Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy phân tích giúp tôi về sự ảnh hưởng của vòng đàm phán Urugoay của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) đối với hệ thống bù giá, nó ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống bù giá?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT)

Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT) là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết.

Về các nguyên tắc của Hiệp định GATT như sau:

Nguyên tắc không phân biệt đối xử(non-discrimination): theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua “quy tắc tối huệ quốc” và ” quy tắc đối xử quốc gia”.

  • Quy tắc tối huệ quốc(MFN)với nội dung chủ yếu: yêu cầu mỗi thành viên phải áp dụng các quy tắc thuế quan một cách công bằng cho tất cả các thành viên trong WTO.
  • Quy tắc đối xử quốc gia:Yêu cầu mỗi thành viên WTO phải đối xử các sản phẩm nhập khẩu một cách công bằng như những sản phẩm nội địa của họ một khi sản phẩm nhập khẩu vào bên trong biên giới nước này.

Nguyên tắc: Bảo hộ thông qua thuế quan: Nguyên tắc quan trọng thứ hai của GATT là mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan. Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng.

Nguyên tắc: Minh bạch: Các quy định của thành viên GATT phải được công bố một cách công khai cho các thành viên.

Ngoài ra còn có một số nguyên tắc về sự miễn trừ cho một số thành viên khỏi việc tuân thủ các nghĩa vụ của GATT chỉ trong những trường hợp đặc biệt đã được quy định cụ thể và không nhằm mục đích” hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế” và “phân biệt đối xử tuỳ tiện và không lý giải được”.

2. Vòng đàm phán Urugoay của Hiệp định GATT

Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1948, các nước tham gia GATT đã cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán để ký kết thêm những thỏa thuận thương mại mới. Mỗi đợt đàm phán như vậy được gọi là một “vòng đàm phán.” Nhìn chung, những thỏa thuận thương mại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa. 8 vòng đàm phán của GATT đó là:

  • Vòng Geneva (1947): bao gồm 23 nước tham gia, GATT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948.
  • Vòng Annecy (1949): bao gồm 13 nước tham gia.
  • Vòng Torquay (1951): bao gồm 38 nước tham gia.
  • Vòng Geneva (1956): bao gồm 26 nước tham gia. Tại vòng này đã đạt được những kết quả liên quan đến việc giảm thuế, đề ra chiến lược cho chính sách của GATT đối với các nước đang phát triển, nâng cao vị thế của họ với tư cách là những thành viên tham gia GATT.
  • Vòng Dillon (1960-1961): bao gồm 26 nước tham gia. Vòng này chủ yếu bàn về việc giảm thuế. Được đặt tên theo Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ C. Douglas Dillon.
  • Vòng Kenedy (1964-1967): bao gồm 63 nước. Nội dung thảo luận cũng vẫn là việc giảm thuế, nhưng lần đầu tiên đàm phán giảm thuế theo một phương pháp áp dụng chung cho tất cả các loại hàng hóa chứ không đàm phán giảm thuế cho từng loại hàng hóa một như các vòng trước. Hiệp định chống bán phá giá được ký kết (nhưng tại Hoa Kỳ không được Quốc hội nước này phê chuẩn).
  • Vòng Tokyo (1973-1979): Bao gồm 102 nước. Thảo luận về việc giảm các hàng rào phi thuế cũng như giảm thuế đối với các sản phẩm chế tạo. Tăng cường và mở rộng hệ thống thương mại đa phương.
  • Vòng Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham gia. Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về Bảo hộ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.

Về vòng Uruguay (1986-1994): bao gồm 125 nước tham gia. Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về Bảo hộ Quyền sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài.

Nhờ kết quả của vòng đàm phán Urugoay của GATT và Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã bắt đầu một quá trình cải cách về thương mại đối với các nông sản. Mục tiêu lâu dài nhằm tạo ra một hệ thống buôn bán hàng nông nghiệp công bằng và có định hướng thị trường, đồng thời khởi xướng một quá trình cải cách trong lĩnh vực này thông qua việc xây dựng những quy định và nguyên tắc chắc chắn và hoạt động có hiệu quả hơn của GATT/WTO.

Thông qua các hiệp định của WTO các nước thành viên cam kết tuân thủ những ràng buộc của mình liên quan đến thâm nhập thị trường, hỗ trợ trong nước và cạnh tranh xuất khẩu cũng như những quy định liên quan đến các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch thực vật.

Hiệp định của WTO về Nông nghiệp bao trùm các sản phẩm đã phân loại theo hệ thống HS, từ Chương 1 đến Chương 24, trừ cá và các sản phẩm từ cá và một số sản phẩm khác như Mannitol, Sorbitot, tinh dầu thực vật, các chất dạng Albumin, tinh bột đã biến đôi, keo hồ và các chất hoàn tất cuối cùng.

Dưới đây là sự ảnh hưởng của vòng đàm phán đối với hệ thống bù giá.

3. Loại bỏ việc thay đổi mức thuế

Trong tiếp cận thị trường, những biện pháp phi thuế quan ở biên giới (thường là những hạn chế định lượng) đã được thay thế bằng thuế quan có mức bảo hộ tương đương. Thuế quan xuất phát từ quá trình thuế hoá, cũng như các loại thuế khác đánh vào các nông sản cần phải được giảm xuống đến mức trung bình 36% (24% đối với các nước đang phát triển) cùng với việc giảm tối thiểu đối với mỗi dòng thuế. Việc giảm thuế được thực hiện trong 6 năm (cho đến năm 2000) đối với các nước phát triển và 10 năm (vào năm 2004) đối với các nước đang phát triển. Các nước chậm phát triển nhất không yêu cầu phải cắt giảm thuế.

Đối với tất cả các sản phẩm trong phạm vi quy định, các nước thành viên sẽ không được duy trì, viện dẫn hoặc sử dụng trở lại bất kỳ một biện pháp phi thuế quan nào ở biên giới, trừ những trường hợp bảo vệ đặc biệt. Trong những biện pháp đó có thể kể đến đánh thuế nhập khẩu thay đổi đối với nông sản chế biến. Do đó, việc đánh thuế như vậy đã được chuyển sang những mức thuế cố định.

4. Giảm hoàn thuế xuất khẩu

Đối với việc hoàn thuế xuất khẩu, các thành viên của WTO được yêu cầu phải giảm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp tới mức 36% thấp hơn mức của thời kỳ cơ sở 1986-1990 trong cùng thời gian thực hiện 6 năm và giảm khối lượng hàng xuất khẩu đựơc trợ cấp 21 % trong cùng thời gian trên. Những cam kết về giảm thuế đối với nông sản chế biến chỉ bao gồm chi phí ngân sách mà không bao gồm khối lượng được trợ cấp. Đối với các nước đang phát triển, mức độ giảm bằng 2/3 so với các nước phát triển trong thời gian 10 năm, trong khi các nước kém phát triển nhất không bị yêu cầu phải cắt giảm.

Trong khi các mặt hàng xuất khẩu được trợ cấp tăng lên kể từ giai đoạn cơ sở 1986-1990, thì giai đoạn 1991-1992 có thể coi là điểm khởi đầu của quá trình cắt giảm mặc dù điểm cuối vẫn dựa vào múc của giai đoạn cơ sở 1986-1990. Hiệp định về Nông nghiệp đưa ra mức độ linh hoạt hạn chế giữa các năm về phương diện cam kết giảm trợ cấp xuất khẩu.

5. Thuế, thuế quan là gì?

Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.

Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa khi di chuyển qua cửa khẩu của một quốc gia. Thuế quan là khoản chi phí đánh vào hàng hóa khi vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu các quốc gia. Thuế quan bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Hàng nhập khẩu bị đánh thuế nhập khẩu, hàng xuất khẩu bị đánh thuế xuất khẩu. Thuế quan là công cụ bảo hộ thương mại được nhiều quốc gia áp dụng trong ngành logistics bên cạnh hạn ngạch xuất nhập khẩu.

Thông thường, các biện pháp phi thuế quan được chuyển thành thuế quan ràng buộc.

Phi thuế quan là những chính sách riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được xác định ranh giới rõ ràng, được ngăn cách bởi hàng rào cứng, đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Đơn vị cơ quan hải quan được phép kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữu khu vực phi thuế quan với bên ngoài.

Thuế quan là một công cụ tài chính được nhà nước sử dụng để:

– Điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hoặc bảo hộ sản xuất trong nước.

Thuế quan là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Giá cả hàng hóa thấp hoặc cao có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường và đến khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Để khuyến khích (tăng qui mô) xuất, nhập khẩu, Nhà nước áp dụng mức thuế quan thấp; ngược lại, để hạn chế (giảm qui mô) xuất, nhập khẩu Nhà nước áp dụng mức thuế quan cao.

– Là một nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước.

– Là công cụ để phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực với bạn hàng trong quá trình đàm phán.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).