Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược có bản chất là dạng ký sinh của nấm trên cơ thể ấu trùng bướm. Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn. Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại đông trùng hạ thảo kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái vì vậy để đảm bảo là đông trùng hạ thảo thật, được thu hái tự nhiên hay nuôi trồng dạng nguyên con thì sản phẩm cần phải có Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của đơn vị kiểm nghiệm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Kiểm nghiệm Đông Trùng Hạ Thảo ở đâu và làm những chỉ tiêu nào?
Kiểm nghiệm Đông Trùng Hạ Thảo ở đâu và làm những chỉ tiêu nào?
1. Kiểm nghiệm là gì?
Kiểm nghiệm là một cách thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Để công bố chất lượng sản phẩm: kết quả kiểm nghiệm phải do đơn vị đạt tiêu chuẩn VILAS 694 (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam) và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tổ chức công nhận phòng thử nghiệm Quốc tế) thực hiện.
Kiểm nghiệm để làm gì?
Dịch vụ kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm nhằm hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm và hỗ trợ quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm trong quy trình giám định hàng hóa xuất và nhập khẩu.
Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp cùng với việc trang bị các thiết bị phân tích hiện đại, Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC cam kết gửi tới đến khách hàng dịch vụ phân tích kiểm nghiệm tốt nhất hiện nay.
Phân tích các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp:
- Thành phần hóa học.
- Hàm lượng các chất chính.
- Hàm lượng các chất phụ gia: chất bảo quản, chất ổn định, chất tạo hương, chất tạo màu.
- Dược phẩm, dược liệu, thuốc thú y, chất kháng sinh, kháng khuẩn.
- Các chất hữu cơ khác.
2. Tại sao phải kiểm nghiệm đông trùng hạ thảo
- Thứ nhất, kiểm nghiệm giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện kế hoạch giám sát định kỳ hay nói cách khác là kiểm nghiệm định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng) được quy định tại Thông tư 19/2012/TT-BYT.
- Thứ hai, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng đắn và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót về sử dụng nguyên liệu, quy trình, thao tác, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời.
- Thứ ba, việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
3. Chỉ tiêu kiểm nghiệm đông trùng hạ thảo phải phải tuân theo:
- Quyết Định số 46/2007/QĐ – BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm)
- QCVN 8-2:2011/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm)
- QCVN 8-3:2012/BYT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
Chỉ tiêu cảm quan:
Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu (Chỉ tiêu hóa lý):
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng mà sản phẩm mang lại. Bao gồm các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm.
Chỉ tiêu an toàn:
Đây là các chỉ tiêu cần được kiểm soát chặt chẽ do ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm như: Làm thay đổi hoặc làm mất giá trị cảm quan tốt cho sản phẩm, làm giảm hạn sử dụng. Mặt khác, nhiều trường hợp có thể gây tiêu chảy khi sử dụng hoặc có thể gây ngộ độc cấp tính hay ngộ độc tích lũy trong cơ thể gây ung thư và một số bệnh nguy hiểm khác.
Bao gồm các chỉ tiêu sau đây:
- Chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliforms, Escherichia Coli…
- Chỉ tiêu kim loại nặng: Hàm lượng Ch (Pb), Hàm lượng Cadimi (Cd)…
- Hàm lượng hóa chất không mong muốn: Aflatoxin B1, Aflatoxin B1B2G1G2…
Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và mục đích kiểm nghiệm (Công bố chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng định kỳ…) doanh nghiệp có thể bổ sung hay giảm bớt một số chỉ tiêu nhằm tiết kiệm thời gianvà tối ưu chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng theo qui định của Bộ Y Tế.
4. Kiểm nghiệm Đông Trùng Hạ Thảo ở đâu và làm những chỉ tiêu nào?
Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Kiểm nghiệm Đông Trùng Hạ Thảo ở đâu và làm những chỉ tiêu nào? Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.