Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:

– Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016;

– Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

– Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19;

– Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về công bố dịch COVID-19;

–  Thông tư 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 của Bộ Tài chính quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi Virus Corona (Covid-19);

– Công văn 4705/TCHQ-GSQL ngày 04/10/2021 trả lời vướng mắc liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA và C/O mẫu E.

1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì khái niệm xuất xứ hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

2. Mục đính của xuất cứ hàng hóa 

– Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không: Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn). Chính sách thương mại của các quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị kiểm tra giám sát rất phức tạp. Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất xứ từ nước xuất khẩu.

 – Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại; Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

 – Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia: xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn.

=> Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Braxin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà phê với chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá.

3. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 38/2018/TT-BTC).

Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan phải khai chậm nộp C/O trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (MFN) hoặc thông thường và được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng; cơ quan hải quan có trách nhiệm hoàn trả số tiền thuế chênh lệch đã nộp.

4. Hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt

Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ như sau:

a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) sử dụng chữ ký và con dấu điện tử:

Cơ quan hải quan chấp nhận C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có thông báo về việc cấp C/O sử dụng chữ ký, con dấu điện tử và cung cấp trang thông tin điện tử để tra cứu C/O hoặc phương thức tra cứu khác về C/O.

Cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của C/O trên trang thông tin điện tử hoặc phương thức tra cứu khác của cơ quan cấp để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định và in một bản C/O để lưu hồ sơ hải quan.

b) Bản chụp/bản scan C/O:

Cơ quan hải quan chấp nhận bản chụp/bản scan C/O với điều kiện cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo về việc sử dụng bản chụp/bản scan của bản chính C/O và cung cấp bản chụp/bản scan C/O hoặc trang thông tin điện tử hoặc phương thức kiểm tra khác cho cơ quan hải quan để xác định tính hợp lệ của C/O.

Cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp lệ của C/O bản chụp/bản scan trên trang thông tin điện tử hoặc phương thức kiểm tra khác do cơ quan cấp cung cấp để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định và in một bản C/O để lưu hồ sơ hải quan.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC:

Người khai hải quan nộp bản chính C/O cho cơ quan hải quan. Trường hợp chưa có C/O bản chính tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan được nộp bản chụp/bản scan C/O cho cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp lệ của bản chụp/bản scan C/O.

Cơ quan hải quan căn cứ bản chụp/bản scan C/O, hồ sơ hải quan, thực tế hàng hóa, hành trình lô hàng và những thông tin khác có liên quan để kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa và quyết định thông quan hàng hóa.

Người khai hải quan chịu trách nhiệm nộp lại 01 bản chính C/O trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu.

5. Giải quyết vướng mắc về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Tổng cục Hải quan có Công văn 4705/TCHQ-GSQL ngày 04/10/2021 trả lời vướng mắc liên quan đến chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA và C/O mẫu E.

– Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA:

Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định mã số REX khai báo là có giá trị hiệu lực thì việc khai báo từ “EC” thấy cho “EU/European Union” không ảnh hưởng đến tính hợp lệ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

– Đối với vướng mắc C/O mẫu E:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 của Bộ Tài chính:

Trường hợp tra cứu C/O trên trang thông tin điện tử có tồn tại của C/O mẫu E thì cơ quan hải quan chấp nhận bản chụp/bản scan C/O mẫu E và không yêu cầu doanh nghiệp nộp bản chính tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).