Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Tín ngưỡng của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016

Nghị định 162/2017/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

 Hội thánh này hoạt động trên nhiều nước và có tới hàng triệu tín đồ. Tại VN, hội thánh này đã vào hoạt động nhiều năm, qua những người xuất khẩu lao động từ Hàn Quốc trở về. Ban đầu, họ tự phát thành lập ra các nhóm sinh hoạt trong cộng đồng, song chưa được cấp phép hoạt động, cũng chưa được công nhận là một tôn giáo. Tới nay, chỉ duy nhất “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” tại TP.HCM được UBND TP.HCM cấp chứng nhận đăng ký hoạt động trên địa bàn TP vào năm 2017 khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Hội thánh này sinh hoạt tôn giáo thuần túy, tuân thủ đúng pháp luật và chưa gây ra vấn đề gì tại địa phương.
Tuy nhiên, tại một số địa phương, nhất là khu vực phía bắc, có một số nhóm nhỏ lẻ, không phổ quát, cũng tự xưng là “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” với phương thức hoạt động khá giống nhau, như báo chí đã phản ánh thời gian qua. Cho tới nay, ngoài hội thánh tại TP.HCM, tại các địa phương khác chưa có bất cứ “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. “Với những hiện tượng của Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ như báo chí vừa rồi phản ánh thì có thể khẳng định đây không phải là một tổ chức hệ phái Tin lành chính thống đã được nhà nước cấp phép hoạt động”
Ban đầu sinh hoạt của các “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” không gây ra vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, khoảng 2 – 3 năm trở lại đây, có một số nhóm nhỏ khoảng chục người có động cơ vụ lợi, đưa ra những lý lẽ ma mị, mê tín cũng như các phương thức, công cụ để mê hoặc, lôi kéo các đối tượng thiệt thòi, dễ tuyên truyền tại một số địa phương, gây ra những vấn đề bức xúc.
Về hoạt động của các nhóm tự xưng “Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ” tại nhiều địa phương gây bức xúc dư luận những ngày qua, ông Thắng khẳng định: “Đây là hoạt động vi phạm luật pháp về tín ngưỡng tôn giáo, vi phạm Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

Điều 6. Trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung

1. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một xã, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

Hồ sơ đề nghị gồm:

a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; lý do, dự kiến thời điểm thay đổi; địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo và dự kiến địa điểm mới;

b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

c) Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.

2. Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm mới.

Hồ sơ đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.

3. Thẩm quyền chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm mới để sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ có trách nhiệm xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thay đổi địa điểm; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ. Trường hợp nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung chuyển địa điểm sinh hoạt tôn giáo đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm còn có trách nhiệm gửi kèm bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.

Văn bản thông báo nêu rõ tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.

Do đó, khi các nhóm này xin đăng ký điểm nhóm, cấp chính quyền có thẩm quyền sẽ từ chối, không nhận hồ sơ và không cho điểm nhóm này được hoạt động”. Bên cạnh đó, ông Thắng cho rằng đối với các đối tượng cầm đầu những nhóm này cần phải gặp gỡ, trực tiếp phân tích phải trái để họ từ bỏ; trường hợp không từ bỏ, vẫn cố tình tụ tập thì xử lý theo pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Tín ngưỡng– Công ty luật LVN Group