Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế và văn hoá, cải cách hành chính là một nhu cầu tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhằm xây dựng một nền hành chính nhà nước hiện đại, năng động, hiệu quả, giảm phiền hà, một nền hành chính lấy đối tượng phục vụ làm tôn chỉ, mục đích chủ yếu, để từ đó xây dựng, phát triển và hoàn thiện nền hành chính.

Ở Việt Nam hiện nay, công cuộc cải cách hành chính nhà nước đang là tâm điểm trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới phát triển, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và là điều kiện căn bản để góp phần đạt được các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội quốc gia.

Thực hiện Kế hoạch số 292/KH-UBND  của UBND huyện Thường Tín về việc ban hành kế hoạch CCHC năm 2020 của huyện; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 10/01/2020 về thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2020 của UBND đã nêu rõ: Nâng cao thứ bậc Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) của xã so với mặt bằng chung của thành phố.

Trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, đơn vị hành chính tiếp tục được nâng cao, thông qua việc tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ Đảng; thực hiện nghiêm túc quy chế của UBND, quy chế của đơn vị, đơn vị; định kỳ đánh giá quá trình quản lý, điều hành và hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hệ thống thể chế hành chính trên các lĩnh vực từng bước được đổi mới, trước hết là đã hình thành thể chế kinh tế tương đối phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thể chế hành chính Nhà nước, bao hàm việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật và cơ cấu bộ máy tổ chức đã và đang được cải tiến theo hướng đơn giản, rõ ràng, tinh gọn, ngày càng rộng mở đối với doanh nghiệp và nhân dân, chặt chẽ đối với cán bộ, công chức. Các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính được luật hoá, cởi bỏ thói quen hành động cảm tính, suy luận chủ quan của cán bộ, công chức khi xử lý công việc, chứng tỏ sự thay đổi về tư duy đó và đang diễn ra rất tích cực.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp, điều chỉnh, thay đổi theo hướng tinh gọn hơn. Bộ máy hành chính vận hành phát huy tác dụng, hiệu quả tốt hơn, cùng với chủ trương hạn chế biên chế, giảm số lượng đầu mối (nơi phát sinh các thủ tục hành chính) từ Trung ương đến cơ sở và trong từng đơn vị, đơn vị.