1,khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là gì?

Về bản chất, quan hệ dân sự được thiết lập trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí giữa các bên. Do đó, các bên tham gia quan hệ dân sự phải là các chủ thể có khả năng nhận thức, tự do ý chí, bình đẳng về khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ. Tuy nhiên, có những chủ thể vì những lý do nào đó mà không có khả năng nhận thức đầy đủ, không có tự do ý chí cũng như khả năng tự mình thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ dân sự như những đối tượng khác, do đó, khi tham gia giao dịch dân sự, họ không thể tự mình mà phải thông qua người khác để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như không thể tự mình bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự.

Nói dễ hiểu thì năng lực hành vi dân sự nghĩa là khả năng bạn có thể tư mình ký kết và thực hiện các hợp đồng dân sự (ví dụ như ký và thực hiện hợp đồng mua bán, cầm cố, cho vay, V.V., chẳng hạn). Như vậy, nếu nói ai đó “có đầy đủ năng lực hành vi dân sự” thì điều đó nghĩa là người đó có thể nhận thức được mọi hành vi mà họ làm, không bị pháp luật hay cơ quan Nhà nước cấm làm bất kỳ điểu gì, và vì vậy họ hoàn toàn có thể tự mình ký kết và thực hiện mọi hợp đồng mà pháp luật cho phép.

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nghĩa là cá nhân đó vân còn có thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nhưng khả nàng này bị hạn chế.

2, Những người nào được xác định có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?

Căn cứ Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 quy định về những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

“1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”

Trong thực tế cuộc sống, bạn có thể rất dễ dàng bắt gặp những người này, họ có thể là những người bị bệnh “down” hoặc bị các bệnh khác làm chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, cũng có nhiều người vì bị các cú sốc về tâm lý khiến cho họ bị tâm thần nhưng chưa tới mức mất hoàn toàn nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì họ cũng có thể được xem là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009 thì người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Hầu hết người cao tuổi do hệ thần kinh trung ương bị lão hóa dần dần nên làm cho trí nhớ kém, hay quên, cá biệt mắc một số bệnh như Parkinson hoặc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, không phải tất cả người cao tuổi đều gặp tình trạng có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Ngược lại, có những người rất cao tuổi nhưng họ lại rất sáng suốt, minh mẫn. Nên việc kết luận một cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải dựa trên kết luận của tổ chức y tế có thẩm quyền.

3, Mục đích của việc xác định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Thứ nhất: Đây là để Tòa án chỉ định ra người sẽ chịu trách nhiệm quản lý tài sản và ký kết, thực hiện các hợp đổng thay cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người này sẽ được gọi là người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ hai: Đảm bảo tối đa quyền lợi cuả những người vốn khi sinh ra hoặc vì một lý do nào đó họ không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình giống những người xung quay cùng độ tuổi và môi trường sống, khả năng tự bảo vệ của họ trước các tác động bên ngoài hạn chế hơn những người khác, bảo vệ tốt hơn các chủ thể yếu thế trong quan hệ dân sự.

Như vậy, tùy thuộc vào mức độ nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân bị bệnh hoặc bị hạn chế về thể chất mà bạn sẽ đánh giá để yêu cẩu Tòa án là tuyên người đó là mất năng lực hành vi dần sự hay chỉ là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong trường hợp đã xác định được cá nhân đó chỉ gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chứ chưa hoàn toàn mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, gia đình có thể thực hiện theo thủ tục như bên dưới để yêu cầu Tòa án tuyên người này là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

4, Thủ tục tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ tương tự như thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Bước 1: Nộp hồ sơ pháp lý

Đối với phấn hổ sơ nộp cho Tòa án, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự;

– Bạn có thể đánh máy hoặc viết bằng tay đơn yêu cầu theo – Bản sao chứng thực các giấy tờ tùy thân của người nộp đơn và người được yêu cầu tuyên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; và

– Các chứng cứ để chứng minh cho Tòa án thấy rằng yêu cầu của bạn là chính đáng và phù hợp pháp luật.

Bước 2: Tòa án thụ lý và đưa ra thông báo

Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu của bạn, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo đó, tại quyết định này, Tòa án sẽ chỉ định một người làm người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đồng thời xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ mà người giám hộ sẽ có đối với cá nhân này.

4. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự về yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

* * *

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(y/v: Yêu câu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi)

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN (1)

Họ tên người yêu cầu:

Sinh năm: ………………………………………………………………….

Địa chỉ(3): …………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………… Fax: ………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………………………………………………..

Sinh năm: ……………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………….. Fax: …………………………….

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): …………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trinh bày với Tòa án nhân dân(4): …………………………

việc như sau: ……………………………………………………………………

1. Những vấn đẽ yêu cầu Tòa án giải quyết:

2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ……………………………………………………………………………………

3. Căn cứ của việc yêu câu Tòa án giải quyết những vấn để nêu trên: …………………………………………………………………………………….

4. Tên và địa chỉ cùa những người có liên quan đến những vấn để yêu cầu Tòa án giải quyết(5): …………………………………………………………………..

5. Thông tin khác(6): …………………………………………………………..

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gổm có(7): …………………………..

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

……., ngày ….. Tháng ….. năm …..

Người yêu cầu(9)

5. Hướng dẫn hoàn thiện tờ khai

Tại mục (1) và (4): Bạn ghi Tòa án nhân dân huyện nêu tại Bước 2 nêu trên Chú ý phải ghi rõ là huyện nào và thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B).

Tại mục (2): Bạn ghi đẩy đủ họ và tên của người yêu cầu.

Tại mục (3): Bạn ghi địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của người yêu cầu (ví dụ: cư trú tại thôn B, xã c, huyện M, tỉnh H).

Tại mục (5): Bạn ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tại mục (6): Bạn ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cẩn thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

Tại mục (7): Bạn ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu gồm có những gì, là bản sao hay bản chính, đánh sô’ thứ tự (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của…; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của….).

Tại mục (8): Bạn ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm).

Tại mục (9): Người yêu cầu ký tên hoặc điểm chỉ và ghi đầy đủ họ tên.

5, Người giám hộ có trách nhiệm gì đối vớingười có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?

Căn cứ Điều 57 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:

“1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;

d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.”

Ngoài ra, Điều 58 Bộ Luật Dân sự cũng quy định về quyền của người giám hộ người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi bao gồm:

Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định sau đây:

– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

– Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Như vậy, để công nhận người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, cần phải có đơn yêu cầu Tòa án thụ lý sau đó Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.