1. Lịch sử phát triển

Trường Đại học Luật – Đại học Huế tiền thân là Luật Khoa của Viện Đại học Huế, ra đời từ năm 1957. Năm 1990, Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Huế quyết định thành lập Tổ Pháp lý, sau đó đổi tên thành Bộ môn Pháp lý. Năm 2000, Giám đốc Đại học Huế ban hành thành lập Khoa Luật thuộc Trường Đại học Khoa học. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa Luật phát triển ngày càng lớn mạnh trong thời gian này.

Để đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực pháp lý có chuyên môn cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức thành lập Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế.

2. Mục tiêu phát triển

Đại học Luật – Huế hướng đến mục tiêu:

  • Xây dựng trường Đại học Luật, Đại học Huế thành trường đào tạo Luật chuyên ngành, đào tạo gắn kết nghiên cứu song song với thực hành.
  • Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
  • Phát triển vững chắc toàn diện theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa về chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất – kỹ thuật dạy học và hệ thống quản lý. 
  • Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học;
  • Đi theo lộ trình đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm; Là khâu quyết định, đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của trường. 

3. Đội ngũ cán bộ

Đại học Luật – Huế tự hào có được một đội ngũ giảng viên xuất sắc với trình độ chuyên môn cao, tác phong nghề nghiệp chỉnh chu, chuyên nghiệp. Ban giám hiệu của trường bao gồm:

  • Hiệu trưởng: PGS.TS. Đoàn Đức Lương.
  • Phó hiệu trưởng: ThS. Trần Việt Dũng.
  • Phó hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Duy Phương.

Đội ngũ cán bộ có 151 người với 13 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 85 thạc sĩ và 9 giảng viên chính. Ngoài ra, nhà trường còn có 22 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước, hứa hẹn sẽ là một lực lượng giảng viên xuất sắc cốt cán của trường trong thời gian sắp tới.

4. Cơ sở vật chất

Hiện nay, Trường Đại học Luật có tổng cộng 44 phòng học và 30 phòng chức năng. Ngoài ra, trường còn có 1 phòng thư viện và 1 trung tâm học liệu. Trong thư viện và trung tâm có 427 đầu sách nghiên cứu khác nhau bên cạnh 12 máy tính giúp sinh viên truy cập ebooks và các đầu sách online khác. Với những nỗ lực trên, sinh viên HUL luôn có đầy đủ tài liệu để nghiên cứu và học tập.

5. Thông tin tuyển sinh

5.1. Thời gian, đối tượng, phương thức và phạm vi tuyển sinh

Trường Đại học Luật – Huế nhận hồ sơ xét tuyển bắt đầu từ ngày 1/4 lúc 17h00 đến hết ngày 31/5/2021.

– Đối tượng và phạm vi tuyển sinh

Trường Đại học Luật – Huế tuyển sinh trong phạm vi cả nước với đối tượng tuyển sinh dựa theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

– Phương thức tuyển sinh

Trong trang chủ chính thức của trường, HUL quy định rõ 4 phương thức tuyển sinh của trường, cụ thể:

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa theo năng lực học tập được thể hiện trong học bạ THPT.
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi THPT Quốc gia năm 2021.
  • Phương thức 3: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế tuyển sinh được ban hành.
  • Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo các tiêu chí riêng của trường Đại học Luật – Đại học Huế

5.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường được quy định rõ ràng dựa theo phương thức mà thí sinh lựa chọn để xét tuyển vào trường:

  • Đối với thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển học bạ: Đã tốt nghiệp bậc THPT, điểm hồ sơ là 18 điểm được áp dụng đối với tất cả tổ hợp đăng ký xét tuyển (không tính điểm ưu tiên).
  • Đối với thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển bằng bài thi THPT Quốc gia: Trường sẽ đưa ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Để đủ điều kiện tham gia vào quá trình xét tuyển hồ sơ, thí sinh cần đáp ứng các tiêu chí phụ sau đây:

  • Đối với phương thức xét tuyển bằng học bạ: Điểm xét tuyển được tính bằng cách cộng các môn thuộc tổ hợp xét tuyển với điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
  • Hướng dẫn tính điểm và điểm ưu tiên xét tuyển: Nhà trường sử dụng kết quả học tập của các môn trong tổ hợp xét tuyển môn ở 3 học kỳ. Học kỳ I – II của năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 để xét tuyển. Lưu ý, điểm các môn học này là điểm trung bình chung đã được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất. Cách cộng điểm: ĐXT = (Môn 1 + Môn 2 + Môn 3) + ĐƯT (nếu có), với ĐXT là điểm xét tuyển, ĐƯT là điểm ưu tiên.

5.3. Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Các thí sinh được hưởng các chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực, tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển dựa trên Quy chế được nhà nước ban hành. Ngoài ra, để được tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển, thí sinh cần có một trong các điều kiện sau:

  • Là thành viên chính thức của đội tuyển dự kỳ thi Olympic quốc tế hoặc thành viên chính thức đội tuyển quốc gia dự thi các kỳ thi về khoa học hay kỹ thuật quốc tế.
  • Thí sinh từng đạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba tại kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia bộ môn: Vật lý, Toán, Hóa học, Địa lý, Tiếng Anh, Ngữ Văn, Lịch sử, Tiếng Pháp hoặc thí sinh có giải nhất, nhì và ba tại các kỳ thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia.
  • Thí sinh là học sinh của các trường THPT chuyên có thành tích học sinh giỏi lớp 12.
  • Thí sinh là học sinh tại các trường THPT khác có thành tích học sinh giỏi trong năm lớp 11 và lớp 12.
  • Thí sinh có thành tích học lực loại khá trong 3 năm học THPT và có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) đáp ứng được các tiêu chí: 
  • Tiếng Anh: bằng IELTS >= 5.0, TOEFL iBT >= 64 điểm hoặc TOEIC >= 600.
  • Tiếng Pháp: là học sinh lớp 12 môn chuyên Pháp tại các trường THPT chuyên hoặc theo học tại lớp song ngữ môn tiếng Pháp tại trường THPT và có điểm trung bình môn lớp 12 >= 7.5.
  • Thí sinh có giải nhất, nhì hoặc ba tại các cuộc thi chọn HSG cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW trong vòng 3 năm kể từ 2021 ở các môn Hóa học, Vật lý, Toán, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử Tiếng Pháp hoặc Tiếng Anh.

5.4. Năm nay đại học Đại học Luật Huế tuyển sinh các ngành nào?

Năm 2021, HUL tuyển sinh 2 ngành lớn với chỉ tiêu 900 học sinh. Cụ thể với 02 ngành học là:

STT

Mã ngành

Tên ngành

Chỉ tiêu dự kiến

Tổ hợp xét tuyển

Theo KQ thi THPT

Theo phương thức khác

1

7380101

Ngành Luật

350

150

A00, C00, C20, D66

2

7380107

Ngành Luật kinh tế

280

120

A00, C00, C20, D01

5.5. Điểm chuẩn Đại học Luật Huế là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của 2 ngành học lớn trong Đại học Luật – Huế có điểm chuẩn gần như là bằng nhau, với điểm chuẩn dành cho bài thi THPT từ 16.25 đến 17.5 điểm và điểm xét học bạ là 20.

Ngành

Tổ hợp xét tuyển

Điểm trúng tuyển

Theo KQ thi THPT

Xét học bạ

Ngành Luật

A00, C00, C20, D66

17.5

20

Ngành Luật kinh tế

A00, C00, C20, D01

16.25

20

6. Kinh nghiệm trước khi xin việc cho sinh viên Luật

Việc tìm kiếm thông tin tưởng chừng như quá đơn giản khi chỉ qua 1 cú “click” chuột là có thể “no mắt” bởi các dòng tin trên Internet mà không cần phải chạy đi xa, không cần “dầm mưa dãi nắng” đã có một lượng thông tin khổng lồ. Nhưng cái gì đến nhanh cũng không phải là chắn chắn, không phải tin tức nào cũng là chính xác mà có thể chỉ là tin giả, lừa dối những người chưa có kinh nghiệm truy cập.

Do đó, việc các bạn sinh viên nói chung và sinh viên ngành luật nói riêng tìm kiếm cơ hội qua internet tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra nó không hề giản đơn, do đó chúng tôi cũng chia sẻ một số kinh nghiệm “hay ho” và đơn giản sau:

Thứ nhất, khi muốn tìm hiểu thông tin tuyển dụng của một công ty luật hay văn phòng Luật sư của LVN Group hay bất kì 1 doanh nghiệp nào đó mà mình mong muốn, nếu ta biết trước được trang chủ chính thức của doanh nghiệp đó rồi, thì việc gõ thông tin trang web ra và vào tra cứu là điều hiển nhiên.

Thứ hai: Sự trợ giúp của công cụ tìm kiếm: Khi không biết trang chủ chính thức của bất kì 1 doanh nghiệp nào thì việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn, lúc đó ta lại cần sự trợ giúp của “bác biết tuốt Google”. Lấy ví dụ, bạn gõ từ khóa (keywork) lên google là “văn phòng Luật sư của LVN Group tuyển dụng thực tập sinh” thì nó có thể ra hàng trăm nghìn kết qua trong vòng chưa đến 1 giây, nhưng chính vì vậy cuộc tìm kiếm thông tin càng trở nên khó khăn hơn nữa khi nhiều tin như vậy thì ta biết lựa chọn văn phòng nào phù. Do đó đến lúc này, việc sử dụng kĩ năng so sánh, đánh giá một cách nhanh chóng để tìm kiếm đến đây là cần thiết.

Vẫn với ví dụ trên, sau khi gõ từ khóa rồi ta có thể xem các thông tin được đẩy lên đầu tiên ví đó là những thông tin được nhiều người truy cập nhiều hơn nhưng cũng có thể là do chủ sở hữu làm dịch vụ quảng cáo mạnh tay. Chính vì vậy cần click vào một số trang web để đi sâu tìm hiểu thông tin bên trong, sau đó đánh giá và so sánh xem giữa các trang web đó như thế nào, có phù hợp với mục đích yêu cầu mà mình muốn đến thực tập, chế độ ưu đãi ra sao, thông tin về nhân sự như thế nào,…hay đơn giản chỉ là qua 1 bài viết hay, chất lượng được đưa lên có chú thích cẩn thận, hay là cách họ chăm chút cho trang web ra sao,…

Ví dụ như gõ từ khóa “Luật sư của LVN Group giỏi trong lĩnh vực thi hành án” hay bất kì một lĩnh vực nào để phù hợp với mục đích học việc của mình và để rút ngắn thời gian tìm kiếm thì ta cũng cần so sánh. Vì có rất nhiều Luật sư của LVN Group nhưng để tìm 1 người Luật sư của LVN Group có nhiều kinh nghiệm thì không dễ, do đó có thể xem các bài viết trên trang chủ chính thưc của họ liên quan đến lĩnh vực thi hành hán, tiểu sử của người đó để có cái nhìn khái quát nhất.

Thứ ba, hãy kết nối: Tìm thông tin trên Internet tuy nhanh chóng, cập nhật nhưng ta cũng có thể vẫn thắc mắc và thiếu tin tưởng cho dù đọc được trên web uy tín. Do đó “trăm xem không bằng một nghe, trăm nghe không bằng một thấy, và trăm thấy không bằng một lần thử”. Từ đây, hãy kết nối với họ, bằng cách nào? Đơn giản chỉ cần liên lạc qua những địa chỉ mà họ để lại, có thể gọi điện, có thể qua email hay facebook mà họ để lại. Và hơn nữa có thể tham khảo thêm ở bạn bè có cùng mối quan tâm để họ truy cập vào trang chủ, đường link đó để ta có những cân nhắc thỏa đáng trước khi nộp hồ sơ phỏng vấn.

Thứ tư, thủ thuật xin thực tập qua email: Khi đã tìm kiếm và biết thông tin về doanh nghiệp rồi, bước tiếp theo là nộp hồ sơ cho họ. Có một số nơi yêu cầu nộp hồ sơ qua internet, hệ thống địa chỉ email trước hết thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

Sử dụng email chuyên nghiệp: Các công ty, văn phòng sẽ rất ấn tượng với bạn nếu địa chỉ email của bạn bao gồm vị trí mà bạn đang ứng tuyển hoặc bao gồm những điều mà họ đang mong đợi.

Không để tiêu đề trống: Tiêu đề thể hiện email của bạn gửi đến đúng người, đúng địa chỉ. Bạn có thể viết “ Đơn xin ứng tuyển vị trí thực tập sinh ” một cách ngăn gọn nhưng đầy đủ.
Không sử dụng phần mềm không phổ thông: Nếu công ty, văn phòng yêu cầu bạn gửi một bản hồ sơ đính kèm, bạn không nên tạo CV bằng một chương trình phần mềm ít tên tuổi. Bạn nên đính kèm một file word hoặc file RTF mà có thể đọc được trên mọi loại máy vi tính. Đó cũng là thể hiện sự chuyên nghiệp.

Tránh lỗi chính tả: Lỗi chính tả là một trong những điều tối kỵ của hồ hồ sơ xin việc. Vì vậy, để tránh những lỗi chính tả trong hồ sơ xin việc online, bạn nên đọc lại hai lần trước khi click nút send, và đồng thời sử dụng cách xưng hô sao cho phù hợp vừa thể hiện được bản thân mà lại lịch sự, không khéo, đồng thời thống nhất cách xưng hô mạch lạc xuyên xuốt cả hồ sơ. Câu chữ cần ngắn gọn, tránh lặp lại nhiều lần.

Thứ năm, yếu tố cần thiết: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”:

Câu hỏi đặt ra, vậy các Công ty, văn phòng Luật thì cần gì ở mình? Nói đi cũng phải nói lại, khi tìm hiểu thông tin thì tìm sao để đáp ứng nhu cầu của mình, do đó, việc các Văn phòng họ cũng có quyền khai thác thông tin ở chính chúng ta – các ứng viên. Cần chú ý các vấn đề sau để nêt bật những điểm mạnh và khắc phục hạn chế bản thân, biết rõ bản thân ra sao để viết hồ sơ sao cho phù hợp với nhà tuyển dụng.

– Hãy cho họ biết mục tiêu bản thân trong công việc: mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn;

– Nêu bật những kĩ năng: kĩ năng chuyên môn (phân tích, tổng hợp…), kĩ năng mềm (kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc độc lập, kĩ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề,…);

– Kinh nghiệm đã có;

– Mong muốn và định hướng tương lai của bản thân trong công việc;Tuy nhiên, có những bạn đã biết điều trên nhưng cũng còn rất nhiều bạn không rõ hay còn “non nớt” trong vấn đề này. Do vậy nên chúng tôi xin có một số lời khuyên mang tính chất chia sẻ như sau:

– Không lạm dụng công nghệ thông tin một cách thái quá, tìm hiểu kĩ các thông tin trên internet cũng như trên các phương tiên khác để tránh sai lệch dẫn đến lựa chọn những thông tin nghèo nàn, thiếu chính xác ảnh hưởng đến bản thân.

– Khéo léo, linh động: Nếu bạn không ngại ngùng và sẵn sàng làm việc vào giờ cao điểm, đáp ứng được những yêu cầu riêng của nhà tuyển dụng, bạn sẽ có nhiều cơ hội được thuê vào làm việc hơn là những người luôn đặt ra những giới hạn và đòi hỏi nhiều lợi ích cho bản thân. Hãy nhớ rằng công việc dành cho lứa tuổi teen không phải là công việc lâu dài. Và mục tiêu đầu tiên của bạn là kiếm được việc. Đừng hi vọng rằng mọi điều sẽ như ý muốn của mình khi lần đầu tiên ra ngoài làm việc.

– Quan tâm đến vẻ bề ngoài: Ngoại hình là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình tìm việc. Trước hết, bạn phải tìm kiếm các công ty đang cần tuyển nhân viên, nộp hồ sơ hoặc tìm gặp và nói chuyện với người đại diện nhân sự. Hãy nhớ khi đến gặp họ phải ăn mặc phù hợp và chỉnh tề.

– Cuối cùng: Hãy mạnh dạn nắm bắt cơ hội và bộc lộ bản thân mình.

Hiện nay cơ hội nghề nghiệp dành cho dân luật là không khó, nhưng dưới sức ép ngày càng nhiều tổ chức đào tạo nghề luật mở ra với hàng ngàn cử nhân Luật mỗi năm thì mức độ cạnh tranh là rất lớn. Do đó, mỗi các bạn đều phải tự trang bị cho mình những thông tin, kiến thức cần thiết tạo hành trang cho con đường sự nghiệp của mình sau này.