Phụ lục hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất 2023

Từ xưa đến nay, câu thành ngữ “Phi thương bất phú” mà ông cha ta đúc kết là một chân lý sống đã được kiểm nghiệm, chứng minh tự bao đời.

Bởi thế, những năm trở lại đây, không ít người tham gia kinh doanh, thành lập các công ty với nhiều loại hàng hoá, dịch vụ trên mọi phương diện đời sống. Theo đó, hợp đồng nói chung và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nói riêng trở nên vô cùng thông dụng hơn bao giờ hết.

1. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì?

Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất khi chia vốn điều lệ của công ty thành các phần bằng nhau.

Việc sở hữu cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông của công ty cổ phần, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty.

Chuyển nhượng cổ phần là việc người sở hữu hoặc có quyền định đoạt cổ phần chuyển giao quyền sở hữu này cho bên mua, hay còn gọi là bên nhận chuyển nhượng. Giao dịch này chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên bán, đồng thời làm phát sinh quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với bên mua căn cứ trên cổ phần được chuyển nhượng.

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là văn bản ghi nhận lại các thoả thuận của 2 bên khi thực hiện giao dịch mua bán cổ phần.

Hợp đồng này ghi rõ thông tin cần thiết của 2 bên, quyền và nghĩa vụ, giá chuyển nhượng, phương thức thanh toán và các điều khoản đề phòng rủi ro cho cả 2 bên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả 2 liên quan đến giao dịch này.

2. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không?

Trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực áp dụng với những giao dịch liên quan tới bất động sản pháp luật; hoặc các giao dịch liên quan tới động sản có đăng ký quyền sở hữu bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì không ghi nhận việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.

Tuy nhiên, theo các mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần trong các Công ty Cổ phần do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thì việc xác nhận các hợp đồng chuyển nhượng này phải có sự xác nhận bởi ba chủ thể đó là bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng và người uỷ quyền theo pháp luật của công ty.

Vì vậy, hợp đồng này không cần phải công chứng.

3. Các quy định cơ bản về phụ lục hợp đồng

3.1. Hiệu lực của phụ lục hợp đồng

Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bởi vì phụ lục hợp đồng được lập kèm theo hợp đồng, đồng thời, nội dung của phụ lục hợp đồng cũng không được trái với nội dung hợp đồng cho nên hiệu lực hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng.

3.2. Nội dung của phụ lục hợp đồng

Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.

3.3. Số lần tối đa được ký phụ lục hợp đồng

Bộ Luật Dân sự 2015 không quy định về số phụ lục hợp đồng tối đa có thể ký kết, vì thế số lượng sẽ tùy thuộc vào mức độ cụ thể của hợp đồng và tuỳ thuộc vào ý chí của các bên tham gia giao kết.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì riêng đối với hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng, cụ thể:

Điều 5. Sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.

Vì vậy, các bên chỉ được ký kết phụ lục để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động tối đa một lần và đảm bảo không làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết.

4. Phụ lục Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….,ngày…….tháng…….năm

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG VỐN

Số:……./PLHĐCNV

Căn cứ:

-Hợp đồng chuyển nhượng vốn số……./HĐCNV ngày…..tháng….năm……;

-Dựa vào nhu cầu thực tiễn của hai bên.

Hôm nay, ngày……..tháng……..năm…….Tại trụ sở công ty TNHH hai thành viên ………………………..

Chúng tôi gồm:

I.Bên nhận chuyển nhượng phần vốn góp ( Bên A):

Là thành viên góp vốn của công ty TNHH hai thành viên:……………………….

Địa chỉ:………………………………………………….

Ông/Bà:………………………………………………….

Số CCCD:……………….cấp ngày………….tại…………

Địa chỉ thường trú:…………………………………………

SĐT:……………………………………………………….

FAX:………………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………

STK ngân hàng:………………….chi nhánh…………….

II.Bên được chuyển nhượng phần vốn góp ( Bên B):

Là thành viên góp vốn của công ty TNHH hai thành viên:……………………….

Địa chỉ:………………………………………………….

Ông/Bà:………………………………………………….

Số CCCD:……………….cấp ngày………….tại…………

Địa chỉ thường trú:…………………………………………

SĐT:……………………………………………………….

FAX:………………………………………………………

Mã số thuế:………………………………………………

STK ngân hàng:………………….chi nhánh…………….

Hai bên thỏa thuận và kí kết Phụ lục Hợp đồng để bổ sung thêm phần cách tính thuế thu nhập cá nhân vào HĐCNV số….ngày….tháng….năm……

1.Thu nhập từ phần chuyển nhượng góp vốn:

-Trong Phụ lục Hợp đồng này, thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

+ Giá chuyển nhượng là số tiền Bên A nhận được theo Hợp đồng chuyển nhượng vốn số:……/HĐCNV ngày….tháng….năm……

+Giá mua của phần vốn góp chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời gian chuyển nhượng vốn.

Trị giá phần vốn góp tại thời gian chuyển nhượng bao gồm:trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn góp của các lần bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn.

+ Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập, chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tiễn phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo hướng dẫn như:Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng, các khoản chi phí khác có liên quan.

-Thuế suất thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là: 20%

2.Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời gian Bên A chuyển nhượng phần vốn của mình cho Bên B.

3.Bên B tức người nhận phần vốn góp phải hoàn thành thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Phụ lục Hợp đồng bắt đầu có hiệu lực từ ngày hai bên ký và ngày ký được ấn định là ngày…tháng….năm………Phụ lục Hợp đồng này được chia ra làm….bản, Bên A….bản, Bên B….bản.

Đại diện Bên A                                                                 Đại diện Bên B

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com