1. Tranh chấp dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…

Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.

2. Tài sản là gì?

Khái niệm tài sản: Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 xác định như sau:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.

Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).

Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.

Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật. Nhưng nếu các vật này được đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật.

Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tư cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của các giao dịch dân sự.

Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lí cũng được mở rộng.

Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật nhưng bình thường không được coi là vật.

Vật là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật (hay tài sản) chắc chắn sẽ có. Điều 175 Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS 2015) đã xác định loại tài sản này là hoa lợi và lợi tức – đây chính là sự gia tăng của tài sản ữong những điều kiện nhất định. Tương tự, tiền và những loại giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt.

Như vậy, nếu xét dưới góc độ luật học thì khái niệm tài sản được nhìn nhận trong mối quan hệ với quyền sở hữu và được xem xét dưới các khía cạnh đa dạng như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, động sản và bất động sản.

Cần phân biệt tài sản với khái niệm hàng hoá trong khoa học chính tri – kinh tế học (là sản phẩm do con người tạo ra có giá trị và giá trị sử dụng). Giá trị của hàng hoá được xác định bằng lao động xã hội đã bỏ ra để sản xuất hàng hoá đó. Đất đai, tài nguyên thiên nhiên là vật (tài sản) nhưng không phải hàng hoá vì không gắn với lao động xã hội. Vì vậy, khái niệm tài sản có phạm vi ngoại diên rộng hơn khái niệm hàng hoá.

3. Khởi kiện vụ án dân sự

Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết.

Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

Khi khởi kiện, các bên phải xác định được đối tượng tranh chấp là gì? Điều này nhằm giúp việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết đồng thời tạo điều kiện để quá trình khởi kiện thuận lợi hơn.

4. Phân loại thẩm quyền của Tòa án

4.1. Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (TTDS). Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện.

4.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các VADS. Do vậy, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một VADS cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

4.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự

Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây.

5. Tranh chấp dân sự liên quan đến tài sản

5.1. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản:

Tài sản mà cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được quyển sở hữu, sử dụng rất đa dạng, có thể bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Tài sản đó có thể được biểu hiện ở dạng động sản hoặc bất động sản. Các loại tài sản đó đều có thể trở thành đối tượng của các tranh chấp dân sự và pháp luật phải bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu.

Các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản thuộc thẩm quyển Tòa án bao gồm các tranh chấp về quyển chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản hoặc tranh chấp về bồi thường thiệt hại đốì với tài sản.

Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Điều 163 và 164 Bộ luật dân sự năm 2015 còn quy định:

“2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.”

“1. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật…”.

Một trong những phương tiện bảo vệ quyền sở hữu rất hiệu quả là kiện ra Tòa án.

Do loại tài sản có thể trở thành đối tượng tranh chấp quyển sỏ hữu rất phong phú, có những loại tài sản có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống kinh tế, xã hội thì ngoài những quy định chung trong Bộ luật dân sự năm 2005 còn được Nhà nước ban hành văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa hơn nữa và đôi khi Cần cả những thốhg kê khoa học về tình trạng tranh chấp để dùng trong công tác nghiên cứu. Vì vậy, khi Tòa án thụ lý giải quyết loại tranh chấp quyền sồ hữu thì nếu là các tài sản thông thường chỉ cần ghi trích yếu trong bản án là “tranh chấp quyền sở hữu”, đối vối tài sản có ý nghĩa đặc biệt như nhà đất thì có thể ghi cụ thể hơn đó là “tranh chấp quyền sở hữu nhà” hoặc tránh chấp mốc giới ngăn cách thì có thể ghi “tranh chấp quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách nhà đất”.

Cần chú ý, nếu việc xâm phạm sở hữu đến mức độ trở thành tội phạm thì không thụ lý, xét xử vụ án dân sự.

5.2. Tranh chấp về hợp đồng dân sự:

Tranh chấp hợp đồng dân sự là một loại tranh chấp phổ biến mà Tòa ân các cấp phải giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tiễn rất dễ có sự nhầm lẫn về thẩm quyền giải quyết giữà tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự với tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyển của Tòa kinh tế. Vì vậy, có một số lưu ý như sau:

– Về chủ thể: Nếu hai bên tranh chấp hợp đồng đều không có đăng ký kinh doanh thì trãnh chấp đó là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyển của Tòa dân sự.

– Về mục đích lợi nhuận: Mặc dù hai bên có đăng ký kinh doanh nhưng một hoặc cả hai bên ký kết hợp đồng không có mục đích lợi nhuận, thì đó cũng là hợp đồng dân sự. Ngược lại, theo quy định tại tiết b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tốtụng dâri sự năm 2011 thì các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên ký kết hợp đồng đều không có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận thì là vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế (hưống dẫn Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP nói trên là mở rộng về thẩm quyền của Tòa kinh tế so với quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

– Cá nhân, pháp nhân, tổ chức được coi là có đăng ký kinh doanh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh.

– Trường hợp khi ký kết hợp đồng, cả hai bên đều có mục đích Ịợi nhuận nhưng một hoặc hai bên chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi tranh chấp cả hai bên đều đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp này là tranh chấp kinh doanh thương mại, không thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự (xem Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27-5-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

– Cả hai bên đểu có giấy chững nhận đăng ký kinh doanh nhưng một bên hoặc cả hai bên đểu kinh doanh ngoài phạm vi đăng ký kinh doanh và đểu có mục đích lợi nhuận thì cũng không thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự.

– Nếu cả hai bên đều có giấy đăng ký kinh doanh việc vể dân sự thuộc thẩm quyền Tòa dân sự. Chỉ những tranh chấp quyển tác giả, quyển sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ mà một bên hoặc cả hai bên không có mục đích lợi nhuận mối là các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa dân sự. Nếu các bên có tranh chấp đều có mục đích lợi nhuận thì đó là vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa kinh tế. Do đó, các tranh chấp dưới đây nếu một hoặc cả hai bên không có mục đích lợi nhuận sẽ thuộc thẩm quyền Tòa dân sự.

5.3. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rất phong phú; có trường hợp tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất phát từ hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe dẫn đến những thiệt hại về tài sản và thiệt hại về tinh thần; có trường hợp gây thiệt hại về tài sản của chủ sở hữu như hủy hoại, hư hỏng, đánh mất tài sản của chủ sở hữu, hoặc của ngưòi quản lý hợp pháp; có trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại là do nguồn nguy hiểm cao độ, do súc vật, cây côì, do công trình xây dựng gây ra.

Giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có quan hệ hợp đồng, hoặc có quan hệ hợp đồng, nhưng hành vi gây thiệt hại không liên quan đên hợp đồng giữa các bên. Những loại tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền của Tòa án, nhưng cần lưu ý: nếu hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu hình sự thì không thuộc thẩm quyền của Tòa dân sự, mà phải chuyển đơn cho cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền.

5.4. Tranh chấp về thừa kế tài sản:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết đốì vối các tranh chấp về thừa kế như yêu cầu chia di sản do người chết để lại (theo pháp luật hoặc theo di chúc), xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác, yêu cầu buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

Đối với các tranh chấp di sản thừa kế mà thời hiệu khởi kiện đã hết thì không thuộc thẩm quyền Tòa án. Nếu mới nhận đơn khởi kiện thì căn cứ điểm d khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành trả lại đơn khởi kiện. Nếu đã thụ lý thì căn cứ khoản 3 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ. án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu. Nếu chỉ có một phần di sản là hết thời hiệu và một phần di sản còn thời hiệu khởi kiện thì vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Khi giải quyết Tòa án chỉ xem xét, quyết định đối với phần di sản còn thời hiệu. Do không nhận thức đúng vấn đề này nên thời gian qua có một số Tòa án đã trả lại đơn khỏi kiện, không thụ lý giải quyết cậc tranh chấp di sản thừa kế mà một phần di sản còn thời hiệu khởi kiện, một phần di sản thừa kế đã hết thời hiệu là không đúng.