1. Khái niệm về vụ việc dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định một thủ tục chung về việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại, về dân sự, hôn nhân và gia đình, về lao động và đồng thời Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định những điểm đặc thù cho mỗi loại việc một cách hợp lý.

Trong đó có phân chia ra hai loại thủ tục đó là trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự).

Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì vụ việc dân sự được hiểu là các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Trong phạm vi của chuyên đề này tác giả chỉ đề cập thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các tranh chấp vể dân sự, hôn nhân gia đình và các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình.

2. Các đương sự trong vụ việc dân sự

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong Vụ việc dân sự là người tuy không khởi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Toà án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có hai dạng:

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu đệc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tô tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.

Theo quy định tại phần thứ năm Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì chỉ có người yêu cầu và “người có liên quan” trong việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng không đề cập khái niệm về người yêu cầu. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm về người yêu cầu như sau:

– Người yêu cầu trong việc dân sự là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Toà án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhậh cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

3. Khái niệm về chứng cứ

Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:

“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.

4. Đặc điểm của chứng cứ

Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:

– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? ai là người viết, ai là ngưòi quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không… để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.

– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.

– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định…

5.Hậu quả của việc không đưa ra được chứng cứ để chứng minh

Xuất phát từ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình, Điều 6 và Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định quyển và nghĩa vụ của đương sự trong việc giao nộp chứng cứ cho Toà án.

“1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.

2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.”

Do đó, nếu bất kỳ đương sự nào trong vụ việc dân sự đang quản lý chứng cứ mà không nộp hoặc nộp không đầy đủ chứng cứ cho Toà án thì cũng phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Giao nộp chứng cứ chỉ là một hành vi cụ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của đương sự. Vì vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ liên quan đến bí mật của Nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư, v.v. mà pháp luật quy định Toà án không công bố công khai chứng cứ đó (Điều 109 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Nhưng điều đó không có nghĩa là đương sự không phải giao nộp cho Toà án, hoặc Viện kiểm sát.

Đương sự có nghĩa vụ đưa chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ (khoản 4 Điều 91, khoản 1 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành). Hậu quả của việc không đưa ra được chứng cứ để chứng minh là nếu họ là nguyên đơn thì có thể bị bác yêu cầu (ví dụ: nguyên đơn A khỗi kiện yêu cầu Tòa án buộc bị đơn B trả cho A số tiền 10 triệu, do A đã cho B vay. Nhưng A không xuất trình chứng cứ chứng minh, hoặc không thể chứng minh được vì cho vay không có giấy tờ, không có ai chứng kiến và B không thừa nhận. Trong trường hợp này, Tòa án buộc phải bác yêu cầu của A); nếu là bị đơn sẽ bị xử thua kiện, sẽ phải chấp nhận các yêu cầu đã được chứng minh của nguyên đơn, ngưòi có quyền yêu cầu.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy, các quy định về nghĩa vụ chứng minh trong Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành vẫn còn là một bước đi quá độ nên chưa thật hoàn thiện, chứa đựng nhiều điểm không hợp lý, thiếu sự nhất quán, công bằng trong thực hiện quyển và nghĩa vụ chứng minh và tính chịu hậu quả khi không thực hiện nghĩa vụ chứng minh cũng chưa triệt để. Ví dụ: đương sự có quyền giao nộp chứng cứ ỗ bất kỳ thời điểm nào, giai đoạn nào. Do đó, ở giai đoạn sơ thẩm đương sự có thể bị Toà án bác yêu cầu do không thực hiện nghĩa vụ chứng minh, nhưng đến giai đoạn phúc thẩm, giám đốc thẩm đương sự mới giao nộp chứng cứ thì Toà án cũng phải chấp nhận yêu cầu của họ hoặc tại phiên tòa đương sự mới xuất trình chứng cứ chứng minh, thì đương sự bên kia làm sao kịp chuẩn bị để đưa ra chứng cứ bác bỏ (nếu họ không chấp nhận). Chính quy định này làm giảm tính ổn định của bản án, quyết định dẫn đến kéo dài vụ kiện và cũng tạo ra sự bất bình đắng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của phía đương sự bên kia. Do đó, khi điều kiện kinh tế, xã hội cho phép và ý thức pháp luật tương đối đồng đều ở các vùng miền, các cơ quan bổ trợ tư pháp đã phát triển đủ mạnh để hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn thì khi đó phải sửa đổi các quy định về nghĩa vụ chứng minh và tính chịu hậu quả một cách đầy đủ, toàn diện và triệt để.