Thẻ căn cước công dân là tấm thẻ phản ánh những thông tin lai lịch, đặc điểm nhận dạng của một cá nhân và do Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư cấp và có thể thay thế chứng minh thư nhân dân.
Thẻ căn cước công dân là một giấy tờ tùy thân không thể thiếu đối với mỗi công dân Việt Nam khi từ đủ 14 tuổi trở lên.
Vậy thẻ căn cước công dân là gì? Quy định về thẻ căn cước công dân như thế nào sẽ được tóm gọn trong những nội dung sau đây.
Thẻ căn cước công dân là gì?
Thẻ căn cước công dân là tấm thẻ phản ánh những thông tin lai lịch, đặc điểm nhận dạng của một cá nhân và do Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư cấp và có thể thay thế chứng minh thư nhân dân.
Thẻ căn cước công dân được thông qua và bắt đầu cấp phát cho người dân Việt Nam từ năm 2016. Tuy nhiên, hiện nay tùy từng điều kiện của từng địa phương, không phải tất cả các tỉnh, thành phố đều cấp phát loại thẻ này.
Thẻ căn cước công dân đóng vai trò chứng minh nhân thân của người được cấp thẻ, các công dân thực hiện các giao dịch trên cả nước nhờ có thẻ này như: giao dịch với ngân hàng, thực hiện các thủ tục hành chính… Bên cạnh đó, thẻ căn cước công dân này có thể thay thế cho hộ chiếu đối với một số quốc gia mà Việt Nam có ký kết cho phép việc sử dụng thẻ căn cước công dân như hộ chiếu.
Thẻ căn cước công dân sẽ thể hiện hầu hết các thông tin cơ bản của công dân, cụ thể:
– Mặt trước thẻ căn cước công dân sẽ phản ánh các thông tin về giới tính, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ đăng ký thường trú, quê quán, quốc tịch.
– Mặt sau của thẻ căn cước công dân sẽ có những thông tin về dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng, mã vạch thẻ, ngày cấp và nơi cấp thẻ.
Để được cấp thẻ căn cước công dân thì cá nhân có yêu cầu phải đang đăng ký thường trú ở các tỉnh, thành phố đã triển khai cấp thẻ căn cước công dân và cá nhân đó phải từ đủ 14 tuổi trở lên.
Không giống như chứng minh thư nhân dân có thời hạn 15 năm, thẻ căn cước công dân sẽ phải đổi khi công dân đủ các độ tuổi là 25, 40 và 60 tuổi, điều này được ghi nhận tại Điều 21 Luật Căn cước công dân. Cũng trong Điều 21, khi công dân cấp đổi, cấp lại thẻ trong vòng 02 năm trước độ tuổi quy định thì giá trị sử dụng sẽ đến độ tuổi tiếp theo.
Làm căn cước công dân ở đâu?
Thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân là một thủ tục hành chính được ghi nhận trong quy định của pháp luật. Công dân khi có nhu cầu làm thẻ căn cước công dân có thể đến một trong các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 26 Luật Căn cước công dân năm 2014:
– Đơn vị quản lý thẻ căn cước công dân của Bộ Công An.
– Đơn vị quản lý thẻ căn cước công dân của Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Đơn vị quản lý thẻ căn cước công dân của Công an quận, huyện… các đơn vị hành chính tương đương.
– Đơn vị quản lý thẻ căn cước công dân có thẩm quyền làm thủ tục thẻ căn cước công dân tại cấp xã, phường, thị trấn hoặc hỗ trợ làm tại nơi ở của công dân trong một số trường hợp cần thiết.
Mẫu tờ khai căn cước công dân?
Tờ khai căn cước công dân hiện nay đang được áp dụng mẫu CC01 ghi nhận trong Thông tư 41/2019/TT-BCA. Trong nội dung này, TBT Việt Nam sẽ hướng dẫn quý vị kê khai mẫu này:
– Họ và tên viết in hoa của công dân.
– Họ và tên gọi khác nếu có.
– Điền thông tin ngày tháng năm sinh và giới tính.
– Ghi số chứng minh thư, thẻ căn cước được cấp gần nhất, bỏ qua nếu chưa có.
– Thông tin dân tộc, tôn giáo, quốc tịch theo giấy khai sinh.
– Tình trạng hôn nhân: đã kết hôn/ chưa kết hôn/ đã ly hôn.
– Nơi đăng ký khai sinh và quê quán dựa theo thông tin của giấy khai sinh.
– Nơi thường trú căn cứ theo ghi nhận trong sổ hộ khẩu.
– Nơi ở hiện tại theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
– Các thông tin nghề nghiệp, trình độ, thông tin cha, mẹ (người thân)
Mẫu tờ khai CC01 này áp dụng trong các trường hợp công dân yêu cầu trong các trường hợp cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
Có làm căn cước công dân online được không?
Chính Phủ đang áp dụng công nghệ vào các thủ tục hành chính, qua đó công dân có thể thực hiện các thủ tục trực tuyến và nhận kết quả trực tuyến hoặc kê khai sau đó đến cơ quan nhà nước để nộp hồ sơ và nhận kết quả. Tuy nhiên, với thủ tục yêu cầu cấp thẻ căn cước công dân hiện nay chưa được áp dụng trực tuyến, công dân khi có nhu cầu cấp thẻ cần phải đến một trong các cơ quan quy định theo Điều 26 Luật Căn cước công dân để làm thủ tục.
Thủ tục làm căn cước công dân mới nhất
Công dân làm thẻ căn cước công dân đến cơ quan nhà nước và thực hiện theo các thủ tục sau:
– Điền thông tin vào mẫu tờ khai CC01.
– Cán bộ được giao nhiệm vụ tiến hành thu thập thông tin của công dân, kiểm tra đối chiếu theo cơ sở dữ liệu.
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân tiến hành chụp hình, thu nhập vân tay, xác định đặc điểm nhận dạng.
– Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn thời gian trả thẻ căn cước công dân cho công dân đến làm thủ tục.
– Đến ngày hẹn, công dân mang giấy hẹn đến địa điểm trong giấy hẹn để nhận thẻ căn cước công dân. Trong trường hợp người có yêu cầu gửi thẻ căn cước công dân đến địa chỉ, cơ quan nhà nước sẽ gửi theo địa chỉ mà công dân đã đăng ký.
Luật LVN Group là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn trực tiếp qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN TRỰC TUYẾN 1900.0191 về thời gian giải quyết việc cấp thẻ căn cước công dân, thẩm quyền giải quyết, lệ phí, hồ sơ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, xin xác nhận thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân là cùng một người và tất cả các vấn đề khác liên quan đến thẻ căn cước công dân một cách chi tiết, cụ thể nhất.
Để đảm bảo chúng tôi luôn có thể hỗ trợ được khách hàng, khách hàng hãy làm động tác nhỏ là lưu số điện thoại: 1900.0191 vào danh bạ để sử dụng dịch vụ của chúng tôi bất kỳ lúc nào.
Hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.0191
MỘT CUỘC GỌI – MỌI VẤN ĐỀ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về thẻ căn cước công dân, Quý độc giả nếu còn những thắc mắc về thủ tục hay các vấn đề liên quan có thể liên hệ số Hotline: 1900.0191 để được giải đáp.