Đơn xin khai thác cây rừng trồng

Đơn xin khai thác cây rừng trồng, xin khai thác lâm nghiệp, cây gỗ nhằm phục vụ mục đích kinh doanh hoặc mục đích cá nhân khác được gửi tới ủy ban nhân dân địa phương.

Tổng quan Đơn xin khai thác cây rừng trồng

Đơn xin khai thác cây rừng trồng là văn bản đề nghị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chủ thể khai thác cây rừng trồng trên cơ sở đã được nhà nước giao đất rừng để sản xuất theo quy định của pháp luật.

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

Mẫu Đơn xin khai thác cây rừng trồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

……………, ngày…….tháng…….năm 20….

ĐƠN XIN KHAI THÁC CÂY RỪNG TRỒNG

(V/v: Khai thác cây rừng trồng tại……………………..)

          – Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

          – Căn cứ Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

Kính gửi:  ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…………..

Tôi tên là:…………………………… Sinh năm:……………………………

Số CMND:………………..Ngày cấp:…………….Nơi cấp:………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………

Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………..

Nội dung sự việc:

………………………………………

(Ví dụ: Vào tháng ……năm……. tôi được nhà nước giao rừng để sản xuất cụ thể như sau:

Diện tích rừng được giao:……………ha

Tại:……………………………..

Vào năm ……thực hiện chủ trương của Nhà nước bản thân và gia đình đã sử dụng cây giống để trồng rừng trên phần đất được giao. Đến nay cây rừng đã lớn và sử dụng được.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 70 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất

2. Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì được khai thác theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Luật này; được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

…”

Khoản 2 Điều 57 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004:

Điều 57. Rừng sản xuất là rừng trồng

2.Việc khai thác rừng trồng được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp chủ rừng tự bỏ vốn gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng thì được tự quyết định việc khai thác rừng trồng. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;

b) Trường hợp rừng trồng bằng vốn từ ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Các sản phẩm khai thác từ rừng trồng của chủ rừng được tự do lưu thông trên thị trường. Trường hợp cây rừng trồng là cây gỗ quý, hiếm thì khi khai thác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ;

c) Trồng lại rừng vào thời vụ trồng rừng ngay sau khi khai thác hoặc thực hiện biện pháp tái sinh tự nhiên trong quá trình khai thác.

…”

Tôi nhận thấy trong quá trình tôi sử dụng và trồng cây sản xuất trên đất rừng được giao, tôi đã thực hiện đúng các quy định về lập kế hoạch sản xuất trên khu vực rừng này, báo cáo Ủy ban nhân dân xã………… và được chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện…………. phê duyệt.

Nay tôi làm đơn này đề nghị Quý cơ quan xem xét, xác minh và cho phép tôi được tỉa thưa, khai thác số cây trong phần đất rừng mà tôi được giao tại lô……. tiểu khu….. với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản là…………..  Tôi cam kết sau khi khai thác xong tôi sẽ trồng thêm cây để lấp lại diện tích trống do việc khai thác. Đồng thời chấp hành nghiêm mọi quy định của Nhà Nước.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com