Quy trình giải quyết tố cáo theo quy định năm 2023 2023

Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 tư vấn về các vấn đề liên quan đến quy trình giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tố cáo là quyền của công dân.Tố cáo là một trong những thủ tục giúp xử lý những hành vi vi phạm của pháp luật, hành vi này có thể được thực hiện bởi cán bộ quản lý nhà nước hoặc bởi những người dân. Hiện nay, thủ tục tố cáo ngày càng được phổ biến nhưng việc nắm bắt quy trình tố cáo hoặc đơn tố cáo sẽ được các cơ quan chức năng xử lý như thế nào thì hầu hết các khách hàng chưa nắm rõ được, lượng khách hàng được chúng tôi tương đối nhiều.

Khái niệm tố cáo là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2019:

1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Căn cứ theo quy định của Điều 18 Luật tố cáo năm 2018 và Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật tố cáo thì quy trình giải quyết tố cáođược thực hiện thông qua các bước sau:

– Thụ lý tố cáo;

– Xác minh nội dung tố cáo;

– Kết luận nội dung tố cáo

– Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Hình thức tố cáo

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

Nguyên tắc xử lý, tiếp nhận và phân loại đơn tố cáo?

Nguyên tắc xử lý đơn: Việc xử lý đơn phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.
Tiếp nhận đơn: Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:

– Đơn do cơ quan, tổ chức, công dân gửi bộ phận tiếp nhận đơn; hộp thư góp ý; đường dây nóng; địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị hoặc trực tiếp trình bày với người có thẩm quyền được lập thành văn bản;

– Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến;

– Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính. Đơn tiếp nhận được từ các nguồn này phải được vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi. Việc lưu trữ sổ sách và sao lưu dữ liệu trên máy tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Phân loại đơn: được phân loại theo nội dung đơn; điều kiện xử lý; thẩm quyền giải quyết hoặc theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người đề nghị, kiến nghị, phản ánh. Sau khi phân loại đơn, đối với đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh thì tách riêng từng nội dung để xử lý theo quy định.

Quy trình giải quyết tố cáo như thế nào?

Quy trình giải quyết tố cáo, khiếu nại sẽ theo các bước như sau:

Bước 1: Thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo

Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện:

(1) Tố cáo được thực hiện theo quy định về tiếp nhận tố cáo;

(2) Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;

(3) Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;

(4) Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại tố cáo

– Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).

– Người giải quyết tố cáo giao cho người xác minh nội dung tố cáo bằng văn bản như ngày, tháng, tên, địa chỉ của người tố cáo…..

– Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập các thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác thì theo quy định của pháp luật tố cáo hiện hành.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

– Căn cứ vào nội dung tố cáo, văn bản giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo phải kết luận bằng văn bản về nội dung tố cáo.

– Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung theo quy định của pháp luật. 

Bước 4: Xử lý tố cáo của người giải quyết khiếu nại tố cáo

Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau:

– Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết.

– Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm quy định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không làm tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Thời hạn giải quyết tố cáo bao lâu?

Tôi đã làm đơn tố cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và nhận được văn bản thụ lý cách đây gần 1 tháng. Tuy nhiên, đến nay tố cáo vẫn chưa được giải quyết xong. Tôi thấy quá mất thời gian chờ đợi nhưng chưa có kết quả mà không biết phải làm thế nào cho nhanh. Vậy tôi có thể làm gì trong trường hợp này?

Trả lời:

Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực từ 1/1/2019. Do đó, với trường hợp của bạn, thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo Luật này. Theo đó, Điều 30 Luật Tố cáo quy định như sau:

Điều 30. Thời hạn giải quyết tố cáo

1. Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.

2. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.

3. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.

4. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Như vậy, thời hạn giải quyết tố cáo thông thường là 30 ngày tính từ ngày thụ lý và có thể gia hạn một hoặc nhiều lần (tùy từng trường hợp cụ thể). Trong trường hợp cần gia hạn giải quyết tố cáo, chủ thể có thẩm quyền phải gửi thông báo tới người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối chiếu với trường hợp cụ thể của bạn, việc giải quyết tố cáo tính từ thời điểm thụ lý tố cáo là “gần một tháng”, tức là có thể chưa đến 30 ngày (bạn cần kiểm tra lại thông tin), do đó vẫn chưa hết thời hạn để người giải quyết tố cáo thực hiện giải quyết tố cáo, đưa ra kết luận giải quyết theo quy định của pháp luật. Có thể chủ thể có thẩm quyền đang thực hiện những bước cuối cùng trong trình tự giải quyết tố cáo.

Do đó, với trường hợp của mình, bạn có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo cung cấp thông tin về việc giải quyết tố cáo để biết được tiến độ giải quyết vụ việc. Trong trường hợp đã quá 30 ngày mà vụ việc vẫn chưa được giải quyết xong mà không có văn bản gia hạn giải quyết tố cáo, bạn có thể khiếu nại việc giải quyết tố cáo sai quy định pháp luật về thời hạn theo quy định chúng tôi cung cấp trên.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com