1. Dự án đầu tư là gì?

Xét về mặt hình thức chúng ta có thể hiểu dự án đầu tư là tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư chính là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài.

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

Theo Luật Đầu tư 2014 quy định: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”

Như vậy, trên nhiều khía cạnh thì dự án đầu tư được hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, tác giả sẽ tổng hợp khái niệm dự án đầu tư như sau:

Dự án đầu tư chính là tập hợp các thông tin, dữ liệu, hoạt động và một số yếu tố về tài chính, lao động…để thực hiện một kế hoạch đã được lập ra trước đó. Mục đích cuối cùng của hoạt động này chính là đưa những sáng kiến, ý tưởng trở thành sự thật, đúng với mục đích ban đầu đặt ra. Đồng thời, dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

2. Các đặc điểm dự án đầu tư

Một là, Một dự án đầu tư khi xây dựng có thể là dự án ngắn hạn hay dài hạn. Và dù là thời gian thực hiện dài hay ngắn thì chúng đều hữu hạn. Cụ thể hơn:

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế không quá 70 năm.

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.

Hai là, dự án đầu tư luôn có mục tiêu rõ ràng

Bất kể là dự án đầu tư bạn xây dựng thuộc lĩnh vực nào, thời gian thực hiện là bao lâu, chi phí ước tính như thế nào,…thì cũng đều phải có mục đích rõ ràng và những mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu đầu tư cũng là một trong những nội dung quan trọng được thể hiện trong đề xuất dự án đầu tư nộp kèm với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Chính vì vậy, để được xét duyệt dự án, thì người việc chuẩn bị về kinh phí, đội ngũ nguồn nhân lực, chủ đầu tư phải đặt ra những mục tiêu cụ thể phù hợp với tiến trình thực hiện dự án.

dự án đầu tư có thời gian tồn tại hữu hạn

Ba là, dự án đầu tư có thể chuyển nhượng

Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác khi đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 45 Luật đầu tư 2014. Bao gồm:

– Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động;

– Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

– Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

– Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

3. Phân loại dự án đầu tư

Thứ nhất, đối với dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư

Một, dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công

  • Vốn ngân sách nhà nước;
  • Vốn trái phiếu chính phủ;
  • Vốn công trái quốc gia;
  • Vốn trái phiếu chính quyền địa phương;
  • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
  • Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
  • Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
  • Vốn từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách nhà nước;
  • Vốn vay khác của ngân sách địa phương

Thứ hai, phân loại theo dự án đầu tư mức độ quan trọng và quy mô của dự án

Căn cứ theo phân loại này thì dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm dự án:

  • Dự án quan trọng quốc gia: Là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:

+ Sử dụng vốn đầu tư công từ 10,000 tỷ đồng trở lên;

+ Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường;

+ Sự dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai cụ trở lên với quy mô tư 500 héc ta trở lên;

+ Di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên ở miền núi, từ 50,000 trở lên ở các vùng miền khác;

+ Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặt biệt cần được quốc hội quyết định

  • Dự án nhóm A;
  • Dự án nhóm B;
  • Dự án nhóm C
  • Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C.

Thứ ba, phân loại dự án đầu tư tính chất đầu tư

Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: là những dự án đầu tư như xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án

Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: là dự án đầu tư như dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc và dự án khác.

Thứ tư, phân loại dự án theo lĩnh vực đầu tư

Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải: Là dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ hoặc đường thủy, các hoạt động đầu tư duy tư bảo dưỡng phát triển hệ thống giao thông;

  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp
  • Dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp;
  • Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng;

Thứ năm, dự án đầu tư theo vùng lãnh thổ

  • Theo tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An,..
  • Theo vùng lãnh thổ: vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Đồng Bằng Sông Cứu Long, Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ.

Thứ sáu, dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác

  • Vốn vay thương mại;
  • Vốn liên doanh liên kết;
  • Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Vốn huy động trên các thị trường tài chính
  • Vốn tư nhân

4. Thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

– Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công, thì vốn đầu tư công bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước. Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật này quy định: “Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án.

Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định: “Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng không bao gồm vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công”. Do đó, ta phải xác định rõ nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng để làm cơ sở quản lý phù hợp quy định.

– Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 và điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 và điểm a khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 (Luật số 62/2020/QH14). Theo đó, đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công; người quyết định đầu tư có quyền phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án; việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đầu tư công thì người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền sau đây:

“a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc.”

Theo quy định nêu trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cho cơ quan trực thuộc.

Ngoài ra, đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thì thẩm quyền quyết định đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, cụ thể: “Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định đầu tư dự án nhóm A, B, C của cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quản lý” (điểm a khoản 1 Điều này).

– Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, theo quy định tại khoản 4 Điều 60 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính được quy định tại Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tại khoản 4 Điều này quy định: “Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ”. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 16 của Luật này quy định: “Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản công”.

Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong đó tại khoản 10 Điều 24 Nghị định này quy định: “Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao”.

Tại khoản 27 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định: “Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.”

Theo các quy định nêu trên, đối với các dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình trụ sở làm việc, kho tàng dự trữ (nếu thuộc trường hợp là tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định) sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc quyết định đầu tư xây dựng các dự án này thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư xây dựng, cần phải nghiên cứu quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện theo quy định.

– Về bảo trì công trình xây dựng, cần phải nghiên cứu quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật có liên quan để thực hiện theo quy định.

5. Thẩm quyền phê duyệt hạng mục phát sinh mới (thiết kế, dự toán) trong Báo cáo Kinh tế – kỹ thuật?

Do hạn chế nguồn vốn nên chỉ đầu tư hạng mục: nhà làm việc. Tháng 10/2016, công trình đang thi công, xét thấy cần phải làm đường đấu nối, ubnd huyện ra chủ trương đầu tư đoạn đường đấu nối từ lộ giao thông đến trụ sở làm việc và đề nghị ban qlda xây dựng huyện làm thủ tục đầu tư và ký phụ lục hợp đồng vào hợp đồng của gói thi công nhà làm việc nêu trên, nguồn vốn: lấy từ chi phí dự phòng, chi phí giảm giá của gói thầu xây dựng nhà làm việc và các khoản phí không thực hiện trong báo cáo kt-kt được duyệt trước đây. Em xin hỏi: thẩm quyền phê duyệt phần phát sinh (đường đấu nối: thiết kế, dự toán) trên do ubnd huyện hay do ban qlda xây dựng huyện? biết rằng phần phát sinh này không vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt.

Trân trọng cám ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

 Về thẩm quyền phê duyệt hạng mục phát sinh mới (thiết kế, dự toán) trong Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật?      

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

– Căn cứ pháp lý:

Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

– Nội dung phân tích

Điều 24. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và các công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư;

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;

b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.

Trường hợp của bạn, Tháng 06/2016, UBND huyện Ngọc Hiển phê duyệt Báo cáo KT-KT đầu tư xây dựng công trình Xây dựng Trụ sở làm việc các Hội đặc thù (dự án do UBND huyện Ngọc Hiển là cấp quyết định đầu tư, Ban QLDA Xây dựng huyện làm chủ đầu tư). Tháng 10/2016,  ubnd huyện ra chủ trương đầu tư đoạn đường đấu nối từ lộ giao thông đến trụ sở làm việc và đề nghị ban qlda xây dựng huyện làm thủ tục đầu tư và ký phụ lục hợp đồng vào hợp đồng của gói thi công nhà làm việc nêu trên, nguồn vốn: lấy từ chi phí dự phòng, chi phí giảm giá của gói thầu xây dựng nhà làm việc và các khoản phí không thực hiện trong báo cáo kt-kt được duyệt trước đây, phần phát sinh này không vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt. Theo thông tin này có thể hiểu dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trường hợp này, thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước, hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế 2 bước thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Nếu thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước thuộc thẩm quyền phê duyệt của ban quản lý dự án xây dựng huyện.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group