Nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước: là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bài viết sau đây, hãy cùng nghiên cứu rõ hơn về Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước mà LVN Group sẽ chia sẻ dưới đây.
1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
Nguyên tắc trước hết được hiểu là “Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm“. Trong quản lý hành chính nhà nước, các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước: là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
2. Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước
Các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước mang các tính chất sau :
Tính chính trị sâu sắc vì nó được ghi trong các Nghị quyết của Đảng.
Tính pháp lý và bắt buộc thi hành vì nó được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật.
Tính khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tiễn cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan.
Tính chủ quan bởi vì chúng được xây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng.
Tính ổn định cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước.
Tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc…), và bộ máy nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ đòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính trị (chính sách).
Tính hệ thống. Mỗi nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng.
3. Hệ thống các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính
Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước có nội dung đa dạng, có tính thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế cần phải xác định được chúng gồm những nguyên tắc cơ bản nào, cần phải phân loại chúng một cách khoa học để xác định được vị trí, vai trò của từng nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước, từ đó xây dựng và áp dụng hệ thống các nguyên tắc một cách có hiệu quả vào thực tiễn quản lý hành chính nhà nước.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được biểu hiện cụ thể trong hoạt động tổ chức, nó bao gồm hai mặt: tổ chức chính trị và tổ chức kỹ thuật.
Dựa trên những cơ sở khoa học về quản lý nhà nước ta chia các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước thành hai nhóm là nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội và nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật.
Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì yếu tố tổ chức kỹ thuật và chính trị trong quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ nhau. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật là để thực hiện một cách đúng đắn các nguyên tắc chính trị – xã hội và việc thực các nguyên tắc chính trị – xã hội là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc tổ chức kỹ thuật.
Hệ thống các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước bao gồm hai nhóm sau :
– Nhóm những nguyên tắc chính trị-xã hội
- Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;
- Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;
- Nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- – Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật
- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ;
- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng.
- Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.
Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các đơn vị quản lý hành chính nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận lợi, thông thoáng, tự chủ và đạt hiệu quả cao.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong quản lý nhà nước mà LVN Group đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin câu hỏi, vui lòng liên hệ với chúng tôi; LVN Group với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật LVN Group – Đồng hành pháp lý cùng bạn.