Mẫu tờ trình đề nghị là văn bản mà người viết muốn tường trình hoặc trình bày một hay nhiều nội dung về một sự việc, sự việc có thể đã xảy ra và ảnh hưởng tới doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước bạn đang công tác, hoặc chỉ đơn giản đề nghị một việc gì đó với cấp trên.
Chắc hẳn khi đi làm chúng ta đã từng gặp rất nhiều trường hợp mà đòi hỏi chúng ta phải sử dụng mẫu tờ trình đề nghị. Ví dụ như có một sự việc xảy ra trong công ty và chúng ta muốn muốn trình bày về sự việc đó lên cấp trên và đưa ý kiến, đề xuất để giải quyết thì đó là lúc chúng ta cần mẫu tờ trình đề nghị. Vậy mẫu tờ trình đề nghị là gì và được trình bày như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tờ trình là gì?
Tờ trình là một loại văn bản được dùng nhiều hiện nay đặc biệt là cơ quan nhà nước, tờ trình nêu lên nội dung người viết muốn tường trình một hay nhiều nội dung, sự việc có thể đã xảy ra hoặc đề nghị một việc gì đó của cấp dưới với cấp trên để được biết và cho ý kiến giải quyết.
Nội dung chủ yếu của tờ trình?
Cũng như các loại hình văn bản khác liên quan, tờ trình sẽ được chia thành 03 nội dung chính sau đây:
Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình:
Trong nội dung này, cần viết tóm tắt lý do làm tờ trình là gì? Tờ trình này được gửi cho cơ quan hay cá nhân nào?
Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất
Tờ trình bao giờ cũng đi kèm với với nội dung đề xuất cụ thể, do đó, trong phần này cần nêu rõ đề xuất làm tờ trình.
Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.
Phần này kết luận xin phép được thông qua hoặc quyết định 1 vấn đề cụ thể nào đó trong đề xuất trình.
Tờ trình đề nghị là gì?
Mẫu tờ trình đề nghị là văn bản mà người viết muốn tường trình hoặc trình bày một hay nhiều nội dung về một sự việc, sự việc có thể đã xảy ra và ảnh hưởng tới doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước bạn đang công tác, hoặc chỉ đơn giản đề nghị một việc gì đó với cấp trên.
Mục đích của mẫu tờ trình là để cấp trên biết được sự việc từ đó xin ý kiến cũng như đưa ra hướng giải quyết.
Có mấy loại mẫu tờ trình đề nghị?
Các mẫu tờ trình đề nghị là vô cùng phong phú. Tùy vào mục đích của người viết mà có các mẫu tờ trình như sau:
+ Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm, mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa, mẫu tờ trình dùng để giới thiệu về nhân sự mẫu tờ trình phê duyệt dự án;
+ Mẫu tờ trình xin kinh phí công đoàn;
+ Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự;
+ Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ;
+ Mẫu tờ trình miễn nhiệm chức danh;
+ Mẫu tờ trình nhân sự;
+ Mẫu tờ trình về việc xin kinh phí,…
Mẫu tờ trình đề nghị gồm những nội dung gì?
Nội dung của mẫu tờ trình đề nghị
+ Cũng như các văn bản thông dụng khác thì mẫu tường trình đề nghị phải có Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình.
+ Thường thường mẫu tờ trình đề nghị bắt buộc phải có các nội dung cơ bản như sau:
Sự việc cần trình là sự việc gì: trình bày cụ thể về sự việc,lưu ý, trình bày sự việc rõ ràng mạch lạc trình tự xảy ra sự việc phải đi theo một hướng logic cụ thể.
Trước sự việc đó thì bạn có đề xuất gì, cho một ý kiến giải quyết. Lưu ý, phần đề suất kiến nghị của bản thân thì phải sát với thực tế và phải có lý do tại sao lại đưa ra những kiến nghị này và chứng minh kiến nghị đó là khả thi bằng những tài liệu có độ tin cậy cao.
Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất. Lưu ý phần kiến nghị cấp trên cũng phải sát thực tế ngôn từ cũng phải chặt chẽ có tính thuyết phục cao cụ thể, không mang tính chung chung, khó hiểu để các cấp trên hiểu được và cho phê duyệt.
+ Ngoài ra, trong mẫu tờ trình, bạn cũng có thể đính kèm thêm phụ lục, giấy tờ đính kèm. Nó giúp minh hoạ cho các phương án đã được nêu ra, từ đó tạo sự tin tưởng ở cấp trên.
Mẫu tờ trình đề nghị được viết như thế nào?
Đề trả lời cho câu hỏi mẫu tờ trình đề nghị, mời các bạn tham khảo một số mẫu dưới đây:
Những mẫu đề nghị thường được sử dụng:
+ Mẫu tờ trình bổ sung nhân sự
Số: ……/TT/NS/….. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
………….., ngày…tháng….năm….
TỜ TRÌNH
V/v: Bổ sung nhân sự đột xuất
Kính gửi: GIÁM ĐỐC CÔNG TY/PHÒNG NHÂN SỰ
– Căn cứ theo nhu cầu thực tế phát sinh công việc;
– Căn cứ theo Qui trình tuyển dụng của công ty, Phòng/Ban/Đơn vị: ……………………………… đề nghị tuyển dụng đột xuất các vị trí sau:
TT | Vị trí tuyển dụng | Mô tả tóm tắt công việc | Tiêu chuẩn ứng viên | Mức lương dự kiến | Đề xuất cán bộ PV chuyên môn | T/gian cần NS | Lý do bổ sung |
Giám đốc (Duyệt)
|
Phòng nhân sự (Xác nhận nhu cầu)
|
Phụ trách (Người đề xuất)
|
Người đề xuất (Ký, ghi rõ họ tên)
|
+ Mẫu tờ trình phê duyệt dự án đầu tư xây dựng
Cơ quan thẩm định dự án CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—o0o—
Số: …………… …., ngày …….. tháng …….. năm
TỜ TRÌNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(TÊN DỰ ÁN NHÀ Ở) …………………………………………………..
Kính gửi: (cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư)
(Cơ quan thẩm định) …………… đã nhận được Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở (sinh viên, công nhân, thu nhập tháp) số …………. ngày …… tháng …….năm ……….. của ……………
Căn cứ Nghị định số ……ngày ………… của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Căn cứ…………………………………………………………………………………..
Căn cứ thông tư số …………………………….. của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Sau khi thẩm định, (cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định dự án như sau:
a) Tên dự án: …………….. Loại dự án: (nhà ở sinh viên,….)
b) Chủ đầu tư:
c) Địa điểm xây dựng:
d) Diện tích chiếm đất:
Tính pháp lý của hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt:
a) Căn cứ để lập dự án :
b) Nhà thầu tư vấn lập dự án:
c) Nhà thầu lập thiết kế cơ sở:
d) Nhà thầu thực hiện khảo sát xây dựng:
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng:
e) Hồ sơ dự án trình thẩm định gồm:
g) Các văn bản pháp lý liên quan: (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, văn bản giao chủ đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Biên bản cuộc họp với các ngành,…)
Tóm tắt những nội dung chính của dự án: (như nội dung của Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án
của chủ đầu tư)
Tóm tắt ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan:
Nhận xét, đánh giá về nội dung dự án:
a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư:
b) Sự phù hợp với quy hoạch:
c) Sự phù hợp với danh mục dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh (nếu có)
d) Loại, cấp công trình:
đ) Sự tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng
e) Sự hợp lý của thiết kế với Quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định của Thông tư này
g) Sự phù hợp của phương án thiết kế kiến trúc với quy hoạch xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h) Phương án khai thác, vận hành dự án: các phương án bán, cho thuê, thuê mua,…
i) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy, nổ
k) Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có)
l) Tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, khả năng huy động vốn, phương án hoàn trả đối với các dự án có yêu cầu thu hồi vốn, các chỉ tiêu tài chính. Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội.
m) Thời gian xây dựng, phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện
Những đề xuất của chủ đầu tư:
Đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án:
Những tồn tại của dự án; trách nhiệm và thời hạn xử lý:
Những kiến nghị cụ thể:
Đề nghị (cơ quan quyết định đầu tư) xem xét phê duyệt dự án (hoặc không phê duyệt dự án). Nếu phê duyệt, hay không phê duyệt thì phải thông báo cho chủ đầu tư được biết.
Nơi nhận:
– ….
– Lưu
+ Mẫu tờ trình xin kinh phí
TÊN CƠ QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
————— Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……./…….. …………, ngày….tháng…..năm…..
TỜ TRÌNH
V/v xin kinh phí …………..
Kính gửi: …………………………………………………….
Căn cứ theo Quyết định ……./……/……. ngày…..tháng…..năm…… của ……………………………………….
Căn cứ vào tình hình thực tế tại
…………………………………………………………………………………………..
Do nhu cầu cần thiết phải (lý do xin kinh phí)
………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
………… (Tên cơ quan) ………….. kính trình lên ………………………………… xin chủ trương được sử dụng kinh phí vào việc
……………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………… Rất mong sự xem xét và chấp thuận của cơ quan cấp trên!
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu tờ trình theo thông tư mới nhất
PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & XÃ HỘI ….….. Trung tâm………………….. Số……../……………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM …………, ngày…..tháng….năm….. |
TỜ TRÌNH
Về việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị
Kính gửi | – Phòng Lao động thương binh xã hội……….
– Phòng Tài chính……….. – Chủ tịch UBND huyện………. |
Căn cứ quyết định số …../QĐ-LĐTB&ĐT ngày…..tháng…..năm……. của trưởng phòng Phòng LĐTB ……………………………. về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm ……..
Căn cứ vào tình hình thực tế tại Trung tâm …………………………………….
Do nhu cầu cấp thiết cần phải mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động của trung tâm
Trung tâm ……………………………. kính trình đến Phòng lao động thương binh xã hội huyện ……………………, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện ………………… xin chủ trương sử dụng kinh phí năm …………………. thực hiện mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể như sau:
– 12 bộ máy vi tính x 10.000.000đ/bộ = 120.000.000
– Tổng cộng: 120.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm hai mươi triệu đồng)
Rất mong sự xem xét chấp thuận của Phòng lao động thương binh xã hội ………………………, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện …………
Trên đây là những mẫu tờ trình thông dụng mà doanh nghiệp hay sử dụng. Viết đơn tường trình đề nghị tưởng như là một việc khá đơn giản nhưng nhưng khi viết bản tường trình mới thấy có khá nhiều điều cần lưu ý về ngôn từ, hình thức cũng như nội dung trình bày.
Bởi vậy khi viết mẫu tờ trình đề nghị, chúng ta cần phải lưu ý những nội dung này để đảm bảo đơn tường trình được thể hiện một cách chuyên nghiệp và đúng đắn nhất. Từ đó, chúng ta có thể đạt được, những mục tiêu, những kiến nghị mà chúng ta trình bày trong mẫu tường trình.
Lưu ý khi viết tờ trình
– Trong phần nêu lý do, căn cứ: Cần dùng cách hành văn để thể hiện đươc nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.
– Phần đề xuất: Nên dùng ngôn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.
Nêu rõ các ích lợi, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị.
– Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc về mẫu tờ trình đề nghịđể bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900.0191.