1, Hạn chế năng lực hành vi dân sự đươc pháp luật quy định ra sao?

Nói dễ hiểu thì năng lực hành vi dân sự nghĩa là khả năng bạn có thể tư mình ký kết và thực hiện các hợp đồng dân sự (ví dụ như ký và thực hiện hợp đồng mua bán, cầm cố, cho vay, V.V., chẳng hạn). Như vậy, nếu nói ai đó “có đầy đủ năng lực hành vi dân sự” thì điều đó nghĩa là người đó có thể nhận thức được mọi hành vi mà họ làm, không bị pháp luật hay cơ quan Nhà nước cấm làm bất kỳ điểu gì, và vì vậy họ hoàn toàn có thể tự mình ký kết và thực hiện mọi hợp đồng mà pháp luật cho phép.

Năng lực hành vi dân sự là một điều kiện rất quan trọng trong quan hệ dân sự và được quy định trong hầu hết các điều kiện để tham gia giao dịch dân sự. Như vậy, vậy nếu như người bị thiếu đi hay còn gọi là hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ pháp luật quy định như thế nào? Đối với những trường hợp này thì có cần người giám hộ cho họ hay không?

Căn cứ theo quy định Điều 24 BLDS 2015, Điều 24 về Hạn chế năng lực hành vi dân sự

“1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Như vậy, khác với người mất năng lực hành vi đân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không phải là người bị mắc bệnh lí hay vấn đề gì về tâm thầm dẫn đến không làm chủ được hành vi. Mà người đó vì bản thân sử dụng các chất gây rối loạn tâm thần và có thể gây ra những hành vi gây hảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức khác.

Theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính Phủ ghi nhận danh mục các chất ma tuý và tiền chất ma tuý, chất hướng thần, về cơ bản, đây là “chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đổi với người sử dụng; chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nểu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Điểm khác biệt cơ bản giữa chất gây nghiện và chất hướng thần là “chất gây nghiện chỉ cần một lần sử dụng cũng dễ gây nghiện; chất hướng thần thì có thể dẫn đến tình trạng nghiện nếu sử dụng nhiều lần”.

Chất ma tuý thường được chia thành ba nhóm là chất gây kích thích thần kinh dễ gây nghiện, chất gây ức chế thần kinh dễ gây nghiện và chất kích thích, ức chế thần kinh sử dụng nhiều lần mới gây nghiện. Cá nhân nghiện ma tuý hoặc các chất kích thích khác phải được xác định dựa trên kết quả giám định được ghi nhận theo quy định pháp luật hiện hành (Quy định hiện hành được ghi nhận tại Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 9/9/2010 quy định vê tô chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng và Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT- BCA của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ công an quy định chi tiêt và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP).

2, Hệ quả của việc một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định, tư cách chủ thể của những người này như những người có năng lực hành vi dân sự một phần.

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Bộ Luật dân sự 2015 hạn chế năng lực hành vi dân sự “Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.”

Trong trường hợp một người đã bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn thực hiện các giao dịch mua bán, vay nợ mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ, các giao dịch này sẽ bị xem là không có hiệu lực và vì vậy những người thân của họ có thể bảo toàn được tài sản cho gia đình và cho cá nhân người này.

Việc quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ làm giảm những tổn thất về tài sản của gia đình những người đó. Bên cạnh đó, lợi ích của các cá nhân tổ chức trong các quan hệ dân sự với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ được đảm bảo.

3, Thủ tục tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy trình thủ tục tương tự như Thủ tục tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Bước 1: Nộp hồ sơ pháp lý về yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Đối với phần hổ sơ nộp cho Tòa án, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự;

– Bản sao chứng thực các giấy tờ tùy thần của người nộp đơn và người được yêu cầu tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Các chứng cứ để chứng minh cho Tòa án thấy rằng yêu cầu của bạn là chính đáng và phù hợp pháp luật.

Bước 2: Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án có thể trưng cẩu giám định sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về kết quả giải quyết việc dân sự, trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dần sự, Tòa án phải xác định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

4. Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự về việc tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự)

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN …………………………………………

Họ tên người yêu cầu: ……………………………………………………..

Sinh năm: ………………………………………………………………….

Địa chỉ(3): ………………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………………. Fax: ……………………………….

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………………………………………………

Sinh năm(2): ………………………………………………………………

Địa chỉ(3): …………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………… Fax: ……………………………..

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………………………………………………

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(4) …………………….

việc như sau: ………………………………………………………………

1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: ………………………………………………………………………………

2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………………………………………………………………………………

3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ……………………………………………………………………………….

4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu

Tòa án giải quyết(5): …………………………………………………………..

5. Thông tin khác(6): ………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gổm có(7):

………………………………………………………..

………………………………………………………..

………………………………………………………..

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

Ngày …… tháng .….. năm …….(8)

Người yêu cầu(9)

5.Hướng dẫn khai thông tin tại đơn yêu cầu

Tại mục (1) và (4): Bạn ghi Tòa án nhân dân huyện nêu tại Mục 3 bên dưới. Chú ý phải ghi rõ là huyện nào và thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B).

Tại mục (2): Bạn ghi đầy đủ họ và tên của người yêu cầu.

Tại mục (3): Bạn ghi địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn yêu cẩu giải quyết việc dân sự của người yêu cầu (ví dụ: cư trú tại thôn B, xã c, huyện M, tỉnh H).

Tại mục (5): Bạn ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ nơi làm việc của những người mà người yêu cẩu cho rằng có liên quan đến vấn để yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tại mục (6): Bạn ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cẩn thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

Tại mục (7): Bạn ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu gồm có những gì, là bản sao hay bản chính, đánh số thứ tự (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của…; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của….).

Tại mục (8): Bạn ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ……).

Tại mục (9): Người yêu cầu ký tên hoặc điểm chỉ và ghi đẩy đủ họ tên.

6, Đại diện theo pháp luật của ngườibị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ do Tòa án chỉ định. Trong trường hợp một người đã bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn thực hiện các giao dịch mua bán, vay nợ mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của họ, các giao dịch này sẽ bị xem là không có hiệu lực và vì vậy những người thân của họ có thể bảo toàn được tài sản cho gia đình và cho cá nhân người này.

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Căn cứ Điều 136 BLDS quy định Đại diện theo pháp luật của cá nhân gồm:

– Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.

– Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.