Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật thương mại năm 2006

– Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi tại Luật sửa đổi năm 2017

– Nghị định 35/2006/NĐ-CP

– Nghị định 126/2020/NĐ-CP

– Nghị định 125/2020/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

Thực trạng trong kinh doanh các doanh nghiệp giao dịch thanh toán bằng tài khoản cá nhân là rất phổ biến, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Vậy có hay không rủi ro tiềm ẩn khi công ty nhận và thanh toán nhượng quyền thông qua tài khoản ngân hàng của cá nhân? Bài viết dưới đây Luật LVN Group sẽ làm rõ những thắc mắc đó.

2.1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại được quy định tại Điều 284 Luật thương mại năm 2006 như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Cho đến nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa chính thống nào về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Tại Điều 285 Luật thương mại chỉ quy định về hình thức của loại hợp đồng này, cụ thể “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”

Như vậy, có thể hiểu, trên phương diện pháp luật, hợp đồng nhượng quyền thương mại là loại hợp đồng được các thương nhân ký kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, cụ thể là thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, vì vậy, hợp đồng này phải có những đặc điểm chung của hợp đồng được quy định của bộ luật dân sự.

2.2. Bản chất của hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại bên cạnh mang những đặc điểm chung của hợp đồng quy định tại Bộ luật dân sự như bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng… thì nó có những điểm cá biệt sau:

Một là, sự chuyển giao các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên nhượng quyền sang bên nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận;

Hai là, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng;

Ba là, nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối ứng khác của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền.

Với những đặc điểm trên đây, hợp đồng nhượng quyền thương mại đã thể hiện được đúng bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, giúp cho công chúng dễ dàng phân biệt được loại hợp đồng thương mại đặc biệt này với một số loại hợp đồng khác có cùng một hoặc một số tính chất nhất định.

Bên cạnh sự điều chỉnh của Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Bộ thương mại ban hành thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn chi tiết đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Có thể thấy, những cơ sở pháp lý trên đây đã cung cấp một cách khá đầy đủ định nghĩa, các nguyên tắc và hướng dẫn cho việc tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

2.3. Thanh toán phí nhượng quyền thông qua tài khoản cá nhân có trái luật không?

Nhượng quyền thương mại hiện nay đã không còn là thuật ngữ xa lạ đối với nhà đầu tư nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung. Nhượng quyền thương mại là một trong những mô hình kinh doanh thành công nhất trong vòng 100 năm qua, đây cũng là một phương pháp chiếm lĩnh thị phần nhanh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho công ty nhượng quyền. Vì vậy khi tham gia giao kết hợp đồng nhượng quyền các bên đều rất chú trọng đến nội dung của từng điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền nhưng khi thực hiện hợp đồng các bên đều bỏ qua một nội dung quan trọng đó là điều khoản về phương thức thanh toán phí nhượng quyền.

Hiện nay chưa có một quy định pháp luật nào quy định rõ về phương thức thanh toán trong hợp đồng nhượng quyền, do đó việc lựa chọn hình thức và phương thức thanh toán nào hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Tùy thuộc vào điều kiện mà các bên sẽ đưa ra những thỏa thuận về hình thức và phương thức thanh toán phù hợp nhất. Phương thức thanh toán phổ biến và thông dụng nhất hiện nay mà các bên áp dụng trong hợp đồng là thanh toán qua tài khoản ngân hàng bằng phương thức chuyển khoản đối với giá trị hợp đồng trên 20.000.000 đồng.

Vậy việc thanh toán thông qua tài khoản này được thực hiện ra sao? Các bên có bắt buộc phải nhận và thanh toán bằng tài khoản của tổ chức không hay có thể nhận và thanh toán bằng tài khoản cá nhân?

Liên quan tới vấn đề này, các bên có thể thấy việc thanh toán hợp đồng nhượng quyền sẽ phát sinh thuế, gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, khi các bên tham gia ký kết hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán thông qua tài khoản thì tài khoản đó yêu cầu phải là tài khoản của công ty tham gia ký kết hợp đồng.Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt việc thanh toán có thể không được thực hiện bằng tài khoản của công ty tham gia giao dịch thì có thể được thực hiện bằng tài khoản của bên thứ ba (bên được ủy quyền thanh toán) hoặc bên thứ ba (do bên bán chỉ định nhận tiền) và được quy định trong hợp đồng dưới dạng văn bản. Bên thứ ba này có thể là một pháp nhân hoặc một thể nhân dân hoạt động theo quy định pháp luật.

Vậy, trường hợp các công ty Việt Nam thanh toán phí nhượng quyền thông qua tài khoản cá nhân – cá nhân thì có tiềm ẩn rủi ro gì hay không?

2.3.1. Đối với cá nhân nhận phí nhượng quyền và công ty nhượng quyền

Cá nhân nhận phí nhượng quyền

Nếu phí nhượng quyền được thanh toán vào tài khoản cá nhân nhận phí nhượng quyền, đây có thể được xem là thu nhập thường xuyên của cá nhân này, tùy thuộc vào nội dung chuyển khoản ngân hàng để xác định đây có phải là thu nhập chịu thuế và bắt buộc cá nhân phải kê khai thuế thuế thu nhập cá nhân hay không. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản cá nhân khi cơ quan thuế có yêu cầu kiểm tra, thanh tra nghĩa vụ nộp thuế. Vì vậy, nếu cơ quan thuế xác định đây là khoản bắt buộc nộp thuế thu nhập cá nhân mà cá nhân không thể giải trình, chứng minh và không đi kê khai theo quy định thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ, cao nhất là 12.500.000 đồng và sẽ bị truy thu thuế thu nhập cá nhân.

Công ty nhượng quyền

Khoản thanh toán phí nhượng quyền theo hợp đồng nhượng quyền được xem là doanh thu của công ty nhượng quyền. Trong trường hợp này, công ty nhượng quyền sẽ tiềm ẩn rủi ro cao sẽ bị truy cứu về hành vi trốn thuế nếu không kê khai đầy đủ. Vì bản chất doanh thu này là khoản thu nhập chịu thuế của công ty. Bởi tại điểm g khoản 1 ĐIều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định “Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” là hành vi vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương mại.Theo đó, công ty có trách nhiệm kê khai và đóng thuế thu nhập phát sinh đối với khoản thu nhập này.

Đối với hành vi trốn thuế, theo quy định tại điều 17 nghị định 125/2020/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính thức nhất là gấp 01 lần số tiền thuế trốn nếu có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định trong luật xử lý vi phạm hành chính, và cao nhất là gấp 03 lần số tiền thuế trốn nếu có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên và buộc khắc phục hậu quả, truy thu số tiền thuế trốn

Trong trường hợp số tiền thuế trốn của công ty từ 200.000.000 đồng trở lên thì sẽ cấu thành tội phạm hình sự theo khoản 5 điều 200 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi tại Luật sửa dổi Bộ luật hình sự năm 2017. Cụ thể:

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.

2.3.2. Đối với công ty nhận quyền

Công ty nhận quyền khoản thanh toán phí nhượng quyền thông qua tài khoản cá nhân có thể là khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đặc biệt các khoản chi trên 20.000.000 đồng nhưng không thực hiện chuyển vào tài khoản công ty.

Ngoài ra, trong trường hợp các bên phát sinh tranh chấp thì việc chứng minh nghĩa vụ thanh toán của công ty nhận quyền sẽ rất khó. Do đó, các bên cần phải lập văn bản xác nhận công nợ, xác nhận công ty nhận quyền đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận của các bên. Vậy hướng xử lý như thế nào để hạn chế rủi ro và bình đẳng cho hai bên?

Đối với các khoản phí dưới 20.000.000 đồng thì các bên có thể áp dụng giải pháp giải toán bằng cách thu bằng tiền mặt. Trường hợp các khoản phí trên 20.000.000 đồng thì bên nhận quyền phải có nghĩa vụ thanh toán số tiền này từ tài khoản công ty nhận quyền vào tài khoản công ty nhượng quyền để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro về thuế. Do đó, các bên cần cân nhắc và liên hệ với đơn vị tư vấn pháp luật có ít uy tín để tư vấn và bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích trong từng trường hợp cá biệt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group