1. Điều kiện, thủ tục mở hiệu thuốc, quầy thuốc tây mới nhất hiện nay?

Câu hỏi: Xin chào công ty Luật LVN Group, tôi học trung cấp ngành dược, đã tốt nghiệp từ năm 2016. Từ sau khi tốt nghiệp tôi làm việc tại cơ sở y tế của huyện, nay tôi muốn mở một hiệu thuốc để tự kinh doanh, vậy tôi cần thực hiện những thủ tục gì, cần chuẩn bị những giấy tờ nào?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Luật sư tư vấn:

Để mở hiệu thuốc, trước hết, bạn cần chắc chắn rằng mình đủ điều kiện và có nguyện vọng mở loại hình kinh doanh nào ( nhà thuốc hay quầy thuốc). Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại điều 18 Luật Dược 2016 như sau:

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

– Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có Bằng tốt nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

Ngoài ra để mở hiệu thuốc bạn cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược;

– Tài liệu kỹ thuật tương ứng với cơ sở kinh doanh dược;

– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể( do UBND cấp quận/huyện cấp);

– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Y tế.

2. Xác định doanh thu đối với hiệu thuốc?

Câu hỏi: Kính gửi Luật LVN Group! Vì mở hiệu thuốc, chỉ thực hiện việc bán thuốc nên sẽ thuộc ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa. Tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%. Em có đọc thắc mắc của 1 bạn hỏi về nộp thuế quầy thuốc như thế nào là đúng, và câu cuối Luật sư của LVN Group tra lời như thế. Vậy xin cho em hỏi 0,5% là 0,5% so với mức thu nhập của 1 tháng đúng không ạ, còn 1 năm doanh thu trên 100 triệu thì mới nộp 2 loại thuế TNCN và thuế GTGT. Ví dụ em mua hộp kẹo 5.000 đồng, em bán cho khách 7.000 đồng.

Vậy doanh thu của em là 7.000 đ hay là 2.000 đ thưa Luật sư của LVN Group. Và kinh doanh thuốc như em thì dựa vào đâu để em chứng minh và tính được mức doanh thu của em là bao nhiêu ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, vì bạn thực hiện việc bán thuốc nên sẽ thuộc ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa. Nó là hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hoác(trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).

Theo Phụ lục I Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính:

Tỷ lệ tính thuế GTGT là 1%. Mặt khác, doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm phí thu phụ khoản thu thêm mà cơ sỏ kinh doanh được hưởng. Như vậy, Tỷ lệ tính thuế GTGT là 1% là 1 % đối với doanh thu của hóa đơn đó.

Thuê suất thuế TNCN là 0,5%.Ta biết, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế tính theo tháng thì Thuê suất thuế TNCN là 0,5% đối với một tháng.

Thứ hai, các loại thuế phải nộp.

Về thuế GTGT:

Theo Khoản 25 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định: Đối tượng không chịu thuế GTGT.

“25. Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống.
Việc xác định hộ, cá nhân kinh doanh thuộc hay không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về quản lý thuế”.

Như vây, kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống không nộp thuế GTGT nhưng trên một trăm triệu đồng thì vẫn phải nộp thuế GTGT.

Số thuế GTGT phải nộp = tỷ lệ % x doanh thu.

Thời hạn nộp theo quý, chậm nhất là ngày 30 đầu tiên của quý sau.

Về thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu khoán trong kì tính thuế x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ; cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như sau:

Hoạt động

Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định (%)

Phân phối, cung cấp hàng hóa

7

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

30

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

15

Hoạt động kinh doanh khác

12

Về thuế môn bài:

Theo Khoản 2 điều 4 thông tư 302/2016 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 điêu 13. Khoản 2 Điều 4 thông tư 65/2020 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;

b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;

c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

– Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản) là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm trước liền kề thì doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề theo quy định tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

– Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại một địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho địa điểm đó là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho từng địa điểm là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của các địa điểm của năm tính thuế, bao gồm cả trường hợp tại một địa điểm có phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản.

Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp lệ phí môn bài theo từng năm tương ứng với số năm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân một lần đối với hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì chỉ nộp lệ phí môn bài của một năm.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất, kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài) nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm, nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.”

Thứ ba, cách tính doanh thu.

Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào. Doanh thu bán hàng được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch như bán sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (Nếu có).

Xét ví dụ ban đưa ra: mua hộp kẹo 5.000 đồng, em bán cho khách 7.000 đồng. Vậy doanh thu của bạn là 7.000 đ.

3. Các loại thuế phải đóng khi mở hiệu thuốc tây?

Câu hỏi: Chào Luật sư của LVN Group, em có một nhà thuốc mới mở thì có phải nộp thuế không. Em đã đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Luật sư cho em hỏi thêm em phải nộp những thuế gì và được ưu đãi những gì đối với nhà thuốc mới mở không. Và mức thuế cụ thể đối với nhà thuốc thì như thế nào ?

E xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Luật sư trả lời:

Các loại thuế mà quầy thuốc của bạn phải đóng như sau:

Theo quy định của Pháp luật, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính sau: thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng; thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng nộp căn cứ doanh thu hàng năm.

3.1.Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể:

Hộ gia đình đăng ký nộp thuế môn bài trong tháng đầu năm của năm dương lịch. Hộ bắt đầu kinh doanh khoảng thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm. Hộ mới ra kinh doanh trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Hộ kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế phải nộp mức thuế môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm bắt đầu kinh doanh trong năm và thời điểm kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh nhưng không nộp thuế môn bài.

Bậc thuế

Doanh thu bình quân năm

Mức thuế môn bài cả năm

1

Trên 500.000.000 đồng

1.000.000

2

Trên 300.000.000 đến 500.000.000 đồng

500.000

3

Trên 100.000.000 đến 300.000.000 đồng

300.000

3.2. Thuế giá trị gia tăng (Luật thuế giá trị gia tăng 2013):

Đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể nộp thuế theo một trong hai phương thức: mức thuế khoán ổn định 6 tháng hoặc mức thuế tính trực tiếp trên cơ sở kê khai thu nhập hằng tháng, hằng quý.
Tuy nhiên, đối với cá nhân, hộ cá thể kinh doanh có thu nhập bình quân hằng tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước được miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ GTGT trên doanh số áp dụng tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Việc tính thuế sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, doanh thu.

Công thức tính thuế GTGT:

Thuế khoán thuế GTGT = biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x với doanh thu với thuế suất thuế GTGT.

3.3. Thuế thu nhập cá nhân:

Nếu cá nhân, hộ gia đình nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được xét giảm 50% số thuế phải nộp. Nếu nghỉ cả tháng thì được xét miễn thuế cả tháng đó. Trong trường hợp này, cá nhân, hộ gia đình phải có đơn đề nghị miễn thuế, giảm thuế (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn) gửi Chi cục thuế, nơi quản lý thuế của mình. Chi cục thuế có trách nhiệm ra thông báo miễn thuế, giảm thuế hoặc văn bản trả lời nêu rõ lý do từ chối đề nghị miễn thuế, giảm thuế. Đối với đơn nghỉ kinh doanh gửi trước ngày mồng 5 hằng tháng thì được miễn, giảm thuế ngay trong tháng; gửi sau ngày mồng 5 hằng tháng thì được miễn, giảm thuế vào tháng sau. Nếu hộ kinh doanh có đơn xin nghỉ, đã được chấp thuận miễn, giảm thuế mà vẫn tiến hành kinh doanh thì sẽ bị lập biên bản vi phạm và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Công thức tính thuế TNCN:

thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế ban hành x doanh thu

4. Phòng khám tư nhân là gì?

Phòng khám tư nhân là nơi cung cấp dịch vụ về sức khỏe được thành lập dưới hình thức công ty hoặc hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động chính là phòng khám chuyên khoa hoặc phòng khám đa khoa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng:

  • Những bác sĩ là cán bộ, công chức hoặc viên chức của các bệnh viện công không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật doanh nghiệp và các văn bản luật liên quan khác. Do đó, bác sĩ làm việc tại các bệnh viên công chỉ có thể thành lập hộ kinh doanh để mở phòng khám tư nhân.
  • Đối với những bác sĩ làm việc tại bệnh viện công nhưng không phải cán bộ, công chức hoặc viên chức thì có thể lựa chọn một trong hai hình thức, đó là thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh.

– Theo quy định của pháp luật và nhu cầu thực tế hiện nay, phòng khám tư nhân thường tồn tại dưới hình thức phòng khám đa khoa và phòng khám chuyên khoa.

+ Phòng khám đa khoa.

+ Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:

  • Phòng khám nội tổng hợp;
  • Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông;
  • Phòng khám chuyên khoa ngoại;
  • Phòng khám chuyên khoa phụ sản;
  • Phòng khám chuyên khoa nam học;
  • Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;
  • Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;
  • Phòng khám chuyên khoa mắt;
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
  • Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;
  • Phòng khám chuyên khoa tâm thần;
  • Phòng khám chuyên khoa ung bướu;
  • Phòng khám chuyên khoa da liễu;
  • Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền; Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
  • Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;
  • Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;
  • Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;
  • Phòng xét nghiệm;
  • Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;
  • Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
  • Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng;
  • Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;
  • Phòng khám chuyên khoa khác.

5. Đã mở phòng khám có thể mở quầy thuốc không?

Câu hỏi: Thưa Luật sư của LVN Group, tôi đã tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, hiện nay tôi muốn học trung cấp dược có được không? Ngoài ra, tôi cũng đã mở một phòng khám thì liệu sau này khi đã có bằng cấp về dược tôi có được mở quầy thuốc nữa hay không? Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Luật LVN Group. Với thắc mắc của bạn, Công ty Luật LVN Group xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009 và Luật Dược 2016 không có quy định về việc người đã tốt nghiệp bác sỹ đa khoa không được học trung cấp dược. Do đó, nếu bạn đã tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, bạn muốn học trung cấp dược thì bạn phải đăng ký vào học tại Khoa Dược của các Trường Y tế.

Thứ hai, theo quy định pháp luật hiện hành, không có quy định việc hạn chế người đang mở phòng khám không được đứng tên mở quầy thuốc. Tuy nhiên phải tuân theo những điều kiện bắt buộc của pháp luật. Cụ thể như sau:

– Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: theo quy định tại Điều 42 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 như sau:

+ Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

+ Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

– Để được cấp giấy phép hoạt động thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 43 Luật khám bệnh chữa bệnh năm 2009, như sau:

+ Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

+ Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

– Điều kiện mở quầy thuốc: Phải đảm bảo điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc, người bán lẻ thuốc theo quy định tại Điều 18 Luật Dược 2016 như sau:

“1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.

2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e, g hoặc k Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có người đáp ứng một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e, g hoặc k Khoản 1 Điều 13 của Luật này thì phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm b hoặc Điểm h Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, c, e, g, i hoặc l Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 13 của Luật này.”

Ngoài ra, kinh doanh thuốc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Điều 33 Luật Dược 2016 về các điều kiện sau:

– Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự có trình độ chuyên môn cần thiết cho từng hình thức kinh doanh thuốc;

– Người quản lý chuyên môn về dược đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật LVN Group