1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Tuy nhiên đi đôi với quá trình phát triển cũng kéo theo các vấn đề môi trường, xã hội,… Trong đó vấn đề giữa môi trường và phát triển bền vững cần được quan tâm.
Môi trường là gì?
Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 thì khái niệm môi trường được hiểu như sau:
” 1. Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.”
Trong đó hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường có thể là những vật sống (sinh học) hoặc vật không sống (phi sinh học). Môi trường bao gồm vật lý, hóa học, và các hiện tượng tự nhiên khác. Môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
+ Môi trường tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cho cuộc sống con người.
+ Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết (như đất, nước, rừng, khoáng sản, và sinh vật biển) cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.
+ Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người.
+ Môi trường cung cấp các dịch vụ môi trường hay hệ sinh thái: ổn định khí hậu, đa dạng sinh học, toàn vẹn hệ sinh thái, và ngăn cản bức xạ tia cực tím… giúp hỗ trợ các sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ hành động nào của con người.
+ Môi trường cũng có ý nghĩa trong giá trị giải trí, tâm lý, thẩm mỹ, và tinh thần của môi trường.
Phát triển bền vững là gì?
Phát triển là một quá trình bao gồm nhiều thành tố khác nhau : kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị, văn hóa và không gian. Phát triển là quy luật chung của mọi thời đại, của các quốc gia. Phát triển là mục tiêu trung tâm của các chính phủ. Phát triển là trách nhiệm chính trị của các quốc gia.
Khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới thông qua năm 1987 là : “ Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”.
Phát triển bền vững không loại trừ tăng trưởng kinh tế mà đòi hỏi phúc lợi kinh tế phải cân bằng với các phúc lợi sinh thái và phúc lợi nhân văn. Đó là lĩnh vực liên ngành. Phát triển bền vững là một quá trình xã hội – chính trị. Thách thức lớn nhất của phát triển bền vững không phải là khoa học, công nghệ mà đòi hỏi phải thay đổi hành vi của con người về mặt tổ chức, hoạch định chính sách và chiến lược. Phát triển bền vững là một lối sống, một nguyên tắc đạo đức mới, một “đạo lý toàn cầu” mới. Vì vậy, giáo dục và truyền thông môi trường là một công cụ cực kỳ quan trọng của phát triển bền vững. Tuy nhiên, công cụ này chỉ thực sự sắc bén nếu những lựa chọn về giá trị được chuyển giao vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định.
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững
Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững là một chiến lược sống còn của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Ở nước ta, chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính trị chỉ rõ bảo vệ môi trường phải trở 62 thành “nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân”, cho thấy sự nghiệp bảo vệ môi trường cho PTBV là một sự nghiệp chính trị trọng đại và bức xúc của cả dân tộc trong bối cảnh hiện đại hoá và công nghiệp hoá.
Môi trường quyết định đến sự ổn định của xã hội. Sự ổn định xã hội bao gồm cả thành thị lẫn nông thôn. Trong đó nông thôn gồm những vùng sinh thái rất đa dạng : rừng núi, đồng bằng, ven biển. Cốt lõi của phát triển bền vững ở các vùng sinh thái này đều dựa cơ bản vào việc xoá đói giảm nghèo và ổn định các quá trình dân cư. Ở đô thị, những người nghèo đô thị thường cư trú trong các khu lao động, các xóm liều, khu ổ chuột. Cải thiện cuộc sống của người nghèo đô thị là cốt lõi của phát triển đô thị, không cần phải song hành với phát triển nông thôn để kiểm soát được dòng di dân nông thôn – đô thị.
Trách nhiệm của xã hội với bảo vệ môi trường. Trong thời kỳ đổi mới xã hội phát triển nhanh chóng về mọi mặt, công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ. Do đó Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.