Kiểm nghiệm cà phê gồm những chỉ tiêu nào?

Cà phê là thức uống ưa thích và ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay. Trên thị trường có nhiều dòng cà phê như: Arabica, Robusta, Liberia. Bên cạnh đó để phù hợp với nhiều đối tượng do đó không chỉ có cà phê rang xay thuần túy. Mà còn nhiều dòng sản phầm: cà phê hòa tan, cà phê túi lọc,…
Tuy nhiên để có thể công bố sản phẩm cà phê trên thị trường việc kiểm nghiệm theo Nghị định 15/2018 là cần thiết. Vậy việc kiểm nghiệm cà phê gồm những chỉ tiêu gì? Thực hiện thế nào? Hãy cùng LVN Group nghiên cứu những vấn đề trên.

Kiểm nghiệm cà phê gồm những chỉ tiêu nào?

1. Kiểm nghiệm cà phê là gì?

Kiểm nghiệm nói chung hay kiểm nghiệm cà phê nói riêng là việc phân tích chất lượng các thành phần trong sản phẩm. Điều này cần thiết bởi đó là bước đầu tiêu và bắt buộc thực hiện khi đưa sản phẩm ra thị trường. Việc kiểm nghiệm cà phê sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm căn cứ theo quy chuẩn mà nhà nước ban hành.

Dựa vào những quy chuẩn đó doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện công bố sản phẩm trên thị trường. Đảm bảo quyền lợi ích, tự tin trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cũng như tạo niềm tin đối với khách hàng.

2. Căn cứ pháp lý cho việc kiểm nghiệm cà phê

Việc kiểm nghiệm tiêu chuẩn, chất lượng cà phê cần tuân theo Thông tư 19/2012/TT-BYT Các chỉ tiêu kiểm nghiệm cà phê cần đáp ứng:

  • Quyết định 46/2007/QD-BYT quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
  • QCVN 8-2:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
  • QCVN 8-1:2011/BYT quy chuẩn quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • TCVN 5251:1990 – Tiêu chuẩn kỹ thuật cà phê bột.

3. Kiểm nghiệm cà phê gồm những chỉ tiêu nào?

3.1 Chỉ tiêu cảm quan

Cần chú ý đến các vấn đề như:

  • Trạng thái
  • Màu sắc
  • Mùi vị
  • Hàm lượng tạp chất

3.2 Chỉ tiêu hóa lý

Include all chỉ tiêu hóa lý vì vậy of some chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng sản phẩm của cà phê.

  • Độ ẩm
  • Hàm lượng Caffein
  • Hàm lượng các chất hòa tan trong nước
  • Hàm lượng tro tổng
  • Hàm lượng tro không tan trong HCl.

3.3 Chỉ tiêu độc tố nấm mốc

  • Aflatoxin Tổng số
  • Aflatoxin B1
  • Ochratoxin A

3.4 Chỉ tiêu vi sinh

  • Tổng số vi sinh vật hiếu khí
  • Coliforms
  • E.coli
  • Clostridium perfringens
  • Blvnillus cereus
  • Tổng số bào tử nấm men-mốc

3.5 Chỉ tiêu kim loại và các nguyên tố vi lượng

Chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu kim loại nặng như:

  • Chì (Pb)
  • Asren (As)
  • Cadimi (Cd)
  • Thủy ngân (Hg).

4. Hồ sơ đăng ký chất lượng sản phẩm cà phê

Căn cứ Nghị Định 15/2018/NĐ-CP, hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm cà phê bao gồm các thành phần sau đây:

  1. Bản đăng ký chất lượng công bố sản phẩm cà phê
  2. Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc giấy đăng ký hộ kinh doanh
  3. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất cà phê
  4. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cà phê
  5. Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm
  6. Mẫu nhãn sản phẩm cà phê
  7. Riêng đối với cà phê nhập khẩu, quý doanh nghiệp cần bổ sung thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS

Khi chuẩn bị hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm cà phê, doanh nghiệp cần lưu ý 03 điều sau đây:

  • Các tài liệu trong hồ sơ công bố phải thể hiện bằng tiếng việt, trường hợp sản phẩm nhập khẩu có nhãn nước ngoài thì phải được dịch thuật sang tiếng việt và công chứng.
  • Sử dụng đúng mẫu đơn đăng ký chất lượng công bố sản phẩm cà phê theo hướng dẫn.
  • Doanh nghiệp muốn thực hiện tự công bố chất lượng sản phẩm cà phê sản xuất trong nước thì cơ sở sản xuất cà phê bắt buộc phải có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc giấy chưng nhận tương đương ( ISO/ HLVN GroupP,…)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com