Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:

– Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

– Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV;

– Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

– Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;

– Nghị quyết 145/NQ-CP của Chính phủ đã điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách trong phòng chống dịch COVID-19.

1. Mở đầu vấn đề 

Dịch bệnh COVID-19, với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. 

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhân dân, Chính phủ quyết nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể theo Nghị quyết 145/NQ-CP của Chính phủ đã điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách trong phòng chống dịch COVID-19 mà nội dung này tương ứng với các mục sau đây:

2. Phụ cấp cho người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại đơn vị, địa phương nhiễm COVID-19 cao

Theo Nghị quyết 145/NQ-CP, Điều 1 có điều chỉnh chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các đơn vị, địa phương có số lượng nhiễm COVID-19 cao. 

Cụ thể, tăng mức phụ cấp đối với những người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ 01/8 – 31/10/2021 tại những đơn vị, địa phương có số ca mắc cao như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Mức phụ cấp chống dịch được điều chỉnh như sau:

– Phụ cấp 450.000 đồng/ người/ ngày đối với:

Người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.

(Theo Nghị quyết 16/NQ-CP thì mức phụ cấp trong trường hợp này là 300.000/ người/ ngày)

– Phụ cấp 300.000 đồng/ người/ ngày đối với:

+ Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch, theo dõi y tế, theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế.

+ Người làm công việc về xét nghiệm SAR-CoV-2 (lấy mẫu, phân tách mẫu, xét nghiệm, phục vụ phòng xét nghiệm).

+ Người vận chuyển bệnh nhân, vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong do nhiễm SAR-CoV-2.

(Theo Nghị quyết 16/NQ-CP thì mức phụ cấp trong trường hợp này là 200.000/ người/ ngày)

– Phụ cấp theo quy định trên và được hưởng thêm phụ cấp tiền ăn, sinh hoạt 120.000 đồng/ người/ ngày bao gồm:

+ Tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch.

+ Bổ sung thêm đối tượng tham gia phòng, chống dịch là sinh viên, học sinh các khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế tham gia chống dịch nhưng không hưởng lương từ ngân sách được huy động.

(Theo Nghị quyết 16/NQ-CP thì những đối tượng này chỉ được hưởng phụ cấp 130.000/ người/ ngày)

Trường hợp đã được nhận kinh phí hỗ trợ nhưng với mức thấp hơn mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết 145/NQ-CP thì được truy lĩnh phần chênh lệch.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 145/NQ-CP cũng điều chỉnh, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch như sau

– Cán bộ, chiến sĩ, học sinh, học viên thuộc lực lượng Quân đội Nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường tham gia phòng, chống dịch: hưởng phụ cấp 150.000 đồng/ người/ ngày.

– Người nhiễm Covid-19 đang được điều trị hồi sức tích cực có chỉ định chế độ ăn: được đảm bảo chi phí thực tế tối đa 250.000 đồng/ người/ ngày.

– Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí.

– Hỗ trợ chi phí lưu trú, chi phí đi lại cho người tham gia phòng, chống dịch.

– Người tham gia hỗ trợ các tỉnh chống dịch ngoài được hưởng trợ chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú (căn cứ theo Thông tư 40/2017/TT-BTC) và tiền phụ cấp tiền ăn (80.000 đồng/ người/ ngày).

– Người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh tại các nhà tạm giữ, tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng thuộc trường hợp nhiễm Covid-19 hoặc F1 phải cách ly y tế được hưởng trợ cấp tiền ăn 80.000 đồng/ người/ ngày.

Những đối tượng tham gia phòng, chống dịch không thay đổi mức phụ cấp

– Phụ cấp 150.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:

+ Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung.

+ Người làm nhiệm vụ cưỡng chế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế.

+ Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; lái xe đưa cán bộ đi phòng, chống dịch.

+ Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh.

+ Người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh.

+ Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở cách ly y tế, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa.

+ Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Phụ cấp 130.000 đồng/ người/ ngày được áp dụng đối với:

+ Người hưởng chế độ phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg.

+ Phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị COVID-19; khu vực dân cư có người nhiễm COVID-19 bị phong tỏa; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch, số lượng phóng viên, báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ.

– Phụ cấp tiền ăn 80.000 đồng/ người/ ngày đối với:

+ Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế, phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly; người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế.

+ Cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.

– Chế độ đối với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp

+ Thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các Tiểu ban, Tổ giúp việc tham gia phòng, chống dịch theo các nhóm quy định tại Điều này thì được hưởng mức phụ cấp chống dịch tương ứng theo nhóm đó.

+ Các thành viên thực hiện nhiệm vụ thường trực, chỉ đạo chống dịch theo quyết định phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch được bồi dưỡng thêm 100.000 đồng/người/ngày nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

3. Chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19

Tại Nghị quyết 145/NQ-CP, Điều 2 có quy định về việc sửa đôi, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19, theo đó: 

– Cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày và theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại các Khoa Hồi sức tích cực, các khoa có giường Hồi sức tích cực, các Trung tâm Hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.

– Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí.

– Ngân sách nhà nước chi trả chi phí thuê chỗ ở (cơ sở lưu trú) hoặc ở tập trung theo quy định về chế độ công tác phí cho cán bộ, nhân viên y tế, người lao động, học sinh, sinh viên, tình nguyện viên (trong thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19), chi phí đi lại (đưa đón) trong thời gian tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch ngoài chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian chống dịch tại địa phương đã được địa phương bố trí ăn, nghỉ thì được hưởng phần chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong thời gian đi công tác và mức tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đã được địa phương bố trí.

– Người bị tạm giữ, bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc phải cách ly y tế (F1) được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày.

4. Xác định nguồn kinh phí hỗ trợ 

– Ngân sách nhà nước bố trí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương còn khó khăn chưa cân đối được ngân sách theo Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19 và các văn bản khác thay thế (nếu có).

Riêng chế độ, chính sách đối với tình nguyện viên (học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách) do ngân sách trung ương bảo đảm.

– Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

5. Tổ chức thực hiện Nghị quyết 

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện được sử dụng các hình thức quyết định, chỉ thị, công điện, công văn và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền để quy định, tổ chức triển khai các nội dung quy định tại Nghị quyết 145/NQ-CP.

Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, cách ly y tế tập trung có trách nhiệm chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết 145/NQ-CP cho các đối tượng sau đây:

– Đối tượng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình;

– Đối tượng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị khác liên quan trên địa bàn; cơ quan, đơn vị cấp trên; cơ quan, đơn vị ở địa phương khác cử đến để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị mình (nếu có). Trường hợp cơ quan, đơn vị quyết định huy động (cử) người hỗ trợ tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19 tự bảo đảm nguồn kinh phí chi trả chế độ chống dịch từ nguồn thu hợp pháp và nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân thì cơ quan, đơn vị được giao chủ trì phòng, chống dịch COVID-19 không phải chi trả;

– Cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia các hoạt động phòng, chống dịch, cách ly y tế tập trung tại cơ quan, đơn vị mình.

Người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 thuộc nhiều đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp khác nhau theo quy định tại Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết 145/NQ-CP thì được hưởng theo chế độ phụ cấp có mức cao nhất.

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).