14 Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống theo quy định của Bộ Y Tế

Nước uống sinh hoạt hàng ngày hiện nay đạt chuẩn chất lượng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, bởi lẽ nước là nguồn năng lượng thiết yếu bổ sung dưỡng chất hàng ngày cho mọi người. Vậy dựa vào đâu để có thể đánh giá tiêu chuẩn nước uống trực tiếp đó?  Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: 14 Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống theo hướng dẫn của Bộ Y Tế.

14 Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

1. Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống là gì?

Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống được chia thành 2 loại bao gồm tiêu chí về nước uống cảm quan và chỉ tiêu khác, cụ thể như sau:

  • Về cảm quan: là những tiêu chí về màu sắc, mùi vị, độ trong của nước, có thể quan sát hoặc cảm nhận bằng các giác quan cơ thể như thị giác, xúc giác, vị giác… Đây là chỉ tiêu được kiểm tra và giám sát định kỳ 6 tháng/ lần bởi phòng thí nghiệm của Bộ Y Tế.
  • Chỉ tiêu khác như hóa lý, vi sinh như: pH, TDS, độ cứng, kim loại nặng, Amoni, Coliform, E.Coli,… Đây là những yếu tố góp phần đánh giá mức độ an toàn của nguồn nước uống.

2. Vì sao cần phải xét nghiệm nước uống?

Nước uống có thể hiểu đơn giản là nguồn nước sạch dùng để uống trực tiếp, sử dụng trong chế biến thực phẩm. Vì nước uống được sử dụng trực tiếp, nên các cơ sở sản xuất nước phải tiến hành khử trùng cho nước để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây hại cho sức khỏe. Nước sạch có thể uống được là nước đã được thông qua các biện pháp xử lý và khử trùng ở mức độ cao.

Để biết được nước đã đủ độ sạch hay chưa thì cần phải tiến hành kiểm nghiệm nước, những chỉ tiêu xét nghiệm nước uống lúc này rất cần thiết. Nguồn nước phải được xét nghiệm và đáp ứng tốt các tiêu chí của Bộ Y Tế thì mới là nguồn nước sạch có thể sử dụng cho việc ăn uống, sinh hoạt.

3. 14 Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống theo hướng dẫn của Bộ Y Tế

Dưới đây là bảng chỉ tiêu xét nghiệm nước uống theo hướng dẫn của Bộ Y Tế:

Theo bảng này, những chỉ tiêu có mức độ giám sát A sẽ được kiểm tra giám sát và xét nghiệm định kỳ 6 tháng/ lần. Còn ở mức độ giám sát B được kiểm tra, giám sát và xét nghiệm ít nhất 1 năm/ lần. Vì vậy, các đơn vị có nguồn nước đầu vào an toàn sẽ tiết kiệm được chi phí kiểm nghiệm.

4. Một số yếu tố quy chuẩn chung về nước uống sinh hoạt

Nhiều công ty, xí nghiệp, mỗi ngày tiêu thụ hết lượng nước uống cực lớn. Vì thế mới chọn giải pháp kiểm định toàn bộ tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y Tế mà thôi, vì có hơn 30 tiêu chí đánh giá nước uống trực tiếp đạt chuẩn, nên nếu tiến hành xét nghiệm sẽ tốn kém kinh phí rất cao. Vì vậy các hộ gia đình nếu muốn kiểm tra chất lượng nước chỉ cần kiểm tra các tiêu chuẩn sau đây:

  • Màu sắc: giới hạn cho phép là 15 TCU ? phương pháp thử ISO 7887 – 1985
  • Mùi vị: không có mùi lạ ? thử bằng cảm nhận hoặc SMEWW 2150 B
  • Clo dư: giới hạn cho phép từ 0,3 – 0,5 ? phương pháp thử SMEWW 4500 CI
  • Độ đục: tối đa là 5 NTU ? phương pháp TCVN 6184 – 1996
  • Nồng độ PH: giới hạn khoảng 6 – 8,5 ? TCVN 6492 – 1999
  • Hàm lượng Amon: giới hạn 3mg/l ? thử SMEWW 4500 – NH3D
  • Hàm lượng FE (Fe2+, Fe3+): giới hạn là 0,5 mg/l ? thử bằng cách SMEWW 3500 Fe
  • Hàm lượng clo kết tủa: giới hạn 300 mg/l ? phương pháp TCVN 6194 – 1996
  • Hàm lượng Florua: giới hạn không quá 1.5 mg/l ? phương pháp áp dụng là TCVN 6195 – 1996
  • Hàm lượng Asen: không vượt 0.01 mg/l ? phương pháp TCVN 6626 – 2000

5. Những quy chuẩn để đánh giá chỉ tiêu xét nghiệm

Để đánh giá các chỉ tiêu nước sinh hoạt, cần dựa vào 3 quy chuẩn sau đây:

Văn bản: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

Đây là văn bản được ban hành theo Thông tư số 04/2009/TT – BYT vào ngày 17/06/2009. Văn bản này có mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống và dùng cho chế biến thực phẩm.

Đối tượng áp dụng của văn bản là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khai thác kinh doanh nước uống hoặc nơi trữ nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt (công suất từ 1000 mét khối/ ngày đêm).

Văn bản: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai

Văn bản này được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 02/06/2010.

Văn bản có phạm vi điều chỉnh là các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, các yêu cầu quản lý đối với nước khoáng thiên nhiên đóng chai, nước uống đóng chai dùng với mục đích giải khát.

Đối tượng áp dụng là các cá nhân, tổ chức xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh nước khoáng đóng chai, nước uống đóng chai tại Việt Nam.

Văn bản: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn

Văn bản này được ban hành theo Thông tư số 35/2010/TT-BYT ngày 02/06/2010.

Phạm vi áp dụng của văn bản là các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các yêu cầu quản lý đối với đồ uống có cồn. Những đồ uống này bao gồm cả nước rau quả, đồ uống pha chế sẵn.

Đối tượng áp dụng của văn bản này các các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh đồ uống không cồn tại Việt Nam.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về 14 Chỉ tiêu xét nghiệm nước uống theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com