Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ Peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn), chức năng : quy định hình dạng của tế bào.
Câu hỏi:
Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ?
B. Xenlulozơ.
C. Peptiđôglican.
D. Photpholipit và protein.
Đáp án C.
Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ Peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn), có chức năng là quy định hình dạng của tế bào.
Giải thích lý do chọn đáp án C:
Tế bào nhân sơ là tế bào của các sinh vật nhân sơ hay sinh vật nguyên thủy, sinh vật tiền nhân. Đây chính là tế bào không có màng nhân trên các nhóm sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên không hẳn sinh vật nhân sơ nào cũng không có màng nhân. Một số loài Planctomycetales có ADN được bao bọc trong màng đơn.
Tế bào nhân sơ hay còn được biết đến với tên gọi tế bào tiền nhân. Tế bào nhân sơ còn được gọi là Prokaryote (sinh vật nhân sơ). Loại tế bào này nhỏ hơn rất nhiều so với tế bào nhân thực. Cấu tạo tế bào của nó cũng đơn giản hơn nhiều so với tế bào nhân thực.
Tế bào nhân sơ có nhiều nét tương đồng cùng với tế bào nhân thực nhưng đơn giản hơn. Về cơ bản cấu tạo của hai dạng tế bào này có sự khác nhau khá rõ rệt. Quý vị có thể hiểu tế bào nhân sơ chính là tế bào các vi khuẩn, vì sinh vật với cấu tạo tế bào đơn giản nhất.
Tế bào nhân sơ không có cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote cũng như các bào quan. Màng sinh chất chính là nơi thực hiện các chức năng của các bào quan như lục lạp, ti thể, bộ máy Golgi. Sinh vật nhân sơ sẽ được cấu tạo với ba vùng cấu trúc: Tiêm mao, tiên mao (flagella), các protein bám trên bề mặt tế bào, lông nhung. thành tế bào và màng sinh chất, vỏ tế bào bao gồm capsule. Các ribosome và các thể vần (inclusion body), vùng tế bào chất có chứa ADN genome.
Cấu tạo của tế bào nhân sơ:
– Thành tế bào
+ Đặc điểm cấu tạo: có thành phần chính là peptiđôglican.
+ Chức năng: quy định hình dạng của tế bào.
– Màng sinh chất
+ Đặc điểm cấu tạo: có thành phần chính là hai lớp phôtpholipit và prôtêin.
+ Chức năng: là nơi thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường xung quanh.
– Lông và roi
+ Đặc điểm cấu tạo: có bản chất là prôtêin.
+ Chức năng: lông có vai trò tiếp nhận thông tin bên ngoài, giúp vi khuẩn bám vào giá thể ; roi giúp vi khuẩn di chuyển một cách linh hoạt.
– Tế bào chất
+ Đặc điểm cấu tạo : là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân, gồm có 2 thành phần chính là bào tương và ribôxôm. Ngoài ra còn có một số cấu trúc khác.
+ Chức năng: là nơi diễn ra các phản ứng sinh hoá cơ bản, tổng hợp prôtêin (nhờ chức năng của ribôxôm) và dự trữ các chất cần thiết cho tế bào.
– Vùng nhân
+ Đặc điểm cấu tạo: không có màng bọc, chứa một phân tử ADN dạng vòng, mạch kép.
+ Chức năng: là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ; lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.