Hiện nay, việc vay tiền giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với công ty, … diễn ra rất phổ biến. Hình thức vay tiền đơn giản nên để đảm bảo an toàn cho việc vay tiền đảm bảo giá trị pháp lý thì cần thực hiện thông qua hợp đồng vay tiền. Dưới đây là Mẫu hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với công ty mới nhất.
1. Mẫu hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với công ty mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN
Số: …../…../HĐ
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm …., tại …Chúng tôi gồm có:
BÊN CHO VAY (BÊN A):
Tên công ty: …..
Địa chỉ: ….
Điện thoại: …Fax: …
Mã số thuế:…Tài khoản số:…Tại ngân hàng: ….
Do Ông (Bà): …Sinh năm: …
Chức vụ: …làm đại diện
BÊN VAY (BÊN B):
Ông/bà: ….
Căn cước công dân số: ….Ngày cấp: …. Nơi cấp: …..
Địa chỉ thường trú: ….
Địa chỉ hiện tại: …..
Điện thoại: ….
Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:
Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng (1)
Bên A đồng ý cho bên B vay số tiền:
– Bằng số: …
– Bằng chữ: …
Điều 2: Thời hạn và phương thức vay
2.1. Thời hạn vay là …tháng
– Kể từ ngày … tháng … năm …
– Đến ngày … tháng … năm …
2.2. Phương thức vay (có thể chọn các phương thức sau):
– Chuyển khoản qua tài khoản: …
Mở tại ngân hàng: …
– Cho vay bằng tiền mặt.
Chuyển giao thành …đợt
+ Đợt 1: …( Bằng chữ: …)
+ Đợt 2: … ( Bằng chữ: …)
Điều 3: Lãi suất (2)
3.1 Bên B đồng ý vay số tiền trên với lãi suất …% (viết bằng chữ) một tháng tính từ ngày nhận tiền vay.
3.2 Tiền lãi được trả hàng tháng đúng vào ngày thứ 30 tính từ ngày vay, lãi trả chậm bị phạt … % tháng (viết bằng chữ).
3.3 Trước khi hợp đồng này hết hạn ….ngày; nếu bên B muốn tiếp tục gia hạn phải được sự thỏa thuận và đồng ý của Bên A trước tại địa điểm …
3.4 Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực không thay đổi mức lãi suất cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng này.
3.5 Lãi suất nợ quá hạn: trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thỏa thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.
3.6 Thời hạn thanh toán nợ không quá …. ngày nếu không có sự thỏa thuận nào khác của hai bên.
Điều 4: Biện pháp bảo đảm hợp đồng vay
4.1. Bên B đồng ý thế chấp (hoặc cầm cố) tài sản thuộc sở hữu của mình là ….và giao toàn bộ bản chính giấy chứng nhận tài sản cho bên A giữ. Việc đưa tài sản ra bảo đảm đã được hai bên lập biên bản đính kèm sau khi có xác nhận của phòng Công Chứng ……
4.2. Khi hết thời hạn cho vay, bên B đã thanh toán đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi cho bên A, thì bên A làm thủ tục giải tỏa thế chấp (hoặc cầm cố, bảo lãnh) và trả lại bản chính giấy chứng nhận tài sản cho bên B.
4.3. Bên B đồng ý, nếu không trả đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng này sau … ngày thì bên A có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền phát mại tài sản đưa ra bảo đảm để thu hồi khoản nợ quá hạn từ bên B.
4.4. Bên B có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến việc vay nợ như: Tiền lưu kho tài sản bảo đảm, phí bảo hiểm, lệ phí tố tụng, …
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
5.1. Có quyền yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.
5.2. Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.
5.3. Giao cho Bên B tiền vay đầy đủ vào thời điểm và địa điểm hai bên đã thỏa thuận;
5.4. Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ;
5.5. Không được yêu cầu bên B trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1. Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.
6.2. Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.
6.3. Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong Hợp đồng vay;
6.4. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A ;
Điều 7: Chấm dứt hợp đồng trước hạn
7.1. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
a) Hai Bên đồng ý chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn;
b) Một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ của mình;
b) Khi một bên là cá nhân bị chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Khi một bên là pháp nhân hợp nhất, chia tách hoặc chuyển giao quyền sở hữu mà pháp nhân mới không có mong muốn hoặc khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng như đã thoả thuận.
7.2. Khi một trong các sự kiện tại Điều 7.1 quy định ở trên xảy ra, bên chấm dứt trước thời hạn thông báo trước thời hạn cho bên kia 15 ngày. Hai bên sẽ lập bản Thanh lý hợp đồng trước thời hạn và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Điều 8: Sửa đổi, bổ sung, thanh lý Hợp đồng
8.1. Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận của các bên. Bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung nào phải được lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng này, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản khác.
8.2. Hợp đồng này được thanh lý sau khi Bên B đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định tại Hợp đồng này.
Điều 9: Những cam kết chung
9.1 Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này, nếu những nội dung khác đã quy định trong pháp luật Nhà nước không ghi trong hợp đồng này, hai bên cần tôn trọng chấp hành.
9.2 Nếu có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng theo tinh thần bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền tại …… (3)
Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … tháng ….. năm …đến ngày … tháng … năm …
Hợp đồng này được lập thành … bản. Mỗi bên giữ …bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) |
BÊN B
(Ký tên, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1) Cần ghi rõ ràng số tiền và đơn vị tiền tệ bằng số và bằng chữ, nếu là ngoại tệ cần quy đổi ra tiền Việt Nam đồng;
(2) Mức lãi suất cho vay không được vượt quá mức lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015;
(3) Có thể lựa chọn tại trụ sở của bên cho vay hoặc Tòa án nơi bên vay cư trú.
2. Tìm hiểu hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với công ty:
Hợp đồng vay tiền cá nhân với công ty là một loại hợp đồng vay tài sản, dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khi đến hạn trả. Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân với công ty là chứng cứ quan trọng chứng minh việc vay mượn để pháp luật bảo vệ khi phát sinh tranh chấp.
Hợp đồng cho vay tiền lập thành văn bản được quy định cụ thể với các nội dung: Số tiền cho vay là bao nhiêu? Lãi suất cho vay? Thời hạn phải trả,.. Bên cho vay không được yêu cầu bên vay phải trả lại tiền trước thời hạn trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc:
+ Với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có thể trả lại tiền vay cho bên kia bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước và bên cho vay được đòi lại tiền nếu được bên vay đồng ý.
+ Với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi: Bên vay có quyền trả lại tiền vay trước kỳ hạn nhưng với tiền lãi thì phả trả cho cả kỳ hạn vay trừ trường hợp pháp luật hoặc các bên có thỏa thuận khác.
3. Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản của cá nhân với công ty:
Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản một cách tạm thời: bên vay chỉ có quyền định đoạt tài sản trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Kết thúc thời hạn này, bên vay phải trả lại tài sản cho bên cho vay.
Thứ hai, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù, tùy thuộc vào việc các bên có thỏa thuận về lãi suất không.
Thứ ba, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ tùy thuộc vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực: Nếu hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi ký thì bên cho vay có nghĩa vụ giao tiền, bên vay có nghĩa vụ trả tiền thì hợp đồng vay là hợp đồng song vụ. Nếu các bên thỏa thuận thời điểm hợp đồng có hiệu lực là sau khi bên cho vay đã giao tiền thì chỉ có bên vay có nghĩa vụ trả tiền cho bên cho vay thì hợp đồng vay là hợp đồng đơn vụ.
4. Lãi suất của hợp đồng vay giữa cá nhân với công ty:
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 thì các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Với mức lãi suất mà các bên thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn 20% này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên trong hợp đồng vay có thỏa thuận về lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất bao nhiêu và có tranh chấp về lãi suất thì được xác định lãi suất là 10% tại thời điểm trả nợ.
Tuy nhiên theo Khoản 2 Điều 13 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 thì với công ty là bên cho vay là các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật có thỏa thuận với khách hàng về lãi suất theo cung cầu vốn thị trường, được thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn.
Như vậy về mức lãi suất cho vay sẽ do các bên thỏa thuận và công ty tài chính sẽ được tự ấn định về mức lãi suất cho vay riêng, và mức lãi này phải có sự chấp nhận của Ngân hàng nhà nước, với lãi suất cao hơn 20% so với quy định của Bộ luật Dân sự là không vi phạm pháp luật và không bị xử phạt.
Các văn bản pháp lý có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.