1. Mở đầu vấn đề

Cum từ “Công bằng (justice)” – nó là một khái niệm luôn gây ra sự tranh cãi. Nó phải quan niệm thế nào cho đúng về sự công bằng? Một khi hầu hết các triết gia, luân lý gia và lý thuyết gia pháp luật đều đã gắng sức giải thích công bằng là gì, hành động công bằng, con người công bằng và quốc gia công bằng là gì, cần phải nhận định rằng họ đã không đi đến một sự đồng thuận hay sáng tỏ nào trong vấn đề này. Thực tế chỉ ra rằng, trong từng trường hợp, trừng lĩnh vực và hoàn cảnh khác nhau, người ta lại có những định nghĩa khác nhau về sự công bằng.

 

2. Công bằng trong pháp luật là gì?

Dưới góc độ pháp lý, sự công bằng được hiện diện thông qua sự “bình đẳng” của pháp luật thường quy định.

Tuy nhiên, thực tế thì bình đẳng không phải là công bằng, bình đẳng chỉ là yếu tố cơ bản hợp thành sự công bằng. Có một sự thật là: Không ở đâu luật pháp qui định “mọi người đều bình đẳng”,vì điều đó không thể có, nhưng gần như pháp luật của quốc gia nào cũng qui định “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Trên lý thuyết thì bình đẳng trước pháp luật là điều kiện cơ bản để đạt đến sự công bằng.

Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 đều đề cao giá trị bình đẳng, công bằng, mục đích là chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sự khác biệt về nguồn gốc xuất thân, chủng tộc, màu da, giới tính, xu hướng tình dục, ngôn ngữ, tôn giáo, thế giới quan chính trị, nguồn gốc xuất thân, tài sản hay các điều kiện khác. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật bị vi phạm khi công quyền hành xử tùy tiện, đối xử bất công hơn đối vớimột nhóm người này so với một nhóm người khác, không dựa trên căn cứ pháp lý nào cả, mặc dù giữa hai nhóm này không có bất cứ một sự khác biệt nào về mặt địa vị pháp lý. Những đạo luật vi phạm nguyên tắc bình đẳng phải bị tuyên bố vô hiệu. Những quyết định hành chính hay phán quyết của Tòa án vi phạm nguyên tắc bình đẳng phải bị hủy bỏ. Đây chính là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt tất cả các Hiến pháp của Việt Nam và cả các quốc gia khác trên thế giới.

Chúng ta sẽ xem xét công bằng trong việc áp dụng luật, việc thực thi luật bởi các tòa án; ta sẽ xem xét công bằng trong việc soạn thảo luật; và công bằng trong chính bản chất, chính nội dung, của các bộ luật.

 

3. Công bằng trong việc áp dụng luật, thực thi luật bởi tòa án

Khi xem xét công bằng trong việc áp dụng luật, vì tòa án quyết định các vụ tố tụng và áp dụng luật cho các trường hợp cụ thể. Công bằng là gì? Như đã nói ở trên, công bằng nằm trong sự sòng phẳng [không thiên vị] và bình đẳng, đối xử với mọi cá nhân như nhau, không trọng ai hơn ai, không thiên vị nhóm, không thừa nhận các giai cấp đặc quyền trước pháp luật. Tất cả các bạn đều nhớ dòng chữ được khắc vào đá trên nóc Tòa án Tối cao Mỹ. Nó nói rằng, “Công bằng đồng đều theo luật.” Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người đến trước pháp luật như những người bình đẳng, để được đối xử bình đẳng. Đấy là công bằng trong việc thực thi luật.

Một cách khác để nhớ điều này là hình dung lại bức tượng của thần công lý, của thần công lý mù cầm thanh kiếm và cây cân. Bức tượng nổi tiếng này cho thấy cái cân, thanh kiếm, và tấm vải bịt mắt của thần công lý. Gồm ba biểu tượng: Cái cân trong tay thần công lý đại diện hoặc tượng trưng cho nguyên tắc bình đẳng hoặc cân bằng; Thanh kiếm đại diện cho lực cưỡng chế của luật trong việc thực thi sự công bằng; Và tấm khăn bịt mắt thần công lý là quan trọng nhất; vì tấm khăn bịt mắt đại diện cho sự bất thiên vị của công bằng pháp lý, việc đối xử với mọi người như nhau. Chính sự bất thiên vị của công bằng này mang lại cho chúng ta nguyên tắc rằng không ai được là quan tòa trong vụ tố tụng của chính mình; bởi vì không ai có thể vô tư trong vụ kiện cáo của chính mình, không ai có thể “mù” khi thực thi công lý trong vụ kiện của chính mình.

 

4. Công bằng trong việc soạn thảo luật và thực chất của Luật

a. Công bằng trong việc soạn thảo luật

Khi nói về công bằng trong việc soạn thảo luật. Và nguyên tắc ở đây là, luật được soạn thảo một cách công bằng nếu nó được tạo ra bởi đúng người, đúng cách, và đúng mục đích. Đâu là mục đích đúng của việc soạn luật? Lợi ích chung, không phải tư lợi của bất kỳ người nào. Ai là người đúng thực cho việc soạn thảo luật? Chúng tôi đã trả lời điều đó trước đây: hoặc toàn dân hoặc những người đại diện của họ được lập ra một cách thích đáng. Nói cách khác, để soạn ra luật một cách đúng thực, nó phải được thực hiện bởi bộ phận thẩm quyền được lập ra một cách thích đáng. Và luật sẽ được soạn ra một cách đúng thực như thế nào? Ấy là khi nó được thực hiện theo quy trình pháp lý chuẩn mực hoặc trong khuôn khổ thẩm quyền và quyền hạn được hiến pháp trao cho người soạn luật.

Theo nghĩa này, bạn có thể thấy rằng ít nhất trong chính quyền của nước Mỹ chúng ta, và bất kỳ chính quyền hợp hiến nào khác, tính hợp hiến của một đạo luật gần giống như nói tới tính công bằng của một đạo luật. Nó được soạn thảo đúng cách nếu nó được làm ra một cách hợp hiến. Nếu vi hiến, nó là một luật gần như phi pháp hoặc một luật bất công.

b. Công bằng trong thực chất của Luật

Khi nói về các tiêu chuẩn để chúng ta xác định xem luật ấy là công bằng hoặc bất công về thực chất. Trước khi đi đến điểm cuối cùng đó, chúng ta quay trở lại với việc áp dụng luật. Chúng ta đã nói rằng luật phải được áp dụng một cách công bằng và không thiên vị cho các trường hợp. Ta có vấn đề về công lý. Người ta thường nói rằng tính công bằng nghiêm ngặt trong việc áp dụng pháp luật, tức áp dụng luật một cách nghiêm ngặt cứng nhắc cho vụ việc, có thể đi tới sự bất công lớn hơn so với việc đừng áp dụng luật gì cả. Vấn đề là ở chỗ đôi khi các luật tổng quát lại không đúng như nhau cho mọi trường hợp. Và điều quan trọng là phân biệt trường hợp này với trường hợp đó. Và đôi khi, như người ta thường nói, đem lại công bằng bằng cách không áp dụng luật cho vụ án.

Phát biểu nổi tiếng nhất về điều này, xin nói thêm, một phát biểu mà mọi Luật sư của LVN Group đều biết và mọi sinh viên theo môn này đều nghiên cứu, thì nằm trong Ethics của Aristotélēs, trong quyển bàn về công bằng, chương nổi tiếng về bình đẳng, trong đó Aristotélēs nói, “điều hợp tình hợp lý thì chính đáng, nhưng không chính đáng về mặt pháp lý mà tựa như một sự điều chỉnh trong công bằng pháp lý. Lý do,” ông nói, “là ở chỗ mọi luật đều phổ quát. Nhưng với một số việc ta không thể đưa ra một phát biểu phổ quát mà lại luôn đúng. Trong những trường hợp đó, ta cần phải phát biểu một cách phổ quát nhưng không thể làm như vậy một cách chính xác, luật thì xét tới các trường hợp thông thường, mặc dù nó không phải là không biết đến khả năng phạm lỗi. Vì vậy, khi luật phát biểu một cách phổ quát và các trường hợp phát sinh từ đó vốn không được bao hàm trong phát biểu phổ quát, thì lúc đó,” Aristotélēs nói, “ở chỗ nào mà nhà lập pháp không dự trù sẵn được cho ta và đã phạm lỗi sai do quá đơn giản hóa vấn đề, ta hoàn toàn đúng khi sửa chữa chỗ khiếm khuyết đó, nghĩa là, phát biểu những gì mà chính nhà lập pháp hẳn sẽ nói nếu ông có mặt trước trường hợp này. Ông ta hẳn sẽ sắp đặt luật theo cách đó nếu ông ta biết được tình huống đó. Từ đó ta thấy,” Aristotélēs nói, “điều hợp tình hợp lý thì chính đáng và tốt hơn tính công bằng chỉ theo một kiểu, không tốt hơn công bằng tuyệt đối, nhưng tốt hơn so với lỗi sai vốn phát sinh từ sự tuyệt đối trong việc áp dụng công lý trong trường hợp này. Đây là bản chất của sự hợp tình hợp lý, một sự điều chỉnh luật ở chỗ nó bị khiếm khuyết vì tính tổng quát của nó.”

Về vấn đề công bằng trong chính thực chất của luật pháp. Ở đây tiêu chuẩn có hai khía cạnh.

– Thứ nhất, có một tiêu chuẩn về tính bất thiên vị ngay trong cách diễn đạt luật và trong cách trình bày diễn giải luật.

– Thứ hai, tiêu chuẩn về các quyền tự nhiên yêu cầu rằng luật phải phù hợp với quyền tự nhiên.

 

5. Pháp luật tạo ra sự công bằng trong cơ hội giữa mọi công dân

Pháp luật tạo ra sự công bằng trong cơ hội giữa mọi công dân. Tuy nhiên, một số người cho rằng hệ thống thuế lũy tiến là bất công, những người khác cho rằng rằng cấm sở hữu súng, những người khác nữa lại cho rằng để thanh toán sự bất công đã qua thì phải dành các ưu đãi cho con cháu những người từng chịu bất công. Liệu rằng những trường hợp như vậy pháp luật đã công bằng?

Ở trên thực tế, xã hội nào cũng luôn tồn tại những nhóm người yếu thế, nhóm người dễ bị tổn thương. Những đối tượng này cần phải được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, công ăn việc làm, nguồn vốn, mạng lưới an sinh nhằm góp phần kiến tạo sự công bằng về điều kiện sống và công bằng về cơ hội phát triển trong xã hội. Chẳng hạn chính sách cộng thêm điểm thi đại học theo vùng hiện nay, chính sách hỗ trợ cho những người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa ở Việt Nam hiện nay ngoài ý nghĩa là những chính sách xã hội, đó còn là biểu hiện của sự công bằng.

Con người sinh ra vốn dĩ đã bất bình đẳng. Vì vậy, cái gọi là công bằng mà pháp luật cố tạo ra chính là sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm đối tượng. Ở trong xã hội hiện đại ngày nay, để đảm bảo cho sự công bằng, cơ quan lập pháp có vai trò rất quan trọng. Lập pháp có nhiệm vụ phải tối ưu hóa mọi lợi ích của mọi thành phần xã hội. Muốn vậy, phải có cơ chế giải trình, kiểm tra, giám sát và đảm bảo minh bạch thông tin. Người dân phải được quyền biết và đóng góp ý kiến vào việc hình thành, cũng như giám sát việc thực thi pháp luật. Hoạt động hành pháp và tư pháp cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật và đảm bảo sự vô tư, đồng thời phù hợp với tính chất, mức độ của từng quan hệ pháp lý cụ thể.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khu

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).