1. Chương trình làm việc của Ủy ban WTO về quy tắc xuất xứ chung

Xét trên quan điểm thương mại hay kinh doanh, các quy tắc xuất xứ được sử dụng để xác định nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm. Do các quy tắc xuất xứ được hiểu là nhằm phục vụ các mục đích khác nhau, nên hiểu có thể có sự khác biệt giữa các quy tắc chung và riêng về xuất xứ.

Các quy tắc chung về xuất xứ chủ yếu phục vụ việc nêu ra nguồn gốc xuất xứ quốc gia của một sản phẩm. Các quy tắc này xác định các sản phẩm nhằm mục đích thống kê thương mại hoặc để thực hiện những hạn chế về lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Theo ngôn ngữ thông thương, xuất xứ quốc gia tương đương như “made in” (sản xuất tại). Các quy tắc chung về xuất xứ thường đơn giản và bao gồm một số ít điều khoản chi tiết. Đã có nhiều nỗ lực một công trình rộng lớn đang được tiến hành để kiến tạo cấc quy tắc chung về xuất xứ được nhất trí trên phạm vi quốc tế, song cho tới nay vẫn chưa có các quy tắc nào được chấp nhận chung.

Ví dụ, một cái áo sơ mi được xem là “ sản xuất tại Thụy Sỹ” nếu công đoạn đáng kể cuối cùng trong quá trình sản xuất, tức là quá trình may, được thực hiện tại nước đó. Quá trình chế tạo này đã chuyên vải thành một thành phẩm và chiếc sơ mi này trở thành sản phẩm của “Thụy Sỹ” ngay cả khi nguyên liệu vải được nhập khẩu.

Chương trình làm việc về hài hòa hoá các quy tắc xuất xứ chung lúc đầu dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu, theo ba giai đoạn khác nhau.

– Giai đoạn I sẽ bao gồm việc định nghĩa “trọn vẹn ” và “các hoạt động hay các quá trình tối thiểu”;

– Giai đoạn II “Biến đổi quan trọng – sự thay đổi trong việc phân loại thuế quan”; và

– Giai đoạn III “Biến đổi quan trọng – tiêu chí bổ sung”.

Do tính phức tạp kỹ thuật của vấn đề, công việc có thế không được hoàn tất trong vòng 3 năm so với dự kiến ban đầu. Do đó, thời hạn hoàn thành công việc hài hòa hoá đầu tiên được hoãn tới cuối năm 1999. Do phải hoãn tiếp tục, công tác hài hòa hóa theo dự kiến sẽ được hoàn tất trong năm 2000.

2. Hài hòa các quy tắc xuất xứ riêng

Các quy tắc riêng về xuất xứ được sử dụng để xác định xuất xứ của một sản phẩm để hưởng quy chế ưu đãi thuế quan theo một hiệp định thương mại tự do hay bất kỳ một thỏa thuận ưu đãi nào khác.

Đối với các quy tắc này được soạn thảo để phản ánh những nhân nhượng cụ thể được nêu trong một hiệp định thương mại tự do và do đó là “hoàn toàn phù hợp”. Bởi vậy, các quy tắc riêng về xuất xứ thường rất chi tiết, với những yêu cầu cụ thể dưới dạng các quy định về việc gia công đối với từng loại sản phẩm hoặc với các quy tắc về tỷ lệ phần trăm giới hạn việc sử dụng các vật liệu hay linh kiện “ không có nguồn gốc xuất xứ”. Trong trường hợp này, quan niệm chung về “sản xuất tại” chưa đủ để xác định tình trạng xuất xứ của một sản phẩm. Các quy tắc riêng về xuất xứ là những thành tố then chốt trong tất cả các quan hệ thương mại tự do.

Các quy tắc riêng về xuất xứ thường rất chi tiết, với những yêu cầu cụ thể dưới dạng các quy định về việc gia công đối với từng loại sản phẩm hoặc với các quy tắc về tỷ lệ phần trăm giới hạn việc sử dụng các vật liệu hay linh kiện “ không có nguồn gốc xuất xứ”. Trong trường hợp này, quan niệm chung về “sản xuất tại” chưa đủ để xác định tình trạng xuất xứ của một sản phẩm. Các quy tắc riêng về xuất xứ là những thành tố then chốt trong tất cả cấc quan hệ thưcmg mại tự do.

Tuyên bố chung về các quy tắc xuất xứ ưu đãi không phải là cam kết của các nước thành viên WT0 về việc hài hòa hoá các quy tắc xuất xứ riêng hiện hành, song đây là thỏa thuận việc áp dụng chuẩn mực bất kỳ quy tắc xuất xứ riêng nào cho tới nay không có nỗ lực nào hiện có trong công tác hài hòa hóa toàn cầu các quy tắc xuất xứ khác nhau theo các thỏa thuận ưu đãi khác nhau.

3. Khái niệm quy tắc xuất xứ

Các khu vực thương mại tự do được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tự do hóa thương mại bằng cách cắt giảm thuế đối với những mặt hàng xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên tự do hóa không diễn ra tự động vì việc cắt giảm thuế còn phụ thuộc vào việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Quy tắc xuất xứ (ROO) áp dụng cho hàng nhập khẩu nhằm các mục đích sau:

– Xác định hàng hoá nhập khẩu thuộc diện được hưởng ưu đãi thương mại (như ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế quan…);

– Để thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hoá có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này);

– Để phục vụ công tác thống kê thương mại (như xác định lượng nhập khẩu và trị giá nhập khẩu từ từng nguồn khác nhau);

– Để phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá;

– Để phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.

Quy tắc xuất xứ nhằm xác định sự hợp lệ của hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế ưu đãi. Nếu không có quy tắc xuất xứ, hiện tượng thương mại chệch hướng (trade deflection) sẽ rất khó ngăn chặn được khi hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA sẽ vào khu vực FTA thông qua nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA.

Quy tắc xuất xứ không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là một công cụ chính sách thương mại. Tuy nhiên, điều này có thể làm tăng chi phí tuân thủ mà các doanh nghiệp phải gánh chịu dưới hình thức giấy tờ và chi phí kế toán.

4. Ủy ban WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c). Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu hóa. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO vào ngày 11/1/2007.

Dưới các hội đồng trên là các ủy ban và cơ quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn riêng biệt.

  • Dưới Hội đồng Thương mại Hàng hóa là 11 ủy ban, 1 nhóm công tác, và 1 ủy ban đặc thù.
  • Dưới Hội đồng Thương mại Dịch vụ là 2 ủy ban, 2 nhóm công tác, và 2 ủy ban đặc thù.
  • Dưới Hội đồng Giải quyết Tranh chấp (cấp thứ 2) là Ban Hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm.

Ngoài ra, do yêu cầu đàm phán của Vòng đàm phán Doha, WTO đã thành lập Ủy ban Đàm phán Thương mại trực thuộc Đại hội đồng để thức đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán. Ủy ban này bao gồm nhiều nhóm làm việc liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

5. Mục tiêu và nguyên tắc của hài hòa quy tắc xuất xứ

Với mục tiêu hài hoà qui tắc xuất xứ, ổn định thương mại thế giới, Hội nghị Bộ trưởng phối hợp với Hội đồng Hợp tác Hải quan thực thi Chương trình Làm việc trên những nguyên tắc sau:

– qui tắc xuất xứ được áp dụng đồng nhất cho tất cả các mục đích nêu tại Điều 1.

– qui tắc xuất xứ phải thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hóa là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa đó hoặc nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng hàng hóa đó nếu có nhiều nước tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.

– qui tắc xuất xứ cần phải khách quan, dễ hiểu và có thể dự đoán trước được.

– không được sử dụng qui tắc xuất xứ trực tiếp hoặc gián tiếp làm công cụ thực hiện mục tiêu thương mại cho dù chúng được gắn với những biện pháp hoặc công cụ đó. Bản thân qui tắc xuất xứ không được hạn chế, bóp méo hoặc làm rối loạn thương mại quốc tế. Qui tắc xuất xứ không được đặt ra yêu cầu quá chặt chẽ một cách không hợp lệ hoặc điều kiện không liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến để xác định nước xuất xứ. Tuy nhiên, có thể sử dụng yếu tố chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất và gia công để xác định nước xuất xứ trong trường hợp áp dụng tiêu chí tỷ lệ phần trăm theo giá trị;

– qui tắc xuất xứ phải được thực hiện một cách nhất quán, thống nhất, khách quan và hợp lý;

– qui tắc xuất xứ phải mạch lạc, chặt chẽ;

– qui tắc xuất xứ phải dựa trên tiêu chuẩn khẳng định. Tiêu chuẩn khẳng định có thể sử dụng để giải thích thêm tiêu chuẩn phủ định.

Về chương trình làm việc:

– Sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, Chương trình làm việc sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể được và sẽ được hoàn thành trong vòng 3 năm.

– Uỷ ban và Uỷ ban Kỹ thuật qui định tại Điều 4 là cơ quan thích hợp tổ chức chương trình này.

– Để Hội đồng Hợp tác Hải quan có được thông tin chi tiết, Uỷ ban phải yêu cầu Uỷ ban Kỹ thuật diễn giải và đưa ra ý kiến về phương pháp xác định xuất xứ hàng hóa được mô tả sau đây trên cơ sở các nguyên tắc liệt kê tại khoản 1. Để đảm bảo thực hiện chương trình hài hoà đúng thời hạn, phải xác định xuất xứ đối với từng ngành hàng theo chương hay tiết trong Danh mục hàng hoá của Hệ thống Hài hoà (HS).

– Sản phẩm hoàn toàn tự chế và công đoạn hay gia công tối thiểu

Uỷ ban Kỹ thuật phải xây dựng định nghĩa hài hoà của:

– hàng hóa được coi là được chế tác toàn bộ tại một nước. Khái niệm này cần phải được định nghĩa càng chi tiết càng tốt;

– công đoạn hay gia công tối thiểu ở mức nào sẽ không tạo nên xuất xứ hàng hóa.

Kết quả của công việc trên sẽ được nộp cho Uỷ ban trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu cuả Uỷ ban.

Chế biến đáng kể – Chuyển hạng mục thuế quan

-Dựa trên các tiêu chí về chế biến đáng kể, Uỷ ban Kỹ thuật phải xem xét và giải thích chi tiết thay đổi nhóm (4 số – ND) hay dòng (6 số – ND) thuế khi xây dựng qui tắc xuất xứ cho từng sản phẩm hoặc từng ngành hàng, và nếu được có thể giải thích rõ hơn những thay đổi tối thiểu bên trong danh mục HS đáp ứng được tiêu chí này.

-Uỷ ban kỹ thuật chia công việc nói trên, trên cơ sở từng sản phẩm có tính đến chương, nhóm của danh mục HS, sau đó hàng quý nộp kết quả cho Uỷ ban. Uỷ ban Kỹ thuật sẽ hoàn thành các công việc nói trên trong vòng 1 năm 3 tháng kể từ khi nhận được yêu cầu của Uỷ ban.

Chế biến đáng kể – Tiêu chí bổ sung

Sau khi hoàn thành công việc nêu tại điểm (ii) đối với từng ngành hàng hoặc từng loại hàng nếu như chỉ sử dụng danh mục HS không đủ để thể hiện sự chế biến đáng kể, Uỷ ban Kỹ thuật sẽ:

– dựa trên tiêu chí chế biến đáng kể, xem xét và giải thích chi tiết việc sử dụng hoàn toàn hoặc để bổ sung các yêu cầu khác như tỷ lệ phần trăm giá trị và/hoặc công đoạn chế tác hay gia công[5] khi xây dựng qui tắc xuất xứ cho từng mặt hàng hoặc cho một ngành hàng;

– có thể đưa ra giải thích về đề nghị của mình;

– chia công việc nói trên theo sản phẩm, có câu nhắc tới chương nhóm trong danh mục HS, sau đó hàng quý báo cáo kết quả công việc cho Uỷ ban. Uỷ ban Kỹ thuật sẽ hoàn thành công việc này trong vòng 2 năm và 3 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Uỷ ban.

Về vai trò của Uỷ ban

Trên cơ sở nguyên tắc liệt kê ở trên:

– Uỷ ban phải xem xét nội dung giải thích và ý kiến của Uỷ ban Kỹ thuật thường kỳ theo qui định tại điểm (i), (ii) và (iii) của điểm 2(c) để phê duyệt nội dung giải thích và ý kiến đó. Uỷ ban có thể yêu cầu Uỷ ban Kỹ thuật hoàn thiện, giải thích thêm công việc của mình hay xây dựng phương pháp tiếp cận mới. Để tạo điều kiện thuận lợi cho Uỷ ban Kỹ thuật, Uỷ ban nên thông báo cho Uỷ ban Kỹ thuật biết lý do Uỷ ban yêu cầu Uỷ ban Kỹ thuật làm thêm và nếu có thể được gợi ý phương pháp thay thế.

– sau khi hoàn thành tất cả các công việc nêu tại điểm (i), (ii) và (iii) tại điểm 2(c), Uỷ ban sẽ đánh giá tính gắn bó chung của kết quả.

Về kết quả của Chương trình Hài hoà và Công việc tiếp theo:

Hội nghị Bộ trưởng đưa kết quả chương trình hài hoà thành một phụ lục không tách rời của Hiệp định này[6]. Hội nghị Bộ trưởng xác định khung thời gian phụ lục có hiệu lực.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).