Sự phát triển biện chứng thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, chính là sự thống nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển, mỗi lần phủ định biện chứng sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới.
Quy luật phủ định của phủ định là một quy luật đang được áp dụng rất nhiều vào đời sống hàng ngày hiện nay. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới việc vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập.
Nội dung của quy luật phủ định của phủ định
Thế giới vận động không ngừng thông qua quá trình phủ định của phủ định; tức là sự vật mới ra đời như là kết quả của sự phủ định biện chứng cái cũ, rồi đến lượt nó bị cái mới hơn phủ định, cứ thế tạo ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật từ thấp đến cao một cách vô tận theo hình xoắn ốc; sau mỗi chu kỳ của sự phát triển, sự vật lại trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới, cao hơn.
Sự phát triển theo khuynh hướng phủ định của phủ định đã từng được các nhà biện chứng tự phát nêu ra, song do chưa nhận thức sâu sắc tính biện chứng của quá trình phát triển nên đã tuyệt đối hóa tính; lặp lại sau một chu kỳ phát triển, coi đó như là một quá trình diễn ra theo vòng tròn khép kín.
Những nhà triết học duy vật biện chứng thì cho rằng sự vận động diễn ra theo nhiều xu hướng, tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất cũng được biểu hiện trong tính vô cùng vô tận của các khuynh hướng vận động; theo đó sự vận động theo vòng tròn khép kín chỉ là một trong những khuynh hướng có thể, đó không phải là khuynh hướng duy nhất.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển do mâu thuẫn; mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh chuyển hóa các mặt đối lập trong bản thân sự vật, sự phủ định lần thứ nhất được thực hiện một cách căn bản sẽ làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình; lần phủ định tiếp theo dẫn đến sự ra đời của sự vật mới mang nhiều đặc trưng đối lập với cái trung gian, như vậy về hình thức sẽ trở lại cái xuất phát nhưng về thực chất không phải giống nguyên cái cũ, mà dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Sự phát triển biện chứng thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, chính là sự thống nhất loại bỏ, kế thừa và phát triển, mỗi lần phủ định biện chứng sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới.
Do đó, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng tiến lên không ngừng, sự phát triển tiến lên không ngừng đó, không phải diễn ra theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc, mỗi vòng xoắn biểu hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển.
Ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định
Trong hoạt động lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn phải nhận thức đúng cái mới, cái mới nhất định sẽ chiến thắng cái cũ, cái tiến bộ nhất định chiến thắng cái lạc hậu. Phải biết phát hiện cái mới, quý trọng cái mới, tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới, dù cho quá trình đó diễn ra đầy quanh co, phức tạp.
Một số nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
+ Nắm được khuynh hướng tiến lên của sự vận động của các sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa các tính chất tiến bộ và kế thừa của sự phát triển. Sau khi đã trải qua các mắt xích của sự chuyển hóa, chúng ta đã có thể xác sịnh được kết quả cuối cùng của sự phát triển.
+ Quy luật phủ định của phủ định giúp nhận thức đúng đắn về xu hướng của sự phát triển là quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không diễn ra một cách thẳng tắp, ngược lại, quá trình đó diễn ra quanh co, phức tạp.
+ Quy luật phủ định của phủ định giúp nhận thức đầy đủ hơn về cái mới. Cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng; nó luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển.
Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập
Nội dung vềvận dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập
Trước hết, về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngành giáo dục và đào tạo.
Cần thiết phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo – chất lượng “trồng người”. Đội ngũ giáo viên phải có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, có ý chí vươn lên, khả năng tiếp cận nhanh được các phương pháp dạy học mới, hiện đại và có tinh thần mạnh dạn áp dụng các phương pháp hiệu quả; chuyển dạy học thụ động sang dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm; đổi mới nội dung và phương pháp dạy học; đổi mới cơ chế quản lý.
Cán bộ quản lý: có trình độ, bản lĩnh, nhiệt tâm, thân thiện, có kinh nghiệm điều hành và có ý chí vươn lên, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, làm đầu tàu cho đội ngũ sư phạm nhà trường. Có tinh thần mạnh dạn đổi mới, xây dựng được các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Tiếp theo là về người học:
Đảng và Nhà nước ta xác định: giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bòi dưỡng nhân tài và coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có tay nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện công bằng xã hội trong học tập bằng cách coi học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, cần ban hành chính sách về học bổng và học phí để khuyến khích và giúp đỡ người học gặp hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo cho tất cả mọi người đều được đi học, trường học không có sự phân biệt dân tộc, giàu – nghèo, tôn giáo, tín ngưỡng, nam – nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội… Mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập, để người giỏi được phát huy tài năng.
Sau đó, về cơ sở vật chất – Kỹ thuật trong các cơ sở giáo dục xã hội hóa sự nghiệp giáo dục là coi phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Kêu gọi và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư vào giáo dục, đa dạng hóa các loại hình trường học và các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.
Cuối cùng là, vai trò giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Nền giáo dục Việt Nam phát triển theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội và gia đình.
Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung liên quan tới vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập.