Nước là một trong những nguồn để con người chúng ta sinh hoạt hằng ngày, sử dụng để chế biến sản phẩm, uống, …. Theo đó, nguồn nước phải đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn “nước sạch” thì mới đảm bảo được chất lượng và đảm bảo cho sức khỏe con người. Việc xác định chất lượng sản phẩm được thể hiện qua quá trình kiểm nghiệm mẫu nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Kiểm nghiệm mẫu nước ở đâu là uy tín?
Kiểm nghiệm mẫu nước ở đâu là uy tín?
1. Kiểm nghiệm là gì?
Kiểm nghiệm là một cách thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Để công bố chất lượng sản phẩm: kết quả kiểm nghiệm phải do đơn vị đạt tiêu chuẩn VILAS 694 (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam) và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tổ chức công nhận phòng thử nghiệm Quốc tế) thực hiện.
Kiểm nghiệm để làm gì?
Dịch vụ kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm nhằm hỗ trợ việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm và hỗ trợ quá trình kiểm tra chất lượng của sản phẩm trong quy trình giám định hàng hóa xuất và nhập khẩu.
Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp cùng với việc trang bị các thiết bị phân tích hiện đại, Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC cam kết gửi tới đến khách hàng dịch vụ phân tích kiểm nghiệm tốt nhất hiện nay.
Phân tích các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm công nghiệp:
- Thành phần hóa học.
- Hàm lượng các chất chính.
- Hàm lượng các chất phụ gia: chất bảo quản, chất ổn định, chất tạo hương, chất tạo màu.
- Dược phẩm, dược liệu, thuốc thú y, chất kháng sinh, kháng khuẩn.
- Các chất hữu cơ khác.
2. Kiểm nghiệm mẫu nước là gì? Mục đích kiểm nghiệm?
Cũng như kiểm nghiệm thực phẩm nói chung, kiểm nghiệm mẫu nước là quy thực hiện hoạt động thử nghiệm từ đó đưa ra những đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với từng loại nước (nước sinh hoạt, nước máy, nước dùng để chế biến thức ăn, nước đóng chai, …)
Mục đích của việc kiểm nghiệm mẫu nước là để đánh giá mẫu nước đó được sử dụng cho một hoạt động cụ thể có đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn như quy định được không. Từ đó, đưa ra kết luận loại nước đảm bảo chất lượng, đồng thời kiểm nghiệm mẫu nước cũng là một trong những hoạt động nhằm cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép An toàn thực phẩm) cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
3. Kiểm nghiệm mẫu nước ở đâu là uy tín?
Dưới đây là các địa chỉ có phòng xét nghiệm nước đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn:
- Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam
- Đ/c: Số 18 hoặc 8A Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Hà Nội
- Đ/c: 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
- Trung Tâm Dịch Vụ Khoa Học Kỹ Thuật và Y Tế Dự Phòng
- Đ/c: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Viện Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi Trường
- Đ/c: 57 Lê Quý Đôn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
4. Quy chuẩn kĩ thuật mẫu nước dùng cho chế biến thực phẩm
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT xác định quy chuẩn kĩ thuật hiện nay dành cho nước ăn uống là: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT.
Theo đó, quy định về kĩ thuật của nước được xác định qua thông số như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Điều 4. Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép
Chú thích:
– Dấu (*) chỉ áp dụng cho đơn vị cấp nước khai thác nước ngầm.
– Dấu (**) chỉ áp dụng cho các đơn vị cấp nước sử dụng Clo làm phương pháp khử trùng.
– Dấu (**) chỉ áp dụng cho vùng ven biển và hải đảo.
– Dấu (***) là không có đơn vị tính.
– Hai chất Nitrit và Nitrat đều có khả năng tạo methemoglobin. Do vậy, trong trường hợp hai chất này đồng thời có mặt trong nước sinh hoạt thì tổng tỷ lệ nồng độ (C) của mỗi chất so với giới hạn tối đa (GHTĐ) của chúng không được lớn hơn 1 và được tính theo công thức sau
Cnitrat/GHTĐnitrat + Cnitrit/GHTĐnitrit ≤ 1
5. Quy trình kiểm nghiệm mẫu nước
Quy trình kiếm nghiệm mẫu nước chung nhất:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ chứa mẫu nước sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh.
Bước 2: Lấy mẫu để xét nghiệm theo quy trình hóa lý, vi sinh, nitrit:
Sử dụng thiết bị để tiệt trùng dụng cụ lấy mẫu nước trước khi lấy mẫu.
Khử trùng bên trong và ngoài, tất cả các vật dụng liên quan.
Bảo quản ở nhiệt độ phù hợp khi đưa đến phòng xét nghiệm.
Bước 3: Bảo quản mẫu:
Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh tình trạng làm sai lệch kết quả.
Bước 4: Xử lý, nhận kết quả
Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi vềKiểm nghiệm mẫu nước ở đâu là uy tín? Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.