Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group. Luật sư hãy cho tôi biết về khái niệm và các dấu hiệu của chính sách áp dụng pháp luật là gì?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Mở đầu vấn đề

Trong sách báo pháp lý nước ta vấn đề thực hiện pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật nói riêng ngày càng được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.

Theo cách tiếp cận thực chứng, các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật, về áp dụng pháp luật. Đó là những vấn đề cụ thể như: bản chất, ý nghĩa, khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật; khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn cơ bản của quá trình áp dụng pháp luật, áp dụng pháp luật tương tự và những vấn đề khác. Cách tiếp cận xã hội học đến áp dụng pháp luật đã được triển khai nghiên cứu và theo cách tiếp cận đó những vấn đề sau đây đã được nghiên cứu: khái niệm, bản chất, các đặc điểm của xã hội học áp dụng pháp luật, các chủ thể của hoạt động áp dụng pháp luật, các điều kiện của hoạt động áp dụng pháp luật, các tiêu chuẩn xã hội của việc đánh giá hoạt động thực tiễn của những người áp dụng pháp luật. Những hiểu biết đó làm cơ sở lý luận cho hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế nói riêng ngày càng được trật tự hóa, có hiệu quả hơn. Nhưng chính sự phát triển của khoa học pháp lý trong giai đoạn hiện nay, chính thực tiễn đưa pháp luật vào đời sống trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội pháp quyền ở nước ta đã và đang đòi hỏi, ngoài những cách tiếp cận nói trên, phải có những cách tiếp cận mới để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực hiện pháp luật, đặc biệt trong áp dụng pháp luật. Đó là cách tiếp cận chính sách đối với thực hiện pháp luật, đặc biệt đối vói áp dụng pháp luật.

2. Bàn luận về chính sách áp dụng pháp luật

Ở Việt Nam, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống pháp luật của cơ chế quan liêu bao cấp bắt đầu được hủy bỏ từng phần và từng bước thay vào đó hệ thống pháp luật của giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để xây dựng được hệ thống pháp luật đổi mới, hoạt động xây dựng pháp luật đóng vai trò quan trọng và ngày càng được quan tâm nhiều hơn cả trên phương diện nghiên cứu lý luận lẫn trên phương diện thực tiễn. Hoạt động xây dựng pháp luật thiết lập nên các nền móng cho mọi hệ thống pháp luật và tạo ra cơ sở cho sự phát triển pháp luật của xã hội. Do đó, với những nỗ lực cơ bản ban đầu trong thời gian qua nhà nước ta từng bước đã xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới, và đương nhiên, hệ thống pháp luật đó vẫn còn không ít các yếu tố của hệ thống pháp luật cũ. Từ đây cho thấy sự quan tâm và nỗ lực to lớn của Nhà nước và xã hội đến hoạt động xây dựng pháp luật, và ở một chừng mực nhất định, đến chính sách xây dựng pháp luật.

Đến nay, có nhiều thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực xây dựng pháp luật: Hiến pháp năm 2013 đã được thông qua, nhiều bộ luật, đạo luật rất quan trọng, một khối lượng lớn các văn bản dưới luật đã được ban hành. Nói cách khác, bộ xương sống của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cho dù vẫn còn có không ít mâu thuẫn và nói chung hiệu quả chưa thật cao, đã được hình thành.

Pháp luật được ban hành nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh thì điều đó có nghĩa rằng, pháp luật chưa đi vào cuộc sống, chưa đi vào các hành vi của chủ thể trong xã hội, mục đích của việc ban hành pháp luật chưa đạt được. Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật, trong đó có áp dụng pháp luật là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của quản trị nhà nước, của nhà nước pháp quyền. Bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể. Bởi vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ vói nhau, bổ sung cho nhau để phát huy hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.

Do vậy, cần phải quan tâm nhiều hơn đến phương diện khác của điều chỉnh pháp luật đó là thực hiện pháp luật, mà trước hết là hoạt động áp dụng pháp luật. Như vậy, để phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay không chỉ quan tâm đến xây dựng pháp luật mà còn và cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến thực hiện pháp luật, đến hoàn thiện thực hiện pháp luật, đặc biệt áp dụng pháp luật. Muốn vậy, cần phải giải quyết nhiều vâh đề lý luận và thực tiễn cấp bách của áp dụng pháp luật.

Đến nay, cơ chế áp dụng pháp luật ở nước ta chưa được hình thành ở mức độ cần thiết để bảo đảm cho việc thực hiện có hiệu quả cao các văn bản quy phạm pháp luật. Các yếu tố của cơ chế áp dụng pháp luật được hình thành và phát triển chưa đồng bộ và chưa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trohg nhiều trường hợp còn đối lập, mâu thuẫn vói nhau. Sự thiếu vắng tính tổng thể, tính hệ thống của cơ chế áp dụng pháp luật làm giảm một cách đáng kể sự tác động hiện thực của pháp luật đến các quá trình xã hội và các quá trình tự nhiên. Có thể nói, trong cơ chế điều chỉnh pháp luật ở nước ta áp dụng pháp luật là khâu yếu nhất. Ví dụ, minh chứng cho điều đó là thảm họa cháy nổ, thảm họa an toàn giao thông, thảm họa an toàn lao động trong thời gian qua cho thấy, các cơ quan, tổ chức, các hoạt động, nguồn lực con người và các nguồn lực khác chưa được dự liệu, chưa có tầm nhìn trước và được chuẩn bị để làm giảm các hậu quả tiêu cực do các thảm họa đó gây ra cho cá nhân, xã hội và Nhà nước.

Hiện nay, theo lôgic tương ứng, nhu cầu xây dựng chính sách áp dụng pháp luật trở nên rất cấp thiết. Chính sách áp dụng pháp luật, cho dù là độc lập, nhưng phần lớn phụ thuộc vào các định hướng chung, xuất phát từ chính sách xây dựng pháp luật, và nói chung được thể hiện vói tư cách là “sự tiếp diễn” đặc thù của chính sách xây dựng pháp luật. Chính sách pháp luật với sự đa dạng về các đặc điểm và các định nghĩa về hiện tượng đó được hiểu và tiếp nhận trong xã hội trước hết với tư cách là chính sách xây dựng pháp luật.

Cần hiểu rằng, lĩnh vực triển khai chính sách áp dụng pháp luật rộng lớn hơn so với lĩnh vực triển khai chính sách xây dựng pháp luật, với lối ra không gian chính trị rộng lớn, với mối liên hệ chặt chẽ của nó, với đường lối chỉnh trị của Đảng, chính sách của Nhà nước. Hoạt động xây dựng pháp luật và các kết quả của nó (các văn bản quy phạm pháp luật), theo bản chất của mình, theo tinh thần gần hơn với chính sách (và với chính sách pháp luật nói riêng) so với hoạt động áp dụng pháp luật. Ở một chừng mực nhất định, luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin đã khẳng định điều đó: “Một đạo luật là một biện pháp chính trị, là chính trị”.

3. Lịch sử hình thành chính sách áp dụng pháp luật

Phần lớn chính sách áp dụng pháp luật đã có nền móng từ trong chính sách xây dựng pháp luật, trong các phạm vi xác định chiến lược phát triển các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt các văn bản luật. Chính sách xây dựng pháp luật thể hiện với tư cách là cơ sở quy phạm của hoạt động áp dụng pháp luật. Chính ở đây hình thành nên các định hướng đối vói toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật, cả đối với việc ban hành, lẫn đối vói việc thực hiện các quy phạm pháp luật.

Đồng thời, chính sách áp dụng pháp luật cũng có tính độc lập của mình. Chính sách áp dụng pháp luật là sự bổ sung có trọng lượng để khẳng định sự tồn tại của chính sách xây dựng pháp luật. Chính sách áp dụng pháp luật khi thúc đẩy cuộc sống, trong đó có thúc đẩy các tư tưởng, các dự định xây dựng pháp luật mang tính chiến lược, có nhiệm vụ đưa các phưong tiện và các yếu tố tản mạn của áp dụng pháp luật vào một hệ thống nhất định, bằng cách đó tổ chức nên quá trình áp dụng pháp luật, định hướng cho quá trình đó đạt được các mục tiêu nhất định.

Chính sách áp dụng pháp luật là một định hướng độc lập của chính sách pháp luật. Chính sách pháp luật là một bộ phận của chính sách nói chung, vói tư cách là một hiện tượng xã hội tổng thể, có khách thể của mình là đời sống pháp luật và thể hiện các định hướng cơ bản của chiến lược và sách lược xây dựng việc tổ chức thực hiện pháp luật. Điều đó cho phép tách ra trong nội dung của chính sách pháp luật, cùng với chính sách xây dựng pháp luật, chính sách áp dụng pháp luật với tư cách là một hiện tượng chính sách pháp luật độc lập, tách biệt, chứa đựng các xu hướng cơ bản của lý luận và thực tiễn về hoạt động áp dụng pháp luật.

Mặc dù chính sách áp dụng pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối vói điều chỉnh pháp luật nhung hiện nay chính sách này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, là “khâu yếu nhất” trong quan niệm tổng thể về chính sách pháp luật. Cần phải hiểu một cách sâu sắc rằng, ban hành pháp luật, trong đó có đạo luật, cho dù đó là giai đoạn rất quan trọng, nhưng cũng chỉ là giai đoạn bắt đầu của điều chỉnh pháp luật. Việc thực hiện một cách đúng đắn, thích hợp ý chí của nhà làm luật là vâh đề rất quan trọng và phức tạp. Do vậy, cần phải tập trung quan tâm nhiều hơn để nghiên cứu chính sách áp dụng pháp luật ở nước ta.

4. Khái niệm chính sách áp dụng pháp luật

Chính sách áp dụng pháp luật là hoạt động có cơ sở khoa học, nhất quán và hệ thống của các cơ quan nhà nước và của các thỉêì chế phi nhà nước để xác định chiên lược và sách lược vê cơ chê’áp dụng pháp luật, tạo ra các đỉêu kiện cần thiết cho hoạt động áp dụng pháp luật có hiệu quả.

Chính sách áp dụng pháp luật được thể hiện trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan quyền lực nhà nước và của các tổ chức xã hội được ủy quyền để thực hiện các mệnh lệnh (quy định) quy phạm pháp luật, trong việc soạn thảo và thông qua các văn bản áp dụng pháp luật, trong các tài liệu mang tính chất cá biệt, cá nhân hóa.

5. Các dấu hiệu của chính sách áp dụng pháp luật

Tính độc lập của chính sách áp dụng pháp luật được thể hiện qua các dấu hiệu phân biệt nó với các hình thức khác của chính sách pháp luật. Các dấu hiệu đó là:

– Chính sách áp dụng pháp luật là hình thức đặc biệt của thực hiện chính sách pháp luật, được thể hiện phần lớn ở việc thông qua, thay đổi và bãi bỏ các văn bản áp dụng pháp luật;

– Chiến lược và sách lược của hoạt động áp dụng pháp luật được hình thành trong phạm vi của chính sách áp dụng pháp luật và được phản ánh một cách cơ bản ở việc xây dựng cơ chế áp dụng pháp luật;

– Các chủ thể của chính sách áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, các Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp, các Tòa án, các Viện kiểm sát…), cũng như các thiết chế xã hội, kinh tế (các cơ quan thuộc các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp, những người lãnh đạo của các tổ chức kinh tế…);

– Mục tiêu của chính sách áp dụng pháp luật là tối ưu hóa quá trình áp dụng pháp luật, hỗ trợ cho hoạt động áp dụng pháp luật;

– Các phương tiện của chính sách áp dụng pháp luật là các văn bản pháp luật tương ứng, sự theo dõi, giám sát hoạt động áp dụng pháp luật và nói chung của thực hiện các quy phạm pháp luật, việc thẩm định các văn bản pháp luật, kỹ thuật áp dụng pháp luật, các quan điểm pháp luật, tổng kết thực tiễn pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật…

– Chính sách áp dụng pháp luật được thực hiện ở mức độ quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương.

Đặc điểm của chính sách áp dụng pháp luật thể hiện ở chỗ, trong điều kiện hiện nay cấu thành chủ thể của áp dụng pháp luật đã được mở rộng một cách đáng kể. Hiện nay các cơ cấu phi nhà nước cũng tiến hành áp dụng pháp luật một cách tích cực: các tổ chức tự quản, những người lãnh đạo của các tổ chức tư nhân, các ngân hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội… Đó là biểu hiện mang tính xu hướng của áp dụng pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).