bên khác này (cùng với nhân viên của mình) sẽ không được làm bất cứ điều gì có thể làm tổn hại đến bên đền bù, trừ khi Bên đền bù không thực hiện bất kỳ cuộc đàm phán, kiện tụng hay giải quyết tranh chấp khi được Bên kia yêu cầu.

20.6. Giới hạn của trách nhiệm 

Không Bên nào phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với Bên kia vì sự mất mát trong sử dụng bất kỳ công trình nào, sự mất mát về lợi nhuận, sự mất mát của bất kỳ Hợp đồng nào hay sự mất mát thiệt hại không trực tiếp hay do hậu quả để lại mà Bên kia có thể phảI chịu liên quan đến Hợp đồng, ngoài những quy định trong Khoản 19.4 [Thanh toán khi chấm dứt hợp đồng] và Khoản 20.1 [ Bồi thường].

Toàn bộ trách nhiệm pháp lý của Nhà thầu đối với Chủ đầu tư, theo hoặc liên quan đến Hợp đồng ngoài Khoản 8.18 [Điện, nước và năng lượng khác], Khoản 8.19 [Thiết bị và vật liệu do Chủ đầu tư cấp], Khoản 20.1 [Bồi thường] và Khoản 20.5 [Quyền sở hữu công nghiệp và trí tuệ ], phải không đựợc vượt quá Giá hợp đồng.

Khoản này sẽ không giới hạn trách nhiệm pháp lý trong các trường hợp gian dối, bỏ cuộc cố ý hay cư xử sai trái một cách liều lĩnh bởi Bên phạm lỗi.

Điều 21. Bảo hiểm  

21.1. Các yêu cầu chung về bảo hiểm

Trong Điều khoản này, đối với mỗi loại bảo hiểm “Bên bảo hiểm “ có nghĩa là Bên chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì bảo hiểm được quy định trong Khoản liên quan.

Khi Nhà thầu là Bên bảo hiểm, mỗi bảo hiểm phải được thực hiện bởi các Nhà bảo hiểm với các khoản mục được Chủ đầu tư thoả thuận. Các khoản mục này phải tương thích với các khoản mục được cả hai Bên thoả thuận trước khi họ ký kết thoả thuận hợp đồng. Thoả thuận về các khoản mục này phải được quyền ưu tiên đứng trước các quy định của Điều này.

Khi Chủ đầu tư là bên bảo hiểm, mỗi bảo hiểm phải được thực hiện bởi nhà bảo hiểm với các khoản thích hợp.

Nếu yêu cầu phải bồi thường cho đối tượng bảo hiểm chung, thì việc bồi thường phải được áp dụng riêng cho mỗi đối tượng bảo hiểm như thể một Hợp đồng bảo hiểm riêng biệt đã được phát hành cho mỗi đối tượng trong bảo hiểm chung. Nếu yêu cầu phải bồi thường cho đối tượng được bổ sung vào bảo hiểm chung tức về danh nghĩa được bổ sung cho vào bảo hiểm được quy định trong Điều này, (i) Nhà thầu phải theo Hợp đồng đại diện cho đối tương được bảo hiểm chung bổ sung này ngoại trừ việc Chủ đầu tư đại diện cho các nhân viên của mình, (ii) đối tượng được bảo hiểm chung bổ sung sẽ không có quyền nhận thanh toán trực tiếp từ Nhà bảo hiểm hoặc có bất kỳ quan hệ trực tiếp nào với nhà bảo hiểm, và (iii) Bên bảo hiểm phải yêu cầu mọi đối tượng được bảo hiểm chung bổ sung phải tuân thủ các điều kiện quy định trong Hợp đồng bảo hiểm.

Mỗi Hợp đồng bảo hiểm cho sự mất mát hay thiệt hạI sẽ thanh toán bằng các loại tiền tệ được yêu cầu để bù đắp mất mát và thiệt hại. Các khoản thanh toán được nhận từ nhà Bảo hiểm phải được sử dụng để bù đắp mất mát hay thiệt hại.

Bên bảo hiểm liên quan, trong các khoảng thời gian riêng được nêu trong Điều kiện riêng (được tính toán từ ngày khởi công) phải nộp cho bên kia :

(a) bằng chứng về việc những bảo hiểm được mô tả trong Điều này đã được thực hiện, và

(b) các bản sao các Hợp đồng bảo hiểm được mô tả trong Khoản 21.2 [Bảo hiểm cho công trình và thiết bị của Nhà thầu], và Khoản 23.3 [Bảo hiểm tổn thương cho người và thiệt hại về tỡi sản].

Khi tiền đóng bảo hiểm đã được thanh toán, Bên bảo hiểm phải nộp chứng từ thanh toán cho Bên kia.

Mỗi bên đều phải tuân thủ theo các điều kiện quy đinh trong mỗi Hợp đồng bảo hiểm. Bên bảo hiểm phải thông báo các thông tin liên quan đến các thay đổi trong thực hiện thi công công trình cho Nhà bảo hiểm và đảm bảo rằng, việc bảo hiểm sẽ được duy trì theo Điều này.

Không bên nào được thay đổi tài liệu đối với các khoản mục bảo hiểm mà không có thoả thuận trước của Bên kia. Nếu một Nhà bảo hiểm thay đổi (hay dự định) thay đổi, thì Bên được Nhà bảo hiểm thông báo trước phải thông báo ngay cho Bên kia.

Nếu bên bảo hiểm không thực hiện và đảm bảo hiệu lực bảo hiểm như yêu cầu thực hiện và đảm bảo theo Hợp đồng, hoặc không cung cấp chứng cứ đầy đủ và các bản sao các Hợp đồng bảo hiểm đầy đủ phù hợp với Khoản này, Bên kia có thể (theo sự lựa chọn của mình và không gây tổn hại cho bất cứ quyền lợi hay biện pháp đền bù khác) thực hiện bảo hiểm cho sự cố liên quan và trả tiền đóng bảo hiểm thích đáng. Bên bảo hiểm sẽ thanh toán các khoản tiền đóng bảo hiểm này cho bên kia và Giá hợp đồng sẽ được điều chỉnh tương ứng.

Không có gì trong khoản này giới hạn nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm của Nhà thầu hay Chủ đầu tư theo các điều khoản khác của Hợp đồng hay các khoản mục khác. Mọi khoản không được bảo hiểm hay không được bồi thường bởi nhà bảo hiểm phải do Nhà thầu và/ hoặc Chủ đầu tư chịu theo các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, nếu Bên bảo hiểm không thực hiện và không đảm bảo hiệu lực mỗi bảo hiểm hiện có mà nó yêu cầu thực hiện và duy trì theo Hợp đồng, và Bên kia cũng không đồng ý huỷ bỏ và cũng không thực hiện Bảo hiểm cho đền bù liên quan đến sai phạm này, thì mọi khoản tiền lẽ ra đã được hoàn trả theo bảo hiểm này phải được Bên bảo hiểm trả.

Các thanh toán bởi một Bên cho bên khác sẽ theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] hay Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu] để áp dụng.

21.2. Bảo hiểm công trình và thiết bị của Nhà thầu  

Bên Bảo hiểm phải bảo hiểm cho công trình, máy móc thiết bị, vật tư và tài liệu của Nhà thầu không thấp hơn toàn bộ chi phí phục hồi bao gồm cả các chi phí phá dỡ, di dời chất thải xây dựng và các phí nghiệp vụ và lợi nhuận. Bảo hiểm này sẽ có hiệu lực từ ngày chứng từ được nộp theo phần (a) của Khoản 18.1 [Yêu cầu chung đối với bảo hiểm], tới ngày phát hành Biên bản nghiệm thu công trình.

Bên bảo hiểm phải duy trì bảo hiểm này để cung cấp bảo hiểm cho đến ngày phát hành Chứng chỉ thực hiện, cho mất mát hay hư hỏng mà Nhà thầu chịu trách nhiệm xuất phát từ nguyên nhân xảy ra trước khi phát hành Biên bản nghiệm thu, và cho mất mát hay hư hỏng gây nên bởi Nhà thầu hay Nhà thầu phụ trong qúa trình hoạt động khác [bao gồm những mất mát hay hư hỏng theo Điều 17 [Trách nhiệm đối với các sai sót] và Điều 15 [Chạy thử khi hoỡn thỡnh].

Bên bảo hiểm phải bảo hiểm cho các thiết bị của Nhà thầu không ít hơn toàn bộ giá trị thay thế, bao gồm cả vận chuyển đến công trình. Đối với mỗi hạng mục thiết bị của Nhà thầu, bảo hiểm phải có hiệu lực trong khi thiết bị đang được vận chuyển đến công trình và cho đến khi nó không còn cần thiết như là thiết bị của Nhà thầu nữa.

Trừ khi có quy định khác trong Điều kiện riêng, các bảo hiểm theo Khoản này:

(a) Phải được thực hiện và duy trì bởi Nhà thầu như Bên bảo hiểm,

(b) Phải đứng tên chung của các Bên, mà họ có quyền cùng nhận các khoản thanh toán từ các Nhà Bảo hiểm, các khoản thanh toán đang giữ hoặc phân bổ giữa các bên cho mục đích duy nhất là bù đắp mất mát hay thiệt hại,

(c) Phải bù đắp mất mát hay thiệt hại do bất cứ nguyên nhân nào không được liệt kê trong Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư],

(d) Phải bù đắp mất mát hay thiệt hại từ những rủi ro được liệt kê trong phần (c), (g) và (h) của Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư], với sự bù trừ cho từng sự cố không lớn hơn khoản được nêu trong Điều kiện riêng (nếu khoản này không được nêu, phần (d) sẽ không được áp dụng), và

(e) tuy nhiên có thể loại trừ mất mát hay thiệt hại và sự phục hồi của :

(i) một phần của các công trình ở trong điều kiện khuyết tật do sai phạm trong chất lượng nguyên vật liệu hay trình độ tay nghề (nhưng đền bù sẽ gồm các phần khác bị mất mát hay thiệt hại như là kết quả trực tiếp của điều kiện bị khuyết tật này và không giống như được miêu tả trong phần (ii) dưới đây),

(ii) một phần của các công trình bị mất mát hay thiệt hại nhằm phục hồi một phần khác của các công trình nếu phần kia ở trong điều kiện khuyết tật do sai phạm trong chất lượng nguyên vật liệu hay trình độ tay nghề,

(iii) một phần của các công trình được bàn giao cho Chủ đầu tư, trừ khi Nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý vì mất mát hay thiệt hại, và

Nếu quá một năm sau ngày khởi công, sự bồi thường được mô tả trong phần (d) trên đây không còn là các khoản mục hợp lý có tính thương mại, Nhà thầu phải (với tư cách là Bên bảo hiểm) thông báo cho Chủ đầu tư với các chi tiết hỗ trợ. Chủ đầu tư sau đó (i) sẽ có quyền theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư] thanh toán một khoản tương đương các khoản mục hợp lý có tính thương mại như Nhà thầu muốn được trả một khoản bồi thường như vậy, và (ii) được coi như, trừ khi họ có được sự bồi thường ở các khoản mục hợp lý có tính thương mại, đã thông qua sự bỏ sót theo Khoản 22.1 [Các yêu cầu chung về bảo hiểm].

21.3. Bảo hiểm tổn thương cho người và thiệt hại về tài sản   

Bên bảo hiểm phải bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý của mỗi Bên về bất kỳ sự mất mát hay hư hỏng, tử vong hay tổn hại thân thể có thể xảy ra đối với mọi tài sản vật chất (ngoại trừ những thứ được bảo hiểm theo Khoản 21.2 [Bảo hiểm cho công trình và thiết bị của Nhà thầu] hoặc đối với người (trừ những người được bảo hiểm theo Khoản 21.4 [Bảo hiểm cho nhân lực của Nhà thầu], có thể xảy ra do việc thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu và xảy ra trước khi phát hành Chứng nhận thực hiện.

Bảo hiểm này phải giới hạn cho mỗi sự cố không ít hơn số tiền được nêu trong Điều kiện riêng với không giới hạn số lượng sự cố. Nếu số tiền không được nêu trong Hợp đồng, thì khoản này sẽ không áp dụng.

Ngoại trừ có quy định khác trong Điều kiện riêng, các bảo hiểm được nêu rõ trong Khoản này:

(a) phải có hiệu lực và được duy trì bởi Nhà thầu với tư cách là Bên bảo hiểm,

(b) phải có các tên chung của các bên,

(c) phải được mở rộng để bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý cho mọi mất mát hay hư hỏng về tài sản của Chủ đầu tư (trừ những thứ được bảo hiểm theo khoản 21.2) nảy sinh do việc thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu, và

(d) tuy nhiên, có thể loại trừ trách nhiệm pháp lý trong phạm vi phát sinh từ:

(i) quyền của Chủ đầu tư có các Công trình chính được thi công trên, phía trên, bên dưới, trong hoặc xuyên qua bất kỳ vùng đất nào, và chiếm giữ vùng đất này cho các Công trình chính,

(ii) sự hư hỏng là kết quả không tránh khỏi của các trách nhiệm của Nhà thầu trong thi công các công trình và sửa chữa mọi khuyết tật, và

(ii) một nguyên nhân được nêu trong Khoản 20.3 [Rủi ro của Chủ đầu tư], ngoại trừ việc có khoản bồi thường cho các khoản mục hợp lý có tính thương mại.

21.4. Bảo hiểm cho nhân lực của Nhà thầu  

Nhà thầu phải thực hiện và duy trì bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý cho các khiếu nại về hư hỏng, mất mát và chi phí (bao gồm các phí pháp lý và các chi phí) do tổn thất, ốm đau, bệnh tật hay tử vong của bất kỳ người nào được Nhà thầu thuê hay bất kỳ nhân viên nào khác của Nhà thầu.

Chủ đầu tư phải được bồi thường theo Hợp đồng bảo hiểm, ngoại trừ việc bảo hiểm này có thể không gồm các mất mát và khiếu nại phát sinh từ một hành vi hay sự bất cẩn của Chủ đầu tư hay các nhân viên của Chủ đầu tư.

Bảo hiểm phải được duy trì đầy đủ hiệu lực và hiệu quả trong suốt toàn bộ thời gian mà các nhân viên này giúp thi công công trình. Đối với các nhân công của Nhà thầu phụ, bảo hiểm này có thể do Nhà thầu phụ thực hiện, nhưng Nhà thầu phải có trách nhiệm đối với việc tuân thủ theo Điều này.

Điều 22. Bất khả kháng

22.1. Định nghĩa về Bất khả kháng

Trong Điều này, “Bất khả kháng” có nghĩa là một sự kiện hoặc trường hợp bất thường:

(a) ngoài khả năng kiểm soát của một Bên,

(b) Bên đó không có thể dự phòng một cách hợp lý trước khi ký kết Hợp đồng,

(c) đã xảy ra mà bên đó không thể tránh hay khắc phục một cách hợp lý, và

(d) thực chất không thể quy cho bên kia.

Bất khả kháng có thể gồm, nhưng không giới hạn, những sự kiện hay trường hợp bất thường thuộc các loại được liệt kê dưới đây, nếu thoả mãn các điều kiện từ (a) đến (d) ở trên:

(i) chiến tranh, tình trạng chiến tranh (bất kể có tuyên bố chiến tranh hay không) sự xâm lược, hoạt động của kẻ thù nước ngoài,

(ii) nổi loạn, khủng bố, cách mạng, khởi nghĩa, đảo chính hoặc nội chiến,

(iii) nổi loạn, náo loạn, vi phạm kỷ luật, bãi công, hay bị bao vây bởi những người không phải là người của Nhà thầu và các người làm thuê khác của Nhà thầu và Nhà thầu phụ.

(iv) vũ khí đạn dược của chiến tranh, vật liệu nổ, phóng xạ ion hoặc ô nhiễm do hoạt động phóng xạ, ngoại trừ do có thể quy kết cho việc Nhà thầu sử dụng vũ khí đạn dược, chất nổ, phóng xạ và hoạt động phóng xạ, và

(v) các thiên tai như động đất, lốc, bão hay hoạt động núi lửa.

22.2. Thông báo về Bất khả kháng

Nếu một bên bị hoặc sẽ bị cản trở thực hiện bất cứ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng do tình trạng bất khả kháng, Bên đó phải gửi thông báo cho bên kia về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng và phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc đã và/hoặc sẽ bị cản trở. Thông báo phải được gửi trong vòng … ngày sau khi bên đó nhận biết được tình trạng, hoặc lẽ ra đã nhận biết được về sự việc hoặc trường hợp gây nên tình trạng bất khả kháng.

Bên đó, khi đã thông báo, phải được miễn cho việc thực hiện công việc thuộc nghĩa vụ trong thời gian mà tình trạng bất khả kháng cản trở việc thực hiện của họ.

Dẫu cho có các quy định nào khác của Khoản này, thì bất khả kháng cũng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo Hợp đồng.

22.3. Nghĩa vụ giảm sự chậm trễ đến thấp nhất

Mỗi Bên thường xuyên phải có sự nỗ lực hợp lý để tối thiểu hoá chậm trễ trong việc thực hiện Hợp đồng do bất khả kháng.

Một bên phải gửi thông báo cho bên kia khi không còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất khả kháng.

22.4. Các hậu quả của bất khả kháng

Nếu Nhà thầu bị cản trở thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào của mình theo hợp đồng do bất khả kháng mà đã thông báo theo Khoản 22.2 [Thông báo về bất khả kháng], và chịu sự chậm trễ và/ hoặc chịu chi phí do bất khả kháng, Nhà thầu sẽ có quyền theo Khoản 23.1 [Khiếu nại của nhà thầu]:

(a) kéo dài thời gian do sự chậm trễ như vậy, nếu việc hoàn thành bị và sẽ bị chậm trễ, theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành], và

(b) Nếu sự việc hay trường hợp thuộc loại được mô tả trong phần từ (i) tới (iv) của Khoản 19.1 [Định nghĩa về bất khả kháng] và, trong trường hợp từ phần (ii) tới (iv) xảy ra ở nước sở tại, được thanh toán các chi phí này.

Sau khi nhận được thông báo này, Chủ đầu tư phải thực hiện theo Khoản 10.5 [Quyết định} để nhất trí hay quyết định các vấn đề này.

22.5. Bất khả kháng ảnh hưởng đến Nhà thầu phụ

Nếu bất kỳ Nhà thầu phụ nào có quyền theo Hợp đồng hay theo thoả thuận liên quan đến các công việc làm giảm nhẹ tình trạng bất khả kháng theo các khoản bổ sung hay rộng hơn những gì đã quy định trong Điều này, thì những sự việc và tình trạng bất khả kháng bổ sung hoặc rộng hơn này sẽ không miễn cho Nhà thầu khỏi phải thực hiện hoặc cho phép họ được giảm nhẹ theo Điều này.

22.6. Chấm dứt hợp đồng, thanh toán, hết trách nhiệm 

Nếu việc thực hiện công trình cơ bản đang được tiến hành bị cản trở liên tục trong thời gian … ngày do Bất khả kháng đã được thông báo theo Khoản 22.2 [Thông báo Bất khả kháng] hoặc trong nhiều khoảng thời gian mà tổng số là trên … ngày do cùng bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai Bên có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp đồng cho Bên kia. Trong trường hợp này, việc chấm dứt Hợp đồng sẽ có hiệu lực … ngày sau khi có thông báo và Nhà thầu phải thực hiện theo Khoản 19.3 [Ngừng công việc và di dời thiết bị của Nhà thầu].

Đối với trường hợp chấm dứt này, Chủ đầu tư sẽ phải thanh toán cho Nhà thầu:

(a) các khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được thực hiện mà giá đã được nêu trong Hợp đồng;

(b) Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho Nhà thầu, hoặc những thứ Nhà thầu có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của Chủ đầu tư khi đã được Chủ đầu tư thanh toán, và Nhà thầu sẽ để cho Chủ đầu tư tuỳ ý sử dụng;

(c) mọi chi phí hoặc trách nhiệm khác mà trong trường hợp bất khả kháng Nhà thầu phải chịu một cách hợp lý với hy vọng hoàn thành công trình;

(d) Chi phí di chuyển các công trình tạm và thiết bị của Nhà thầu khỏi công trình và trả lại các hạng mục thiết bị này cho công trình của Nhà thầu ở nước của họ (hoặc đến một nơi khác với chi phí không lớn hơn); và

(e) Chi phí bồi thường cho đội ngũ nhân viên và các người lao động được Nhà thầu thuê cho toàn bộ thời gian liên quan đến công trình vào thời điểm chấm dứt Hợp đồng.

22.7. Hết trách nhiệm thực hiện theo qui định của pháp luật

Bất kể mọi quy định khác của Điều này, nếu một sự việc hay trường hợp ngoài khả năng kiểm soát của các Bên (bao gồm, nhưng không giới hạn chỉ ở bất khả kháng) xảy ra mà làm một hoặc hai Bên không thể hoặc không theo luật để hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của họ hoặc theo luật điều chỉnh Hợp đồng, mà các bên được quyền không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, trên cơ sở thông báo của bên này cho bên kia về sự việc hoặc trường hợp này thì:.

(a) Các Bên sẽ hết nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc này, mà không làm phương hại các quyền của bất kể bên nào đối với bất kỳ sự vi phạm Hợp đồng từ trước, và

(b) Tổng số tiền Chủ đầu tư phải trả cho Nhà thầu sẽ giống như số tiền lẽ ra đã phải trả theo Khoản 22.6 [Chấm dứt công trình có lựa chọn, thanh toán và hết trách nhiệm] nếu Hợp đồng đã bị chấm dứt theo Khoản 22.6.

Điều 23. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

23.1. Khiếu nại của Nhà thầu

Trong trường hợp Nhà thầu tự cho rằng mình có quyền đối với bất kỳ sự gia hạn thời gian hoàn thành và/hoặc bất cứ sự thanh toán thêm theo bất kỳ Điều khoản nào của các Điều kiện này hoặc là có liên quan tới Hợp đồng, Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư mô tả sự việc hay trường hợp dẫn tới việc phát sinh khiếu nại. Thông báo phải được đưa ra ngay và không được quá … (28 ngày) sau khi Nhà thầu nhận thấy hoặc lẽ ra đã ý thức được sự việc hoặc trường hợp.

Nếu Nhà thầu không thông báo về khiếu nại, trong vòng … (28 ngày) thì thời gian hoàn thành sẽ không được kéo dài, Nhà thầu sẽ không được quyền thanh toán thêm và Chủ đầu tư không phải chịu mọi trách nhiệm về khiếu nại. Nếu không sẽ áp dụng những quy định sau đây của Khoản này.

Nhà thầu cũng phải trình các thông báo khác theo Hợp đồng yêu cầu và các chi tiết bổ sung cho việc khiếu nại, tất cả đều có liên quan tới sự việc hoặc trường hợp này.

Nhà thầu phải giữ các bản hồ sơ hiện có ở tại công trường hoặc là ở một nơi mà Chủ đầu tư có thể chấp nhận vì có thể sẽ cần thiết để minh chứng cho khiếu nại . Với việc không thừa nhận trách nhiệm của Chủ đầu tư, Chủ đầu tư có thể sau khi nhận được bất cứ một thông báo nào theo Khoản này, phải giám sát việc lưu giữ các hồ sơ và/hoặc hướng dẫn Nhà thầu tiếp tục lưu giữ lâu hơn các hồ sơ hiện có. Nhà thầu phải cho phép Chủ đầu tư kiểm tra tất cả các hồ sơ, và phải nộp các bản sao (nếu được yêu cầu) cho Chủ đầu tư.

Trong thời gian … ngày sau khi Nhà thầu ý thức được (hoặc lẽ ra đã phải ý thức được), về sự việc hoặc trường hợp đưa đến khiếu nại, hoặc là trong khoảng thời gian khác tương tự mà có thể được Nhà thầu đưa ra và được Chủ đầu tư phê duyệt, Nhà thầu phải gửi cho Chủ đầu tư đầy đủ chi tiết khiếu nại bao gồm cả các chi tiết hỗ trợ về cơ sở của việc khiếu nại và của yêu cầu kéo dài thời gian và / hoặc thanh toán thêm. Nếu sự việc hoặc trường hợp dẫn đến khiếu nại vẫn tiếp tục có hiệu lực thì:

(a) các chi tiết đầy đủ của khiếu nại sẽ được xem xét như là tạm thời;

(b) Nhà thầu phải gửi trực tiếp các khiếu nại tạm thời hàng tháng cho thấy sự chậm trễ tích lại và/hoặc khoản tiền khiếu nại và những chi tiết cụ thể mà Chủ đầu tư có thể yêu cầu; và

(c) Nhà thầu phải gửi bản khiếu nại cuối cùng trong vòng … ngày sau khi hết ảnh hưởng do sự việc hoặc trường hợp gây ra, hoặc trong khoảng thời gian khác có thể được Nhà thầu đề xuất và được Chủ đầu tư đồng ý.

Trong vòng … ngày sau khi nhận được một khiếu nại hoặc các chi tiết hỗ trợ thêm cho khiếu nại trước đây, hoặc trong khoảng thời gian khác có thể được Chủ đầu tư đề xuất và Nhà thầu chấp nhận, Chủ đầu tư phải trả lời với sự tán thành hay không tán thành và các nhận xét chi tiết. Họ cũng có thể yêu cầu thêm bất cứ chi tiết nào, nhưng tuy nhiên phải được trả lời trên các nguyên tắc của vụ khiếu nại trong khoảng thời gian đó.

Mỗi Chứng chỉ thanh toán phải bao gồm các khoản tiền khiếu nại như đã được chứng minh hợp lý đúng với các điều khoản liên quan của Hợp đồng. Ngoại trừ và cho đến khi các chi tiết được cung cấp đầy đủ để chứng minh toàn bộ khiếu nại, Nhà thầu sẽ chỉ được quyền thanh toán cho phần của khiếu nại mà đã có thể chứng minh được.

Chủ đầu tư sẽ phải tiến hành theo Khoản 10.5 [Quyết định] để thống nhất hoặc quyết định (i) gia hạn (nếu có) thời gian hoàn thành (trước hoặc sau hạn định) theo Khoản 7.4 [Gia hạn thời gian hoàn thành] và /hoặc (ii) thanh toán thêm (nếu có) mà Nhà thầu được quyền theo Hợp đồng.

Các yêu cầu của Khoản này là phần bổ sung thêm cho mọi khoản khác có thể áp dụng cho một khiếu naị. Nếu Nhà thầu không tuân thủ Khoản này hoặc Khoản khác có liên quan đến khiếu nại, thì bất cứ sự kéo dài thời gian hoàn thành và / hoặc khoản thanh toán thêm sẽ phải được xét đến mức độ ( nếu có ) mà sự vi phạm này đã cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến việc điều tra khiếu nại, trừ khi khiếu nại không nằm trong đoạn thứ hai của Khoản này.

23.2. Việc cử Ban xử lý tranh chấp  

Các tranh chấp phải được phân xử bởi Ban xử lý tranh chấp theo Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp]. Các bên sẽ cùng chỉ định ra Ban xử lý tranh chấp vào thời hạn …… ngày sau khi một bên thông báo cho Bên kia về ý định của mình về việc đưa tranh chấp lên Ban xử lý tranh chấp dựa theo Khoản 23.4.

Ban xử lý tranh chấp gồm, như quy định trong Điều kiện riêng, một hoặc ba người có trình độ phù hợp (“những thành viên”). Nếu số lượng thành viên không được quy định như vậy và các Bên không thống nhất, thì Ban xử lý tranh chấp sẽ gồm ba người.

Nếu Ban xử lý tranh chấp bao gồm ba người, thì mỗi Bên sẽ cử một thành viên để cho bên kia chấp thuận. Các bên sẽ lấy ý kiến của hai thành viên này và sẽ thoả thuận về thành viên thứ ba, người sẽ được chỉ định làm Chủ tịch.

Tuy nhiên, nếu như có danh sách các thành viên hiện có trong Hợp đồng, thì các thành viên sẽ được chọn từ danh sách này hơn là một người nào khác mà không thể hoặc không tự nguyện chấp nhận sự chỉ định vào Ban xử lý tranh chấp.

Sự thống nhất giữa các Bên và cả thành viên duy nhất (“người xử lý tranh chấp”) hoặc là từng người một trong ba thành viên được sẽ kết hợp chặt chẽ bằng việc tham khảo Điều kiện chung của thoả thuận xử lý tranh chấp được nêu trong Phụ lục của Điều kiện chung, với các sửa đổi được thống nhất giữa các thành viên.

Các khoản thù lao cho thành viên duy nhất hoặc của mỗi một trong ba thành viên sẽ được các bên thống nhất khi thoả thuận các mục chỉ định. Mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trả một nửa khoản thù lao này.

Nếu ở thời điểm nào đó mà các bên thoả thuận, họ có thể chỉ định một người thích hợp hoặc các người để thay thế một hoặc nhiều thành viên của Ban Xử lý. Trừ khi các Bên thoả thuận khác, việc chỉ định sẽ có hiệu lực nếu một thành viên từ chối đảm nhận hoặc không thể đảm nhận bởi nguyên nhân tử vong, không có năng lực, từ chức hoặc kết thúc nhiệm kỳ. Việc thay thế phải được chỉ định theo cách tương tự như đối với việc chỉ định hoặc thoả thuận người bị thay thế như mô tả trong khoản này.

Việc chỉ định bất cứ thành viên nào có thể bị kết thúc bằng sự nhất trí của cả hai Bên, nhưng không được bởi Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu tự ý hành động. Mặt khác trừ khi có sự đồng ý của cả hai Bên, việc chỉ định Ban xử lý tranh chấp (gồm mỗi thành viên) sẽ chấm dứt khi Ban xử lý tranh chấp đã đưa ra quyết định về việc phân xử tranh chấp theo Khoản 23.4 trừ khi các tranh chấp khác đã được đưa lên Ban xử lý tranh chấp vào thời gian đó theo Khoản 23.4, ở trường hợp mà thời điểm liên quan sẽ là khi Ban xử lý tranh chấp đã đưa ra quyết định về những tranh chấp này.

23.3. Không thoả thuận được về Ban xử lý tranh chấp 

Nếu có bất cứ điều kiện nào dưới đây gồm:

(a) các Bên bất đồng trong việc chỉ định thành viên duy nhất của Ban xử lý tranh chấp vào thời hạn được nêu trong Khoản 23.2,

(b) một trong hai Bên không đề cử được thành viên (để bên kia chấp thuận) cho Ban xử lý tranh chấp gồm ba người vào thời hạn đó,

(c) các Bên không thống nhất việc chỉ định thành viên thứ ba (để giữ vai trò Chủ tịch của Ban xử lý tranh chấp ) vào thời hạn đó,

(d) các Bên không thống nhất việc chỉ định một người thay thế trong vòng … (42 ngày) ngay sau ngày mà thành viên duy nhất hoặc một trong ba thành viên từ chối hoặc không thể đảm nhận công việc do tử vong, không đủ khả năng, từ chức hoặc hết nhiệm kỳ,

thì cơ quan chỉ định hoặc viên chức có tên trong Điều kiện riêng, dựa trên yêu cầu của một Bên nào hoặc cả hai Bên và sau khi trao đổi thoả đáng với hai Bên, sẽ chỉ định thành viên vào Ban xử lý tranh chấp. Việc chỉ định này sẽ là kết luận cuối cùng. Mỗi Bên phải có trách nhiệm trả một nửa tiền thù lao cho cơ quan hoặc viên chức được quyền chỉ định này.

23.4. Có quyết định của Ban xử lý tranh chấp

Nếu một tranh chấp (bất cứ loại nào) xảy ra giữa các Bên liên quan đến, hoặc phát sinh ngoài Hợp đồng hoặc việc thi công công trình, bao gồm bất cứ tranh chấp nào liên quan đến việc chứng nhận, xác định, hướng dẫn, ý kiến hoặc đánh giá của Chủ đầu tư, thì ngay sau khi Ban xử lý tranh chấp được chỉ định theo Khoản 23.2 [Việc cử Ban xử lý tranh chấp] và 23.3 [Không thoả thuận được về Ban xử lý tranh chấp] mỗi bên có thể đề đạt tranh chấp bằng văn bản cho Ban xử lý tranh chấp để ra quyết định, có gửi các bản sao cho Bên kia. Các ý kiến này phải được nêu rõ là chúng được thực hiện theo Khoản này.

Đối với Ban xử lý tranh chấp có ba người thì Ban xử lý tranh chấp sẽ được coi như đã nhận các ý kiến này vào ngày Chủ tịch Ban xử lý tranh chấp cũng nhận được.

Hai Bên phải ngay lập tức có đủ mọi thông tin cho Ban xử lý tranh chấp, tạo điều kiện tiếp cận công trường và các phương tiện phù hợp mà Ban xử lý tranh chấp có thể yêu cầu cho mục đích đưa ra quyết định cho việc tranh chấp, Ban xử lý tranh chấp phải được coi là không hành động như các trọng tài.

Trong thời gian … ngày sau khi nhận được các ý kiến như vậy, hoặc nhận được khoản tạm ứng theo như Phụ lục số … [Ban xử lý tranh chấp]. Những Điều kiện chung của thoả thuận xử lý tranh chấp, bất cứ kỳ hạn nào muộn hơn, hoặc trong khoảng thời gian khác có thể được Ban xử lý tranh chấp đề xuất và được hai Bên chấp thuận Ban xử lý tranh chấp phải đưa ra quyết định của mình, những quyết định này phải hợp lý và phải được công bố rằng nó phù hợp với khoản này. Tuy nhiên nếu như không Bên nào thanh toán đầy đủ các hoá đơn được nộp bởi mỗi thành viên đúng theo Phụ lục số … [Ban xử lý tranh chấp], Ban xử lý tranh chấp sẽ không có nghĩa vụ phải đưa ra quyết định cho đến khi hoá đơn được thanh toán đầy đủ. Quyết định sẽ ràng buộc hai Bên phải thực hiện ngay lập tức quyết định trừ khi và cho đến khi được xem xét lại theo sự hoà giải hoặc một quyết định trọng tài như được mô tả dưới đây. Trừ khi Hợp đồng đã chấm dứt, khước từ hoặc huỷ bỏ, Nhà thầu phải tiếp tục thực hiện công trình theo Hợp đồng.

Nếu một Bên không thoả mãn với quyết định của Ban xử lý tranh chấp, thì Bên đó trong vòng … ngày sau khi nhận được quyết định, có thể thông báo cho Bên kia về việc chưa thoả mãn của mình. Nếu Ban xử lý tranh chấp không đưa ra quyết định trong vòng … ngày (hoặc thời gian khác được chấp nhận) sau khi nhận được hồ sơ hoặc khoản thanh toán như vậy thì bên này trong vòng …… ngày sau thời hạn này có thể thông báo cho Bên kia về việc chưa thoả mãn.

Trong mỗi sự kiện, thông báo về việc chưa thoả mãn phải công bố là nó phù hợp với Khoản này, và trình bày những vấn đề của Tranh chấp và những lý do chưa thoả mãn. Ngoại trừ những quy định trong Khoản 23.7 [Không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp] và 23.8 [Hết hạn việc chỉ định Ban xử lý tranh chấp], không bên nào được quyền khởi sự phân xử tranh chấp trừ khi một thông báo về việc chưa thoả mãn đã được đưa ra theo khoản này.

Nếu Ban xử lý tranh chấp đã đưa ra quyết định của mình về một vấn đề tranh chấp cho hai bên, và không có thông báo việc chưa thoả mãn do các bên đưa ra trong vòng …… ngày sau khi nhận được quyết định của Ban xử lý tranh chấp, thì quyết định sẽ là cuối cùng và ràng buộc cả hai bên.

23.5. Hoà giải một cách hữu hảo

Đối với nội dung mà thông báo chưa thoả mãn được đưa ra theo Khoản 23.4 ở trên, các Bên phải cố gắng để giải quyết tranh chấp bằng hoà giải trước khi khởi kiện. Tuy nhiên trừ khi các Bên thoả thuận khác, việc trọng tài phân xử có thể tiến hành vào hoặc sau ngày thứ … sau ngày thông báo không thoả mãn được đưa ra, thậm chí đã không có một cố gắng hoà giải nào.

23.6. Trọng tài    

Trừ khi tranh chấp được giải quyết bằng hoà giải, còn bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến quyết định của Ban xử lý tranh chấp (nếu có) chưa phải là cuối cùng và ràng buộc đều phải được giải quyết bởi trọng tài Việt Nam. Ngoại trừ có những thoả thuận khác bởi hai bên:

(a) Tranh chấp phải được giải quyết xong theo các Quy tắc trọng tài của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam,

(b) Tranh chấp phải được giải quyết bởi ba trọng tài được chỉ định theo các Quy tắc này và

(c) Việc giải quyết tranh chấp của trọng tài phải được thực hiện bằng ngôn ngữ giao tiếp được quy định trong khoản 3.1 [Luật và Ngôn ngữ ].

Các trọng tài sẽ có toàn quyền được xem xét duyệt lại mọi chứng chỉ, xác định, hướng dẫn, các ý kiến hoặc đánh giá của Chủ đầu tư (hay đại diện của họ) và mọi quyết định của Ban xử lý tranh chấp liên quan đến tranh chấp.

Sẽ không bên nào bị hạn chế trong việc đưa ra trước các trọng tài những bằng chứng hay luận cứ trước đây đã được trình tại Ban xử lý tranh chấp hoặc những lý do không thoả mãn được nêu ra trong thông báo không thoả mãn. Mọi quyết định của Ban xử lý tranh chấp phải được xem xét như chứng cớ trong phân xử trọng tài.

Việc trọng tài phân xử có thể được bắt đầu trước hoặc sau khi hoàn thành công trình. Trách nhiệm của các Bên và Ban xử lý tranh chấp sẽ không bị thay đổi bởi bất kỳ lý do nào gây ra bởi việc phân xử trọng tài được diễn ra trong quá trình thực hiện công trình.

23.7. Không tuân thủ quyết định của Ban xử lý tranh chấp 

Trong trường hợp mà :

(a) Không Bên nào đưa ra thông báo không thoả mãn trong thời gian được quy định tại Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp],

(b) Quyết định có liên quan của Ban xử lý tranh chấp (nếu có) là cuối cùng và bắt buộc,

(c) Một Bên không tuân thủ quyết định này thì Bên kia có thể trong khi không làm tổn hại đến các quyền lợi khác có thể có, tự đưa việc không tuân thủ này lên trọng tài phân xử theo Khoản 23.6 [Trọng tỡi]. Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp] và Khoản 20.5 [Hoỡ giải một cách hữu hảo] sẽ không được áp dụng cho việc này.

23.8. Hết hạn việc chỉ định của Ban xử lý tranh chấp

Nếu tranh chấp xảy ra giữa các bên liên quan đến hoặc phát sinh ngoài hợp đồng hoặc việc thực hiện công trình và không có Ban xử lý tranh chấp tại chỗ, do bởi hết hạn chỉ định hay lý do khác thì:

(a) Khoản 23.4 [Có Quyết định của Ban xử lý tranh chấp] và Khoản 23.5 [Hòa giải một cách hữu hảo] sẽ không áp dụng, và

(b) Tranh chấp có thể được trực tiếp đưa lên trọng tài phân xử theo Khoản 23.6 [Trọng tỡi].

Điều 24. Quyết toán hợp đồng

24.1. Quyết toán hợp đồng

Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được Biên bản nghiệm thu và xác nhận của Chủ đầu tư rằng Nhà thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo qui định của hợp đồng, Nhà thầu sẽ trình cho Chủ đầu tư … bộ dự thảo quyết toán hợp đồng với các tài liệu trình bày chi tiết theo mẫu mà Chủ đầu tư đã chấp thuận:

  1. a) Giá trị của tất cả các công việc được làm theo đúng Hợp đồng, và
  2. b) Số tiền khác mà Nhà thầu coi là đến hạn thanh toán theo Hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác .

Nếu Chủ đầu tư không đồng ý hoặc cho rằng Nhà thầu chưa cung cấp đủ cơ sở để xác nhận một phần nào đó của dự thảo quyết toán hợp đồng, Nhà thầu sẽ cung cấp thêm thông tin khi Chủ đầu tư có yêu cầu hợp lý và sẽ thay đổi dự thảo theo sự nhất trí của hai bên. Nhà thầu sẽ chuẩn bị và trình cho Chủ đầu tư quyết toán hợp đồng như hai bên đã nhất trí.

Tuy nhiên nếu sau khi có những cuộc thảo luận giữa các bên và bất kỳ thay đổi nào trong dự thảo quyết toán hợp đồng mà hai bên đã nhất trí, Chủ đầu tư sẽ thanh toán các phần đã thống nhất này của dự thảo quyết toán hợp đồng phù hợp với Khoản 5.3 [Thanh toán].

Khi trình quyết toán hợp đồng, Nhà thầu sẽ trình Bản thanh toán trên giấy tờ khẳng định rằng toàn bộ Quyết toán hợp đồng thể hiện việc thanh toán đầy đủ và giải quyết xong tất cả số tiền phải trả cho Nhà thầu theo hoặc liên quan đến Hợp đồng. Bản thanh toán này có thể nêu rằng nó sẽ có hiệu lực khi Nhà thầu đã nhận lại Bảo lãnh Hợp đồng và việc cân bằng nợ nần của số tiền này mà Bản thanh toán sẽ có hiệu lực vào ngày đó.

Căn cứ vào Khoản 5.3 [Thanh toán], Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu toàn bộ số tiền còn nợ sau khi trừ đi tất cả số tiền mà Chủ đầu tư được quyền theo Khoản 9.4 [Khiếu nại của Chủ đầu tư].

24.2. Chấm dứt trách nhiệm của Chủ đầu tư  

Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm với Nhà thầu về bất cứ việc gì và vấn đề gì theo hoặc liên quan đến Hợp đồng hoặc thi công Công trình, trừ khi Nhà thầu đã nêu cụ thể một số tiền dùng cho việc đó :

  1. a) Trong Quyết toán hợp đồng và
  2. b) Trừ những vấn đề và việc nảy sinh sau khi ký Biên bản nghiệm thu công trình trong bản quyết toán hợp đồng được nêu trong Khoản 24.1 [Quyết toán hợp đồng].

Tuy nhiên, Khoản này không giới hạn trách nhiệm của Chủ đầu tư về các nghĩa vụ bồi thường hay trách nhiệm của Chủ đầu tư trong các trường hợp gian dối, cố ý vi phạm hay tiến hành sai công việc do lơ là của Chủ đầu tư .

Điều 25. Điều khoản chung

25.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã quy định trong hợp đồng này

25.2. Hợp đồng này bao gồm … trang, và ……… Phụ lục được lập thành … bản bằng tiếng Việt. Chủ đầu tư sẽ giữ … bản tiếng Việt. Nhà thầu  sẽ giữ … bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ Ngôn ngữ trở lên thì qui định thêm về số bản hợp đồng bằng các Ngôn ngữ khác).

25.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày………………………….

Đại diện Nhà thầu            Đại diện chủ đầu tư

 

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com