Tại sao phải Đăng ký Bản quyền Phần mềm? 2023

Đăng ký bản quyền phần mềm không phải là một thủ tục bắt buộc trong các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước, nhưng đây là một hình thức đăng ký bản hộ nhằm được ghi nhận việc hoàn thành tác phẩm với cơ quan nhà nước.

Phần mềm là một trong những sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ và mức độ sáng tạo của con người, là một sản phẩm được bảo hộ theo quy định Việt Nam (cụ thể: Theo pháp luật bản quyền tác giả).

Đăng ký bản quyền phần mềm không phải là một thủ tục bắt buộc trong các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước, nhưng đây là một hình thức đăng ký bản hộ nhằm được ghi nhận việc hoàn thành tác phẩm với cơ quan nhà nước. Khi xảy ra các trường hợp tranh chấp việc chứng minh quyền tác giả hết sức quan trọng, lúc đó khi phần mềm đã được cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả, ghi nhận về việc hoàn thành tác phẩm rồi thì việc chứng minh sẽ do các cá nhân, tổ chức khác có nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra tranh chấp.

Quy trình Đăng ký bản quyền phần mềm:

+ Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật

+ Nộp hồ sơ tới Cục Bản quyền tác giả.

+ Nhận giấy hẹn trả kết quả hồ sơ.

+ Nhận kết quả tại phòng đăng ký theo giấy hẹn (trong trường hợp hồ sơ đầy đủ giấy tờ hợp lệ không phải sửa đổi bổ sung).

+ Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu xót, người nộp hồ sơ bổ sung, sửa đổi giấy tờ theo yêu cầu và hưỡng dẫn của chuyên viên xử lý hồ sơ (thời gian lấy kết quả sẽ lùi lại so với ngày hẹn).

Hồ sơ thực hiện Đăng ký bản quyền phần mềm:

+ Tờ khai Đăng ký quyền tác giả (mẫu theo quy định);

+ Bản sao (Công chứng) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: trong trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân.

+ Bản sao (công chứng) Chứng minh nhân dân của tác giả: có thể thay thế bằng Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tương đương khác.

+ Giấy cam đoan của tác giả.

+ Cơ sở phát sinh sở hữu quyền: Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả mà giấy tờ tương ứng.

+ 02 đĩa CD có nội dung code, giao diện trang chủ, trang chuyên mục (nếu có)

+ 02 bản in code, giao diện trang chủ, trang chuyên mục (nếu có) trên Giấy A4 có đánh số trang, dấu hoặc chữ ký của chủ sở hữu tác phẩm

+ Tài liệu khác liên quan (nếu có)

Phạm vi bảo hộ bản quyền phần mềm:

Đa số các trường hợp đăng ký bản quyền hiện nay Chủ sở hữu quyền tác giả thuộc về Doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuê các đơn vị dịch vụ ngoài lập trình phần mềm hoặc giao nhiệm vụ cho chính nhân viên của mình có trách nhiệm hoàn thành việc lập trình sản phẩm phần mềm.

Việc phân quyền được pháp luật quy định rõ ràng như sau:

+ Quyền của tác giả: Tác giả có quyền nhân thân và quyền tác sản:

– Quyền tài sản tức được nhận thù lao theo Công sức để tạo ra sản phẩm phần mềm,…./

– Quyền nhân thân theo quy định của pháp luật là quyền được đặt tên cho tác phẩm, quyền được bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm dưới bất hình thức gây phương hại đến tác phẩm và tác giả.

+ Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả: Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với sản phẩm (không xâm phạm quyền của tác giả, trong trường hợp nhất định khi thay đổi sáng tạo tác phẩm phải được sự đồng ý chấp thuận từ phía tác giả.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com